[GIẢI ĐÁP] Viêm đại tràng có nên ăn bánh mì không?

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
8 Tháng tám 2023

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
428

Bánh mì là một loại thực phẩm quen thuộc, được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, có một số thông tin cho rằng trong bánh mì có chứa gluten có thể làm tổn thương thành ruột, không tốt đối với những người bị viêm đại tràng. Vậy viêm đại tràng nên ăn bánh mì không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Viêm đại tràng có nên ăn bánh mì không?

Bị viêm đại tràng có nên ăn bánh mì hay không?
Bị viêm đại tràng có nên ăn bánh mì hay không?

Vậy viêm đại tràng nên ăn bánh mì không? Trên thực tế, người mắc viêm đại tràng nên hạn chế hoặc kiêng không ăn bánh mì. Trong thành phần của bánh mì có chứa khá nhiều gluten. Đây là chất có công dụng giúp bột mì dẻo, sánh hơn. Tuy nhiên, chất này lại khiến cho thành ruột bị tổn thương và hạn chế khả năng hấp thu dinh dưỡng ở ruột non.

Không chỉ có ở bánh mì, gluten còn có trong một số loại thực phẩm khác như yến mạch, lúa mì, mì ống, các món ăn làm từ bột mì,… Nếu ăn nhiều bánh mì hoặc các loại thực phẩm này, tình trạng bệnh viêm đại tràng sẽ nghiêm trọng hơn, khu vực viêm loét khó lành, tổn thương sâu hơn. Do đó, nếu đang mắc viêm đại tràng bạn nên hạn chế hoặc tốt nhất là không nên ăn bánh mì cũng như thực phẩm có chứa gluten.

Xem thêm: Người mắc viêm đại tràng nên ăn gì để chóng bình phục?

2. Các loại bánh mì tốt cho người bị viêm đại tràng

Nếu bị mắc viêm đại tràng nhưng vẫn muốn ăn bánh mì, người bệnh nên lựa chọn một số loại bánh mì sau:

2.1. Bánh mì hữu cơ

Người bệnh viêm đại tràng có thể ăn bánh mì hữu cơ
Người bệnh viêm đại tràng có thể ăn bánh mì hữu cơ

Đây là loại bánh mì có hàm lượng cám cao, thành phần không chứa các hóa chất, không có chất bảo quản hay chất phụ gia, hàm lượng chất xơ và dinh dưỡng cao, đảm bảo an toàn và chất lượng cho người dùng.

2.2. Bánh mì đen

Loại bánh mì này được chế biến từ bột mì chiết xuất từ hạt lúa mạch đen. Bánh mì đen thường có vỏ cứng và hương vị đậm đà hơn các loại bánh mì thông thường. Loại bánh mì này có rất nhiều lợi ích như: giúp giảm cân, giàu vitamin B, giảm viêm, tốt cho hệ tim mạch.

2.3. Bánh mì nguyên hạt

Trong bánh mì nguyên hạt thường sẽ có hàm lượng gluten ít hơn so với bánh mì thông thường. Cùng với đó, loại bánh này có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất nên rất tốt trong việc hỗ trợ tiêu hóa, giảm táo bón ở người bị viêm đại tràng.

2.4. Bánh mì hạt lanh

Người bị viêm đại tràng có thể sử dụng bánh mì hạt lanh
Người bị viêm đại tràng có thể sử dụng bánh mì hạt lanh

Hay còn có tên gọi khác là bánh mì flaxseed bread. Đây là loại bánh thường dành cho những người ăn kiêng theo chế độ low carb, không có gluten. Điểm đặc biệt là bánh được làm từ hạt lanh – một loại hạt chứa rất ít tinh bột nên hàm lượng gluten thấp, ít đường, giúp hạn chế tình trạng dư thừa glucose. Vì vậy, những người mắc viêm đại tràng cũng có thể ăn loại bánh mì này.

2.5. Bánh mì Ezekiel

Thành phần chính của bánh là các loại ngũ cốc nguyên hạt hữu cơ nảy mầm bao gồm: lúa mì, kê, lúa mạch, lúa mạch đen và 2 loại đậu (đậu nành và đậu lăng). Điểm đặc biệt của loại bánh này là không có đường như bánh mì thông thường. Vì thế, bánh mì Ezekiel có vị ngọt tự nhiên, hàm lượng dinh dưỡng cao mà lại chứa ít calo. Loại bánh này không chỉ phù hợp với những người đang giảm cân, mà còn phù hợp với các bệnh nhân mắc viêm đại tràng, tiểu đường. Chúng vẫn đảm bảo được giá trị dinh dưỡng mà không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của người bệnh.

Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm đại tràng hiệu quả, người bệnh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đặc biệt ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm giàu omega-3, vitamin C và đặc biệt là probiotic. Đây là các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, có nhiều trong các loại sữa chua lên men, thức uống lên men, cải muối,…

Việc bổ sung probiotic qua các loại thực phẩm có thể chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, đặc biệt là những người có vấn đề về hệ tiêu hóa, mắc viêm đại tràng. Vì vậy, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm sản phẩm bổ sung probiotic. Để đạt kết quả tốt nhất, bạn nên lựa chọn sản phẩm có thành phần kết hợp với Prebiotics (dạng FOS), được bào chế theo công nghệ Lab2Pro. Loại sản phẩm này có công dụng hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp tăng cường tiêu hóa, giảm rối loạn tiêu hóa và cải thiện tình trạng tiêu chảy, táo bón, đầy hơi.

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc viêm đại tràng nên ăn bánh mì không? Hy vọng bài chia sẻ đã giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích để việc phòng ngừa và điều trị viêm đại tràng đạt hiệu quả cao. Chúc các bạn luôn có một sức khỏe tốt!

Bài viết liên quan: [GIẢI ĐÁP] Viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không?

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

     

    Để lại một bình luận