Viêm đại tràng không xác định là thuật ngữ được dùng để chỉ các trường hợp mắc bệnh viêm ruột (IBD) khó phân biệt được là viêm đại tràng hay bệnh Crohn. Cùng tìm hiểu về bệnh lý này trong nội dung dưới đây để tránh được những biến chứng nguy hiểm nhé.
1. Viêm đại tràng không xác định là gì?
Viêm ruột là nhóm bệnh lý viêm mãn tính ở ruột, được phân thành 2 loại chính là viêm đại tràng và bệnh Crohn. Các chuyên gia thường dựa vào sự kết hợp của kết quả lâm sàng, mô học, nội soi và X quang để phân biệt. Tuy nhiên, có khoảng 10-15% trường hợp viêm ruột có đặc điểm trùng lặp của cả hai bệnh lý này nên rất khó phân loại, do đó được xếp vào nhóm viêm đại tràng không xác định. Việc chẩn đoán viêm đại tràng không xác định có thể là chẩn đoán tạm thời, người bệnh sẽ được chẩn đoán phân biệt khi theo dõi thêm.
2. Dấu hiệu mắc bệnh viêm đại tràng không xác định
Viêm đại tràng không xác định có các triệu chứng chung cho bệnh viêm ruột và một số triệu chứng khác bao gồm:
- Tiêu chảy
- Mệt mỏi
- Đau quặn bụng
- Phân có lẫn máu
- Giảm cảm giác thèm ăn
- Sụt cân
3. Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng không xác định
Cho đến hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh viêm đại tràng không xác định. Nguyên nhân được các nhà khoa học phỏng đoán là do vấn đề ở hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi hệ thống miễn dịch cố gắng chống lại virus hoặc vi khuẩn xâm nhập, phản ứng miễn dịch bất thường cũng khiến hệ thống miễn dịch tự tấn công các tế bào trong đường tiêu hóa. Ngoài ra thì chế độ ăn uống không lành mạnh và tình trạng căng thẳng, stress cũng là nguy cơ làm tăng nặng tình trạng bệnh.
Bệnh có thể xảy ra do một số yếu tố nguy cơ bao gồm:
- Tuổi tác: Phần lớn những người mắc viêm đại tràng không xác định phát bệnh sớm, được chẩn đoán khi còn trẻ, thường là trước 30 tuổi. Cũng có một số ít người phát bệnh ở độ tuổi 50 – 60.
- Chủng tộc: Người da trắng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất so với các chủng tộc khác.
- Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có người thân như cha mẹ, anh chị em hoặc con cái mắc bệnh thì bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Hút thuốc lá: Đây có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng không xác định.
- Thuốc kháng viêm không steroid: Các thuốc như ibuprofen, naproxen, diclofenac… có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh hoặc làm bệnh trầm trọng hơn ở những người bị viêm đại tràng không xác định.
4. Viêm đại tràng không xác định có nguy hiểm không?
Như đã nói ở trên thì đối tượng mắc bệnh viêm đại tràng không xác định có tuổi khởi phát bệnh trẻ hơn, bệnh lan rộng hơn và tiến triển nặng hơn so với người bệnh viêm loét đại tràng. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như:
- Ung thư đại tràng: Viêm đại tràng không xác định có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng. Do đó mà người bệnh nên hỏi bác sĩ về việc tầm soát ung thư để phát hiện ở giai đoạn sớm.
- Viêm da, mắt và khớp: Ở giai đoạn khởi phát cơn viêm cấp tính, một số rối loạn bao gồm viêm khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp hay tổn thương da như vảy nến, viêm khớp vảy nến và viêm mắt như viêm màng bồ đào có thể xảy ra.
- Viêm đường mật xơ hóa nguyên phát: Đây là 1 bệnh mãn tính, trong đó tất cả đường mật trong và ngoài gan bị viêm, xơ, dẫn đến hẹp đường mật sẽ gây tích tụ mật trong gan và gây tổn thương tế bào gan.
- Xuất hiện các cục máu đông: Có nguy cơ hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch và động mạch của người bệnh.
- Các ảnh hưởng khác: Việc dùng thuốc kéo dài để điều trị viêm đại tràng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, như thuốc corticosteroid có thể làm tăng nguy cơ loãng xương, huyết áp cao…
5. Chẩn đoán viêm đại tràng không xác định bằng cách nào?
Do có đặc điểm trùng lặp của cả bệnh viêm đại tràng và bệnh Crohn nên việc chẩn đoán viêm đại tràng không xác định gặp nhiều khó khăn. Bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp gián tiếp là loại trừ các nguyên nhân khác. Viêm đại tràng không xác định được chẩn đoán thông qua các triệu chứng lâm sàng và kết quả các xét nghiệm cận lâm sàng gồm:
- Nội soi đường ruột/nội soi đại tràng.
- Chụp X quang, chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT).
- Sinh thiết, phân tích mẫu bằng kính hiển vi.
- Xét nghiệm phân.
- Xét nghiệm máu.
Tuy nhiên, chẩn đoán viêm đại tràng không xác định có thể là chẩn đoán tạm thời. Khi theo dõi thêm, các bác sĩ mới có thể chẩn đoán phân biệt, xác định người bệnh mắc viêm loét đại tràng hay bệnh Crohn.
6. Điều trị viêm đại tràng không xác định
6.1. Sử dụng thuốc
Điều trị của bác sĩ phụ thuộc vào chẩn đoán chính xác bệnh lý cụ thể. Sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật, kết hợp với việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống là các phương pháp điều trị được đưa ra với người bệnh viêm đại tràng không xác định. Các loại thuốc thường được sử dụng có:
- Sulfasalazine: Đây là một thuốc kiểm soát viêm hiệu quả.
- Thuốc Aminosalicylate (5-ASA): Đây là nhóm thuốc hiệu quả trong kiểm soát viêm. Các thuốc thường dùng trong nhóm này có Sulfasalazine, Mesalazine, Olsalazine, Balsalazide.
- Thuốc Corticosteroids: Đây là nhóm thuốc kháng viêm có tác dụng toàn thân, được sử dụng để điều trị viêm đại tràng mức độ trung bình hay nặng. Các thuốc thường dùng là prednisolon, budesonide…
- Thuốc điều hòa miễn dịch: Vì viêm đại tràng không xác định là bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch nên dùng các thuốc điều hòa miễn dịch như azathioprine, 6-mercaptopurine, methotrexate… có hiệu quả điều trị đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu.
- Kháng sinh: Các loại kháng sinh thường được sử dụng là metronidazole, ciprofloxacin.
- Thuốc sinh học: Các kháng thể chống lại yếu tố hoại tử khối u (TNF) như infliximab, certolizumab, adalimumab và golimumab rất hữu ích, đặc biệt trong việc ngăn ngừa hoặc làm chậm tái phát sau phẫu thuật.
Người bệnh lưu ý không được tự ý dùng thuốc, cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
6.2. Phẫu thuật
Với trường hợp điều trị kết hợp chế độ ăn uống – lối sống cùng với việc sử dụng thuốc không còn hiệu quả, người bệnh viêm đại tràng không xác định có thể được chỉ định phẫu thuật nhằm loại bỏ phần ruột bị tổn thương nếu các biến chứng nghiêm trọng xảy ra như nghẽn ruột, áp xe hoặc xuất huyết.
7. Lưu ý cho người bệnh viêm đại tràng không xác định
7.1. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống
Người bị viêm đường ruột thường được các chuyên gia tiêu hóa khuyến khích thực hiện chế độ “ăn ít chất tồn dư”. Cụ thể là người bệnh cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, khó tiêu hóa, gây đầy hơi, khó tiêu để có thể giảm số lần đi ngoài với lượng phân ít hơn. Điều này sẽ giúp cho tình trạng đầy hơi, chướng khí, tiêu chảy, co thắt dạ dày được cải thiện. Đồng thời người bệnh cần bổ sung thêm các vitamin cần thiết cho cơ thể, ưu tiên thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Tuy nhiên tùy từng tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về chế độ ăn uống phù hợp nhất.
7.2. Nên ăn gì, kiêng gì?
Người bệnh viêm đại tràng không xác định nên:
- Uống nhiều nước: Người bệnh cần tích cực bổ sung nước mỗi ngày từ 1.5 – 2 lít/ngày để bù lại lượng nước đã mất đi do tình trạng đi ngoài nhiều lần.
- Probiotics: Các loại thực phẩm chứa lợi khuẩn probiotics như sữa chua, men vi sinh… đặc biệt là sản phẩm chứa bào tử Bacillus giúp hình thành lớp màng sinh học bảo vệ lớp viêm loét khỏi các tác nhân gây hại, hỗ trợ phục hồi các vết tổn thương trên niêm mạc đại tràng, từ đó giảm triệu chứng.
- Hoa quả, rau xanh: Đây là nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất thiết yếu trong quá trình phục hồi niêm mạc ruột. Hơn nữa chúng còn có hàm lượng chất xơ dồi dào giúp quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn.
- Các loại cá: Là thực phẩm rất cần có trong thực đơn của người mắc bệnh viêm đại tràng không xác định, cá cung cấp acid amin và chất béo bão hòa tốt cho đường ruột.
- Các loại thịt trắng: Các loại thịt trắng như thịt gà, thịt ngan, thịt ngỗng, cá…dễ tiêu hóa hơn và cung cấp các chất dinh dưỡng tốt cho việc phục hồi đường tiêu hóa ở người bệnh.
Bên cạnh đó người bệnh nên kiêng một số loại thực phẩm để tránh làm tăng nặng các triệu chứng và bệnh tiến triển xấu hơn như:
- Rượu bia, thuốc lá, cà phê: Những thứ này sẽ gây kích thích niêm mạc đại tràng, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
- Thức ăn chế biến sẵn: Các đồ ăn chế biến sẵn thường có một lượng lớn các chất phụ gia có hại, làm tăng nguy cơ mắc bệnh liên quan đến đường ruột.
- Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ và đồ ăn cay nóng: Dù ngon miệng nhưng các món ăn này rất khó tiêu, khiến đường ruột hoạt động quá tải.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Thực phẩm này dễ gây ra triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi…
7.3. Lối sống lành mạnh
Người bệnh không chỉ cần chế độ ăn uống lành mạnh mà còn cần một lối sống tích cực. Người bệnh nên hạn chế căng thẳng, tránh các công việc gây nhiều áp lực thần kinh. Khi stress có thể thư giãn bằng cách tập thiền, hít thở sâu và thả lỏng cơ thể. Hoặc có thể tham vấn bác sĩ tâm lý nếu các biện pháp trên không hiệu quả.
Tập thể dục thường xuyên có khả năng hỗ trợ người bệnh kiểm soát các triệu chứng của viêm đại tràng, đồng thời nâng cao sức khỏe tinh thần. Các chuyên gia khuyến khích người bệnh tham gia các môn thể thao như chạy bộ, bơi lội, yoga… Đặc biệt là yoga đem đến hiệu quả đáng kể vì nó giúp cơ thể thư giãn, cung cấp oxy và tăng lưu thông máu đến hệ tiêu hóa.
Người bệnh có thể chọn dùng men vi sinh trong hỗ trợ điều trị viêm đại tràng và phòng tránh bệnh lý này. Nên chọn men vi sinh có chứa probiotics và prebiotics, được sản xuất bằng công nghệ lab2pro. Đây là công nghệ hiện đại sẽ giúp lợi khuẩn có thể sống tốt trong suốt quá trình tiêu hóa và phát huy tác dụng. Men vi sinh sẽ giúp người bệnh ăn ngon miệng, tránh được các bệnh đường tiêu hóa, hấp thu tốt nhất các dưỡng chất từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày và giúp cải thiện nhanh tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, đặc biệt là viêm đại tràng cấp, mãn tính và viêm đại tràng không xác định.
Viêm đại tràng không xác định là bệnh lý có thể có biến chứng nguy hiểm, do đó người bệnh cần điều trị kịp thời và đúng cách theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để có hiệu quả tốt nhất.
Bài viết liên quan:
- Bệnh viêm bờm mỡ đại tràng: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
- U đại tràng góc gan: Nhận biết đúng để biết cách điều trị
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn