Viêm đại tràng ở trẻ em là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
4 Tháng bảy 2023

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
553

Viêm đại tràng không chỉ xảy ra ở người lớn mà trẻ em cũng là đối tượng có nguy cơ cao mắc căn bệnh này. Bệnh không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ mà còn cản trở sự phát triển của bé. Dưới đây là những thông tin cơ bản về viêm đại tràng ở trẻ em mà ba mẹ không nên bỏ qua.

1. Viêm đại tràng ở trẻ em là gì?

Cũng như ở người lớn, viêm đại tràng ở trẻ em là tình trạng tổn thương lớp niêm mạc lót bên trong ruột già. Bệnh có thể phát triển theo nhiều mức độ khác nhau, từ viêm niêm mạc cho đến tổn thương toàn bộ đại tràng. 

Trẻ có thể mắc viêm đại tràng cấp tính từ khi rất nhỏ. Tuy nhiên, khi mới khởi phát, các triệu chứng bệnh thường không rõ ràng nên bố mẹ không phát hiện bệnh kịp thời. Khi bệnh chuyển thành mãn tính sẽ ảnh hưởng tới việc hấp thu các chất dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ.

Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần trang bị cho mình những kiến thức liên quan đến bệnh viêm đại tràng ở trẻ để chủ động trong việc điều trị cũng như phòng ngừa bệnh cho con.

2. Nguyên nhân khiến trẻ em bị viêm đại tràng

Một số nguyên nhân dẫn đến trẻ em bị viêm đại tràng
Một số nguyên nhân dẫn đến trẻ em bị viêm đại tràng

Hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng ở trẻ là gì. Tuy nhiên, bệnh lý này có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân dưới đây:

2.1. Chế độ ăn uống không hợp lý

Cha mẹ thường sai lầm khi ép con ăn quá nhiều vì sợ trẻ bị thiếu dinh dưỡng phát triển, hay nuông chiều con ăn những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh không tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, khi tới bữa ăn thường cho con chạy nhảy, làm việc khác mà không ngồi một chỗ tập trung ăn sẽ dễ khiến đại tràng cũng như dạ dày của trẻ bị tổn thương. Thực phẩm chế biến cho trẻ không đảm bảo an toàn, hoặc nơi chế biến gần môi trường ô nhiễm cũng là lý do khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng.

2.2. Do nhiễm khuẩn

Đây là nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng và các vấn đề tiêu hóa khác phổ biến nhất ở trẻ. Các vi khuẩn gây bệnh thường gặp như E.coli, Salmonella và Shigella. Trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn thông qua đường miệng như sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thức ăn chưa được nấu chín, đồ ôi thiu, nguồn nước uống bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, thói quen mút tay, gặm đồ chơi, tiếp xúc với vật nuôi,… cũng khiến trẻ bị nhiễm khuẩn.

2.3. Do lạm dụng kháng sinh

Các loại thuốc giảm đau, hạ sốt khi dùng nhiều hoặc không đúng chỉ định sẽ dẫn đến các tác dụng phụ và tổn thương đến đường tiêu hóa của trẻ. Cụ thể, các loại kháng sinh này tiêu diệt vi khuẩn có hại, làm lành ổ viêm loét, nhưng đồng thời cũng tiêu diệt luôn các vi khuẩn có lợi. Sử dụng kháng sinh quá lâu khiến cũng khiến cho vi khuẩn dần nhờn thuốc, đồng thời khiến đại tràng của trẻ yếu đi.

2.4. Căng thẳng, áp lực

Do đặt quá nhiều kỳ vọng vào con, không ít bậc phụ huynh đã đặt theo những áp lực học hành, thi cử lên vai con cái mình. Sự căng thẳng khiến trẻ có nguy cơ dễ mắc viêm đại tràng hơn.

2.5. Di truyền

Theo thống kê, có khoảng 20% các trường hợp viêm đại tràng ở trẻ em bắt nguồn từ yếu tố di truyền. Trẻ sẽ có nguy cơ cao bị viêm đại tràng nếu trong gia đình cũng có người mắc bệnh.

3. Triệu chứng viêm đại tràng ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đại tràng ở trẻ em
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đại tràng ở trẻ em

Triệu chứng viêm đại tràng ở trẻ có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh nhẹ hay nặng. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng bệnh có thể kiểm soát tốt nếu điều trị thích hợp. Dưới đây là những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm đại tràng ở trẻ nhỏ:

  • Trẻ có thể bị đau bụng âm ỉ hoặc đau co thắt ở bụng dưới. Cơn đau thuyên giảm sau khi đi đại tiện.
  • Đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân không thành khuôn, có thể kèm máu hoặc chất nhầy; đôi khi táo lỏng xen kẽ. Có trường hợp trẻ bị táo bón nhiều ngày.
  • Trẻ quấy khóc, chán ăn, biếng ăn, sút cân nhanh, cơ thể suy nhược, da dẻ xanh xao do không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng.
  • Mệt mỏi hay mệt mỏi không rõ nguyên nhân.
  • Thiếu máu hoặc nồng độ sắt thấp.

Khi thấy con có những dấu hiệu trên, ba mẹ cần đưa bé đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và có hướng điều trị thích hợp nhất, tránh để ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

4. Chẩn đoán viêm đại tràng ở trẻ em

Để chẩn đoán bệnh viêm đại tràng, trẻ sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm khác nhau như:

  • Xét nghiệm mẫu phân: Kiểm tra vi khuẩn lạ và ký sinh trùng trong đường tiêu hóa có thể gây tiêu chảy và các vấn đề khác.
  • Nội soi đại tràng: Kiểm tra dấu hiệu bất thường của đại tràng, tìm ra ổ viêm nhiễm.
  • Chụp X-quang: Quan sát vùng bụng hẹp, có vật cản gây tắc nghẽn ruột hoặc các vấn đề liên quan khác bên trong đại tràng của trẻ.
  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra nồng độ hồng cầu, bạch cầu trong máu, nếu thấy nồng độ hồng cầu thấp có thể là thiếu máu, lượng bạch cầu cao có thể do hệ miễn dịch có vấn đề.

5. Biến chứng của viêm đại tràng ở trẻ em

Trẻ em bị viêm đại tràng có gây nguy hiểm gì không?
Trẻ em bị viêm đại tràng có gây nguy hiểm gì không?

Một số biến chứng có thể gặp khi trẻ bị viêm đại tràng:

  • Mất nước do tiêu chảy liên tục.
  • Tắc ruột, chảy máu đại tràng.
  • Không hấp thụ được chất dinh dưỡng dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng.
  • Sức đề kháng kém do sử dụng thuốc điều trị lâu dài

Trẻ còn bé đã bị viêm đại tràng sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới chức năng của đại tràng sau này. Một số trường hợp nghiêm trọng, trẻ mắc bệnh nhưng không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới ung thư, thậm chí là tử vong.

6. Điều trị viêm đại tràng ở trẻ em

Bệnh viêm đại tràng cấp tính ở trẻ em có thể gây nên nhiều biến chứng rất nguy hiểm nếu không được điều trị tốt như phình đại tràng, giãn đại tràng, xuất huyết đại tràng…

Về cơ bản, bệnh có thể được điều trị bằng việc kết hợp sử dụng thuốc với thay đổi trong chế độ ăn uống hằng ngày. Tuy nhiên, sử dụng thuốc tây ở trẻ em cần được cân nhắc kỹ và tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Các phương pháp điều trị viêm đại tràng ở trẻ em
Các phương pháp điều trị viêm đại tràng ở trẻ em

6.1. Sử dụng thuốc điều trị triệu chứng

Sử dụng các loại thuốc Tây được xem là cách nhanh nhất giúp trẻ giảm các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, táo bón,… do viêm đại tràng gây ra. Một số loại thuốc được sử dụng có thể kể đến như:

  • Thuốc chống viêm: Mesalamine, Sulfasalazine…
  • Thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn: Metronidazole, Biseptol, Vancomycine…
  • Thuốc nhuận tràng khi bị táo bón: Bisacodyl, Docusate sodium…
  • Thuốc cầm tiêu chảy: Loperamide…

Việc sử dụng thuốc Tây cho hiệu quả nhanh chóng nhưng dễ gây nhiều tác dụng phụ cho trẻ. Các phụ huynh chỉ sử dụng thuốc cho trẻ khi có sự chỉ định từ bác sĩ.

6.2. Phẫu thuật

Khi việc điều trị nội khoa bằng thuốc không đem lại hiệu quả và đại tràng bị tổn thương nghiêm trọng thì phẫu thuật là phương pháp điều trị tối ưu. Nó làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong và các biến chứng so với điều trị bằng thuốc kéo dài. Đặc biệt, chất lượng cuộc sống và sức khỏe của trẻ sau phẫu thuật cũng được cải thiện rõ rệt.

7. Phòng bệnh viêm đại tràng ở trẻ em

Một vài phương pháp phòng ngừa bệnh viêm đại tràng ở trẻ em hiệu quả
Một vài phương pháp phòng ngừa bệnh viêm đại tràng ở trẻ em hiệu quả

Chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng đối với việc giúp trẻ hồi phục khi điều trị viêm đại tràng cấp tính.

  • Nên cho trẻ ăn các bữa ăn có chất béo và carbohydrate thấp, ví dụ như mì ống, gạo, ngũ cốc nguyên hạt. Khi chế biến nên nấu dưới dạng cháo, súp để trẻ dễ tiêu hóa.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả để giúp làm giảm tình trạng táo bón hiệu quả.
  • Không cho trẻ sử dụng các thực phẩm kích thích đại tràng như: Thức ăn giàu chất béo, đồ tái sống, nước ngọt có ga, nước trái cây đóng lon… Hạn chế các thực phẩm có thể gây ra khí, chẳng hạn như đậu và cải bắp. Đặc biệt, không cho trẻ uống sữa và các chế phẩm từ sữa bởi chúng có đường lactose – một loại đường rất khó tiêu hóa. Ngoài ra, sữa còn chứa nhiều chất đạm, có thể gây dị ứng ở đường ruột, khiến niêm mạc đại tràng sưng phù và tình trạng tiêu chảy tiến triển nghiêm trọng hơn.
  • Cha mẹ không nên ép con mình ăn quá nhiều. Nên chia khẩu phần ăn hằng ngày thành các bữa ăn nhỏ để giảm tải cho đại tràng, giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả và việc hấp thu được các chất dinh dưỡng tốt hơn.
  • Cha mẹ cần tạo cho trẻ một tinh thần thoải mái, không lo lắng, sợ hãi trong quá trình điều trị viêm đại tràng để tránh làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng thêm.
  • Trẻ cần cân bằng giữa thời gian học tập, nghỉ ngơi và vui chơi. Ngoài ra, trẻ cần ngủ đủ giấc và vận động hằng ngày bằng các bài tập nhẹ nhàng để nâng cao sức đề kháng.

Bệnh viêm đại tràng cấp tính kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển thể chất của trẻ em. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng viêm đại tràng ở trẻ, cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám và chữa trị càng sớm càng tốt, phòng tránh bệnh chuyển sang thể mạn tính rất khó điều trị.

Bài viết liên quan: Viêm đại tràng ở người già: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

     

    Để lại một bình luận