Viêm đại tràng sau sinh: Nguyên nhân và cách chữa trị

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
4 Tháng bảy 2023

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
449

Phần lớn chị em sau sinh chưa xây dựng được cho mình chế độ ăn uống khoa học, chế độ sinh hoạt hợp lý, ít vận động khiến cho các chức năng ruột già bị rối loạn, dẫn tới viêm đại tràng. Nếu không điều trị đúng cách, bệnh lý không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ mà còn tác động gián tiếp đến nguồn sữa, làm ảnh hưởng sự phát triển của trẻ.

1. Nguyên nhân gây viêm đại tràng sau sinh

Một vài nguyên nhân phổ biến gây viêm đại tràng sau sinh
Một vài nguyên nhân phổ biến gây viêm đại tràng sau sinh

Một số nguyên nhân phổ biến viêm đại tràng sau sinh như sau:

  • Loạn khuẩn đường ruột: Trải qua quá trình mang thai và đẻ em bé, hệ miễn dịch của mẹ sẽ bị kém đi. Với một sự thay đổi đột ngột của cơ thể, các hormone nhanh chóng điều chỉnh để thích nghi. Điều này làm cho đường ruột bị ảnh hưởng bởi số lượng hại khuẩn được tăng lên, từ đó dẫn đến viêm niêm mạc đại tràng.
  • Thói quen ăn uống không khoa học: Với quan niệm có phần nhầm lẫn nên những mẹ bỉm thường ăn chủ yếu đồ nhiều đạm mà quên rằng chất xơ cũng cần thiết. Do đó làm ảnh hưởng đến đường ruột, gây rối loạn, táo bón,…
  • Chế độ sinh hoạt không hợp lý: Khoảng thời gian chăm sóc cơ thể sản phụ sau sinh cực kỳ quan trọng. Với chế độ sinh hoạt thất thường, ít vận động, chỉ ăn đồ tốt cho sữa sẽ làm hệ thống tiêu hóa hoạt động không hiệu quả, kèm theo đó là các triệu chứng đại tiện táo kết,… 
  • Căng thẳng, lo âu quá độ: Thay đổi nội tiết làm nhiều người không khỏi trầm cảm sau khi sinh, nhẹ thì căng thẳng, lo âu quá độ. Việc căng thẳng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh não-ruột, từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến các hoạt động của ruột, làm rối loạn ruột già.

Bên cạnh đó, không ăn chín uống sôi cũng là một lý do phổ biến. Ngoài ra, mẹ cho con bú bị viêm đại tràng có thể là vì cơ thể mẹ đã nhiễm virus, ký sinh trùng, vi khuẩn,… nào đó. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này, một số trường hợp còn không tìm được cội nguồn mắc bệnh từ đâu.

2. Triệu chứng bệnh viêm đại tràng sau sinh

Viêm đại tràng ở phụ nữ sau sinh được chia làm 2 giai đoạn là viêm đại tràng cấp tính và viêm đại tràng mạn tính. Tùy theo tác nhân gây bệnh mà người bệnh có các dấu hiệu như:

2.1. Dấu hiệu viêm đại tràng cấp tính

Dấu hiệu dễ nhận biết bệnh viêm đại tràng cấp tính
Dấu hiệu dễ nhận biết bệnh viêm đại tràng cấp tính

Viêm đại tràng cấp do lỵ amip

  • Người bệnh đau bụng quặn từng cơn
  • Đi đại tiện liên tục, mỗi lần chỉ có một ít phân
  • Phân có kèm máu và chất nhầy

Viêm đại tràng cấp do lỵ trực khuẩn

  • Sốt
  • Đau bụng
  • Đi ngoài phân lỏng có máu, đi ngoài nhiều lần trong ngày

Do Shigella shiga

  • Số lần đi tiêu không thể đếm được (phân chảy ra theo đường hậu môn, không thành khuôn)
  • Mất nước và chất điện giải nhiều nên người bệnh rất dễ gây trụy tim mạch.

Nguyên nhân khác: Nếu viêm đại tràng cấp do các nguyên nhân khác gây nên, người bệnh có dấu hiệu đau thắt bụng dưới, đau từng đoạn hoặc đau dọc theo khung đại tràng. Có khi thấy cứng bụng, tiêu chảy xảy ra đột ngột, phân toàn nước, cơ thể mệt mỏi, gầy sút nhanh chóng.

2.2. Triệu chứng viêm đại tràng mãn tính

Một vài dấu hiệu dễ nhận biết bệnh viêm đại tràng mãn tính
Một vài dấu hiệu dễ nhận biết bệnh viêm đại tràng mãn tính

Người bệnh viêm đại tràng mãn tính có thể thuộc các thể bệnh như sau:

Thể tiêu lỏng và đau bụng

  • Người bệnh đau bụng từng cơn, buồn đi đại tiện. Cơn đau bụng lan dọc khung đại tràng, nhưng thường ở hố chậu bên trái hoặc bên phải. Sau khi đi tiêu được thì hết đau bụng, cảm giác dễ chịu hơn.
  • Ngày đi tiêu từ 3 – 4 lần, thường đi ngoài vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, sau khi ăn xong.
  • Phân có thể đặc nhưng không thành khuôn. Những lần sau phân lỏng, nhầy, phần lớn các trường hợp là phân nát, phân sống.

Thể táo bón và đau bụng

Người bệnh bị táo bón, phân khô cứng và đau bụng. Thể bệnh này thường gặp ở người lớn tuổi và nữ giới.

Thể táo lỏng xen kẽ

Từng đợt táo bón xen kẽ với tiêu chảy diễn biến nhiều năm. Bụng dễ bị đầy hơi, tuy nhiên thể trạng của người bệnh cũng như sinh hoạt vẫn bình thường.

3. Viêm đại tràng sau sinh có nguy hiểm không? Có nên cho con bú?

Phụ nữ sau sinh bị viêm đại tràng có nguy hiểm không? Có nên cho con bú không?
Phụ nữ sau sinh bị viêm đại tràng có nguy hiểm không? Có nên cho con bú không?

Viêm đại tràng sau sinh không nguy hiểm. Đây là một căn bệnh lành tính, có thể điều chỉnh được thông quá quá trình ăn uống, vận động. Song song, nếu không được phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời, viêm đại tràng sẽ phát sinh biến chứng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ bỉm (ung thư đại tràng, viêm phúc mạc,…).

Thông thường, bác sĩ sẽ đề xuất các biện pháp an toàn, tránh ảnh hưởng đến sữa mẹ. Các biện pháp này giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, từ đó cải thiện các triệu chứng. Mẹ bỉm lúc này thường phải điều chỉnh lại thói quen ăn uống cũng như quá trình sinh hoạt (thư giãn và luyện tập thể dục nhiều hơn), có thể kết hợp một số mẹo tự nhiên để đạt kết quả tốt nhất.

Trong vài trường hợp đặc biệt cần sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ cân nhắc để lựa chọn sản phẩm phù hợp, an toàn cho mẹ và bé. Các loại thuốc này thường ít có khả năng ảnh hưởng đến sữa và đã được chuyên gia kiểm chứng. 

Một số trình trạng bệnh lý nghiêm trọng cần sử dụng thuốc có hoạt tính mạnh thì mẹ bỉm có thể ngưng cho bé bú một thời gian. Tùy vào mức độ mắc bệnh mà bác sĩ sẽ có chỉ dẫn, lời khuyên thích hợp cho người bệnh.

4. Điều trị viêm đại tràng sau sinh như thế nào?

Điều trị viêm đại tràng sau sinh như thế nào để hiệu quả cho mẹ, an toàn cho bé?
Điều trị viêm đại tràng sau sinh như thế nào để hiệu quả cho mẹ, an toàn cho bé?

Để điều trị viêm đại tràng sau khi sinh, mọi người có thể tham khảo nguyên tắc và một vài cách điều trị sau đây.

4.1. Nguyên tắc điều trị

Một số nghiên cứu tính được rằng, từ 5 – 25% phụ nữ sau khi mang thai và sinh con thì gặp vấn đề về đường ruột. Với các bệnh lý này, mọi người luôn phải thận trọng trong quá trình điều trị vì sợ sữa mẹ bị ảnh hưởng và tác động tiêu cực đến em bé. Để tránh điều đó chị em cần phải tuân theo một số nguyên tắc điều trị sau đây:

  • Nếu phải sử dụng thuốc cần làm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Nên ưu tiên thực hiện các biện pháp đơn giản, an toàn trước khi dùng đến thuốc
  • Ưu tiên sử dụng thuốc có tác dụng tại chỗ thay vì có khả năng ảnh hưởng toàn thân
  • Uống thuốc sau khi cho bé bú 15 phút và cho bú lại sau 3 giờ, tính từ thời gian uống gần nhất
  • Nên theo dõi sát sao biểu hiện của cơ thể trong suốt quá trình điều trị. Cần báo ngay với bác sĩ, người cố vấn y tế khi cơ thể mẹ và bé xuất hiện dấu hiệu bất thường: bé chậm tăng cân, mất sữa, sữa mẹ giảm, sữa mẹ có mùi lạ,…

4.2. Cách điều trị viêm đại tràng sau sinh

Tùy theo mức độ bệnh tình mà các cách điều trị cũng khác nhau. Với mức độ nặng cần sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của người có chuyên môn. Với mức độ nhẹ, khuyến khích bệnh nhân tự bồi dưỡng cơ thể tại nhà bằng các cách đơn giản sau:

  • Luyện tập thói quen ăn chín, uống nước đun sôi, tuyệt đối không ăn các món tái, sống, uống nước ngoài ao, hồ, sông, suối
  • Không nên chỉ ăn các thực phẩm bổ, có lợi cho sữa mẹ, nên chú trọng thực phẩm có lợi cho cả sức khỏe của mẹ 
  • Xây dựng thực đơn hợp lý, đầy đủ chất xơ, vitamin, khoáng chất từ rau, củ quả,… và đảm bảo đủ 2500-3000 calo/1 ngày
  • Tránh xa các món ăn thô cứng, chứa nhiều muối, chất béo bão hòa, món ăn chứa gia vị cay nóng
  • Nên món ăn mềm, dễ chia nhỏ thành nhiều bữa ăn và sử dụng ít gia vị
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày 
  • Không nên sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất có chứa caffeine và nước ngọt có gas
  • Luyện tập thói quen ăn chậm nhai kỹ và rửa tay trước khi ăn
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên
  • Mát-xa bụng bằng tinh dầu nóng để lưu thông máu
  • Sử dụng công thức mật ong, nghệ và nước ấm cho mỗi buổi sáng
  • Dùng các món ăn có lợi cho đường ruột như trứng chiên lá mơ lông, củ cải trắng – thịt nạc lợn,..

5. Phòng ngừa bệnh viêm đại tràng sau sinh

Cách phòng ngừa bệnh viêm đại tràng ở phụ nữ sau khi sinh hiệu quả
Cách phòng ngừa bệnh viêm đại tràng ở phụ nữ sau khi sinh hiệu quả

Để phòng ngừa sau sinh bị viêm đại tràng, chị em cần lưu ý một số điểm sau:

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

  • Thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn thực phẩm ôi thiu.
  • Hạn chế thực phẩm lên men, thực phẩm còn tươi sống như gỏi cá, tiết canh….
  • Bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh, trái cây vào thực đơn hàng ngày
  • Nên chia nhỏ làm nhiều bữa trong ngày, không nên ăn quá no vào buổi tối.
  • Tập trung ăn chậm, nhai kỹ, không nên vừa ăn vừa nói chuyện hay xem tivi.
  • Không dùng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê, các chất chua cay và những thức ăn chiên

Chế độ sinh hoạt lành mạnh

  • Cần cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, mệt mỏi.
  • Thường xuyên vận động thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao sức khỏe
  • Tránh sử dụng kháng sinh kéo dài
  • Nên rửa tay trước khi ăn, tẩy giun sán 6 tháng/lần
  • Nên khám định kỳ 6 tháng/1 lần để phát hiện sớm bệnh, điều trị kịp thời.

Viêm đại tràng sau sinh là bệnh lý dễ mắc phải nhưng cũng dễ điều trị. Chỉ cần biết được cách điều trị đúng, kịp thời thì đại tràng sẽ được chữa lành và phục hồi. Có thể bắt đầu chuyển hóa tình trạng bằng hành động đổi thực đơn, vận động nhiều hơn,… Nhưng nếu bệnh tình vẫn không cải thiện cần gặp ngay bác sĩ để được tư vấn và thăm khám kỹ càng.

Bài viết liên quan: Viêm đại tràng khi mang thai: Làm gì để thai nhi khỏe mạnh?

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

     

    Để lại một bình luận