Viêm đại tràng sôi bụng là một trong những tình trạng bệnh lý về đường tiêu hóa gặp ở nhiều người. Khi bị bệnh, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón, và đặc biệt là sôi bụng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và sức khỏe của người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra viêm đại tràng sôi bụng? Cách xử lý như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.
1. Nguyên nhân gây viêm đại tràng sôi bụng
Viêm đại tràng sôi bụng là một trong những dạng viêm đại tràng gây ra nhiều biểu hiện khó chịu như đau bụng, đầy hơi và đặc biệt là tiếng sôi bụng khiến người bệnh cảm thấy ngượng ngùng, không tự tin trong giao tiếp với người khác. Âm thanh sôi bụng phát ra do sự kết hợp của thức ăn và dịch tiêu hóa trong ống tiêu hóa. Tuy nhiên, viêm đại tràng sôi bụng không chỉ do một nguyên nhân duy nhất gây ra mà còn có thể do các lý do sau:
- Đường ruột quá nhạy cảm.
- Thói quen ăn uống không lành mạnh như ăn quá nhanh, không nhai kỹ, ăn xong vận động mạnh hoặc đi nằm ngay,…
- Sử dụng bia rượu và chất kích thích thường xuyên.
- Nạp quá nhiều đồ ăn gây chướng bụng như khoai tây, ngũ cốc, hành tỏi,…
- Mắc các bệnh lý về đường ruột như viêm ruột, viêm đại tràng co thắt,…
- Tâm lý căng thẳng, stress kéo dài.
- Thói quen thức khuya khiến đại tràng phải co bóp liên tục, hoạt động quá công suất gây tổn thương, viêm loét.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng góp phần làm gia tăng tình trạng này, ví dụ như: thuốc điều trị táo bón, thuốc chữa nhiễm khuẩn,…
2. Dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng sôi bụng
Để nhận biết mình có bị viêm đại tràng sôi bụng hay không, bạn hãy chú ý các biểu hiện dưới đây nhé.
- Trung tiện nhiều lần.
- Ruột sôi sục, phát ra âm thanh óc ách.
- Căng chướng bụng, tức bụng hoặc có cảm giác bị đau nhói… nhất là sau khi mới ăn xong hoặc khi muốn đi đại tiện.
- Rối loạn tiêu hóa, táo bón lẫn tiêu chảy,… Khi đại tiện có thể gặp tình trạng có dịch mủ hay chất nhầy kèm theo.
- Đau quặn thắt hay đau theo từng cơn kèm theo các triệu chứng muốn đi đại tiện.
- Một số trường hợp sẽ gặp tình trạng chán ăn, mệt mỏi, suy nhược,… nặng hơn có thể gây sốt, sụt cân, thiếu máu trầm trọng.
3. Viêm đại tràng sôi bụng có nguy hiểm không?
Viêm đại tràng sôi bụng không chỉ gây ra những cơn đau, tiếng “ùng ục” ở bụng khó chịu mà còn gây ra vô số phiền toái trong sinh hoạt và những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, cụ thể:
Xuất huyết đại tràng: Khi niêm mạc đại tràng bị viêm loét nặng, đại tràng sẽ bị xuất huyết ồ ạt, gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.
- Thủng đại tràng: Tình trạng này xảy ra khi các vết loét ăn sâu vào lớp niêm mạc đại tràng mà không có biện pháp can thiệp, lâu dần sẽ khiến đại tràng bị thủng và nguy cơ bệnh nhân tử vong cũng rất cao.
- Rối loạn tiêu hóa: Viêm đại tràng sôi bụng kéo dài còn có thể làm rối loạn chức năng tiêu hóa của cơ thể và gây ra các vấn đề liên quan đến đường ruột như tiêu chảy, táo bón.
- Ung thư đại tràng: Nếu không được chăm sóc y tế kịp thời, bệnh viêm đại tràng kéo dài sẽ có nguy cơ kích hoạt các tế bào ung thư phát triển, gây nên ung thư đại tràng.
Vì vậy, việc phát hiện sớm và chữa trị bệnh viêm đại tràng sôi bụng kịp thời là rất quan trọng, giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
4. Biện pháp điều trị viêm đại tràng sôi bụng
Các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng sôi bụng sẽ gây khó chịu, phiền toái cho người bệnh, làm giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh cần kết hợp sử dụng các phương pháp chữa trị Tây y và Đông y giúp giảm đau, giảm viêm và tăng sức đề kháng của cơ thể. Ngoài ra, việc ăn uống và nghỉ ngơi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh đại tràng.
4.1. Dùng thuốc tây
Với phương pháp sử dụng thuốc tây, các bác sĩ sẽ khám, chẩn đoán và biết rõ nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra các loại thuốc phù hợp với từng bệnh nhân. Một số loại thuốc tây phổ biến được sử dụng để điều trị viêm đại tràng sôi bụng đó là:
- Ciprofloxacin giúp cải thiện rối loạn tiêu hóa
- Loperamide, Vinacode để trị tiêu chảy
- Spasmaverine, Actapulgite, Pepto-Bismol để chống co thắt
- Beano, Gas – X, Simethicone, Carbophos để giảm đầy hơi
Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý đến tác dụng phụ của thuốc Tây trong quá trình điều trị viêm đại tràng sôi bụng. Ngoài việc có tác dụng chấm dứt các triệu chứng của bệnh nhanh chóng, thuốc cũng có thể gây tái phát bệnh và ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng quan trọng như gan, thận hay dạ dày. Vì vậy, người bệnh nên thận trọng và tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để có được kết quả tốt nhất, tránh tác dụng phụ không mong muốn.
4.2. Mẹo dân gian giảm sôi bụng khi viêm đại tràng
Người bệnh mắc viêm đại tràng sôi bụng cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian ngay tại nhà để giảm sôi bụng và các triệu chứng khác. Điểm mạnh của các phương pháp này là đơn giản, dễ thực hiện và chi phí thấp. Một số bài chữa viêm đại tràng sôi bụng theo dân gian phổ biến là:
- Bài thuốc từ củ nghệ: Người bệnh có thể xay nghệ đã phơi khô thành bột, cho vào lọ kín để bảo quản và dùng dần mỗi ngày. Mỗi lần dùng, bạn lấy 3 thìa cà phê bột nghệ pha với 1 thìa mật ong và khoảng 100 ml nước sôi để nguội. Ngày uống 3 lần sau khi ăn.
- Bài thuốc từ lá ổi: Chuẩn bị một nắm lá ổi đem rửa sạch và cho vào giã nát để lọc lấy nước cốt uống hoặc có thể đem sắc với 3 bát nước, lấy khoảng 1 chén nước uống.
- Bài thuốc từ vừng đen: Đem một nắm hạt vừng đen giã nhỏ, nấu chín như nấu bột rồi pha vào 1 thìa cà phê mật ong. Mỗi ngày uống 2 lần.
Tuy nhiên, cần lưu ý nếu triệu chứng không giảm hoặc nặng hơn, người bệnh nên ngừng áp dụng các mẹo này, tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ để chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp hơn.
4.3. Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt
Để xử lý dứt điểm viêm đại tràng sôi bụng, người bệnh cần thay đổi thói quen ăn uống: nên ăn chậm và nhai kỹ thức ăn, tránh nạp quá nhiều đồ ăn gây chướng bụng, hạn chế sử dụng bia rượu và chất kích thích.
Ngoài ra, đối với những người có tâm lý căng thẳng, nên tìm cách giảm stress và tập thể dục để giảm căng thẳng. Nếu bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị triệu chứng, nên tìm hiểu các tác dụng phụ của thuốc và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Bằng việc áp dụng những phương pháp trên, bệnh nhân mắc viêm đại tràng sôi bụng sẽ có thể giảm bớt các triệu chứng khó chịu và giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường hơn.
Trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về viêm đại tràng sôi bụng. Hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về bệnh lý này, cũng như nắm được các phương pháp điều trị bệnh và có thể áp dụng hiệu quả.
Bài viết liên quan:
- Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ: Nguyên nhân và điều trị
- Bệnh viêm đại tràng giả mạc là gì? Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
- Viêm đại tràng sigma là gì? Triệu chứng và cách điều trị
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn