Viêm đại tràng vi thể: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
11 Tháng tám 2023

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
369

Viêm đại tràng vi thể là một bệnh lý đường ruột phổ biến, đặc biệt ở những người trưởng thành. Tình trạng này thường gây ra các triệu chứng tiêu chảy mãn tính và khó tiêu, nhưng không có biến đổi nào đáng kể về hình dạng và kích thước của đại tràng. Đây là một bệnh lý khó chẩn đoán và điều trị, đòi hỏi chuyên môn cao từ các bác sĩ. Việc chẩn đoán sớm sẽ giúp bạn được điều trị chính xác và hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Những điều cần biết về viêm đại tràng vi thể
Những điều cần biết về viêm đại tràng vi thể

1. Thế nào là viêm đại tràng vi thể?

Viêm đại tràng vi thể là một dạng bệnh lý đường ruột xảy ra do sự sưng tấy và nhiễm trùng ở ruột già. Các triệu chứng chính của bệnh gồm tiêu chảy mạn tính, đau bụng, đầy hơi, sụt cân, buồn nôn, đi tiêu không tự chủ và mất nước. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn khi chẩn đoán bệnh này đó là vùng viêm quá nhỏ, mắt thường hay nội soi không thể nhìn thấy được mà phải kiểm tra thông qua kính hiển vi.

Viêm đại tràng vi thể được chia thành hai dạng chính là: viêm đại tràng collagenviêm đại tràng tăng lympho bào. Khi soi dưới kính hiển vi, bệnh nhân bị viêm đại tràng collagen sẽ thấy mô đại tràng có lớp collagen dày, còn bệnh nhân bị viêm đại tràng tăng lympho bào thì sẽ nhận thấy có nhiều bất thường ở tế bào bạch cầu lympho trong mô đại tràng.

2. Nguyên nhân gây ra viêm đại tràng vi thể

Bệnh viêm đại tràng vi thể xảy ra do đâu?
Bệnh viêm đại tràng vi thể xảy ra do đâu?

Bệnh viêm đại tràng vi thể là một bệnh lý khá phổ biến ở cả nam và nữ, tuy nhiên, nữ giới và người ở độ tuổi 50 – 70 có nguy cơ cao hơn đối với bệnh này. Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng vi thể có thể do:

  • Sử dụng một số loại thuốc làm kích ứng niêm mạc ruột già.
  • Mắc một số bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch.
  • Niêm mạc ruột già bị kích ứng do độc tố của virus hoặc vi khuẩn.

Ngoài ra, một số yếu tố như hút thuốc, các bệnh liên quan đến rối loạn tự miễn và dùng một số loại thuốc như paracetamol, aspirin, acarbose, ibuprofen, carbamazepine cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng vi thể. Việc phát hiện sớm bệnh và tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh rất quan trọng để đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

3. Triệu chứng nhận diện bệnh

Dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm đại tràng vi thể
Dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm đại tràng vi thể

Triệu chứng điển hình của viêm đại tràng vi thể là tình trạng tiêu chảy mãn tính không kèm theo máu ở trong phân. Hiện tượng này có thể thành từng đợt và thường kéo dài trên 4 tuần.

Người bệnh thường xuyên có cảm giác phải đi ngoài ngay hoặc không tự chủ trong đại tiện và khi đại tiện thì đi phân toàn nước. Nếu bệnh nặng, có trường hợp đi ngoài tới trên 15 lần/ngày và thường tiêu chảy vào ban đêm.

Mặc dù đi ngoài ra nước nhiều như vậy nhưng người bệnh lại ít khi bị rối loạn điện giải, mất nước nặng hay có biến chứng. Tuy nhiên, việc tiêu chảy nhiều và kéo dài lại ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh.

Bên cạnh đó, viêm đại tràng vi thể còn gây ra những cơn đau quặn bụng dễ nhầm lẫn với hội chứng ruột kích thích. Ở giai đoạn bệnh tiến triển, cơn đau bụng có thể ở mức nặng hoặc trung bình. Chính vì đau bụng và tiêu chảy quá nhiều nên 50% bệnh nhân bị sút cân, gầy trông thấy.

Ngoài những triệu chứng trên đây thì người bệnh cũng có thể bị: nôn mửa, buồn nôn, đầy hơi,…

4. Yếu tố nguy cơ nào gây ra bệnh viêm đại tràng vi thể?

Yếu tố nguy cơ gây ra hiện tượng viêm đại tràng vi thể
Yếu tố nguy cơ gây ra hiện tượng viêm đại tràng vi thể

Những yếu tố sau sẽ làm tăng nguy cơ đối với bệnh viêm đại tràng vi thể:

  • Giới tính và độ tuổi: nữ giới có khả năng mắc bệnh cao hơn nam giới, người ở độ tuổi 50 – 70 cũng có nguy cơ cao hơn đối với bệnh lý này.
  • Hệ thống miễn dịch có vấn đề: các trường hợp mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm giáp tự miễn, celiac,… gây rối loạn tự miễn nên dễ bị viêm đại tràng vi thể.
  • Hút thuốc nhiều: nhiều nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa việc hút thuốc với bệnh viêm đại tràng vi thể, nhất là ở độ tuổi 16 – 44.
  • Một số loại thuốc mà việc dùng nó sẽ có khả năng tăng nguy cơ đối với bệnh viêm đại tràng vi thể là: paracetamol, aspirin, acarbose, ibuprofen, carbamazepine,…

5. Chẩn đoán viêm đại tràng vi thể

Các biện pháp chẩn đoán viêm đại tràng vi thể
Các biện pháp chẩn đoán viêm đại tràng vi thể

Để chẩn đoán bệnh viêm đại tràng thể vi, các bác sĩ thường sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó nội soi đại tràng là một bước quan trọng nhất. Nội soi đại tràng giúp bác sĩ quan sát tổn thương niêm mạc đại tràng và sinh thiết nhiều mảnh ở các đoạn đại tràng.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể thực hiện soi hậu môn và tràng Sigma. Phương pháp này tương tự như nội soi đại tràng, nhưng chỉ quan sát ở một số đoạn nhất định của đại tràng. Khi lấy mẫu sinh thiết tại các đoạn đại tràng, việc lấy 2 mảnh mẫu tại mỗi đoạn có thể giúp chẩn đoán mô bệnh chính xác hơn.

Ngoài nội soi đại tràng, các bác sĩ cũng có thể sử dụng các xét nghiệm bổ sung khác để chẩn đoán bệnh viêm đại tràng vi thể, ví dụ:

  • Phân tích mẫu phân giúp loại trừ nguyên nhân gây tiêu chảy do nhiễm trùng.
  • Xét nghiệm máu giúp tìm ra dấu hiệu thiếu máu hoặc nhiễm trùng.
  • Nội soi sinh hóa trên và sinh thiết giúp loại trừ bệnh celiac.

Cùng với đó, bác sĩ cũng sẽ khai thác thêm về lịch sử bệnh lý, tiền sử gia đình, sử dụng thuốc, phẫu thuật, xạ trị, hoặc các yếu tố liên quan như chế độ ăn kém dung nạp và dị ứng để giúp chẩn đoán chính xác, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

6. Điều trị viêm đại tràng vi thể

Các biện pháp điều trị viêm đại tràng vi thể
Các biện pháp điều trị viêm đại tràng vi thể

Điều trị viêm đại tràng vi thể sẽ phụ thuộc vào mức độ và tần suất của triệu chứng. Nếu triệu chứng không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể tự điều trị bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và ngừng sử dụng các loại thuốc gây ra triệu chứng. Bệnh nhân nên ăn ít chất béo và ít chất xơ, không sử dụng sản phẩm sữa, gluten hoặc cả hai để tránh triệu chứng tệ hơn, tránh sử dụng caffein và đường. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể kê đơn cho bệnh nhân một số loại thuốc khác để điều trị bệnh lý nền.

Nếu triệu chứng tiếp tục kéo dài và trở nặng, bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc như thuốc chống tiêu chảy, thuốc ngăn chặn acid mật, thuốc steroid, thuốc ức chế hệ thống miễn dịch, thuốc ức chế TNF,…

Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên thay đổi thói quen sinh hoạt bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tốt cho tiêu hóa, ăn thực phẩm mềm và dễ dàng tiêu hóa, tránh đồ ăn cay, thực phẩm chế biến sẵn và uống đủ nước.

Nếu các biện pháp trên không giúp triệu chứng của bệnh nhân thuyên giảm, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng. Tuy nhiên, đây là một biện pháp cuối cùng và chỉ được đề nghị trong những trường hợp nghiêm trọng.

Bài viết trên đã tổng hợp những thông tin cơ bản như nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị bệnh viêm đại tràng vi thể. Hy vọng rằng, bài chia sẻ đã giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức hữu ích, từ đó biết cách bảo vệ sức khỏe của bản thân thật tốt!

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

     

    Để lại một bình luận