Viêm đường tiết niệu có lây không? Phòng ngừa thế nào?

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
10 Tháng năm 2024

Lần cập nhật cuối:
30 Tháng năm 2024

Số lần xem:
195

Viêm đường tiết niệu có lây không? Đây là một trong những thắc mắc được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về căn bệnh này. Dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết về câu hỏi trên. Đồng thời, bài viết còn chia sẻ đến độc giả một số biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm trùng tiết niệu hiệu quả.

1. Viêm đường tiết niệu có lây không?

Bệnh viêm đường tiết niệu có khả năng lây nhiễm hay không?
Bệnh viêm đường tiết niệu có khả năng lây nhiễm hay không?

Xét về bản chất, viêm đường tiết niệu không thuộc nhóm bệnh có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguyên nhân và vị trí viêm nhiễm thì bệnh vẫn có mức độ lây nhiễm nhất định. Bệnh viêm đường tiết niệu không phải là bệnh lây lan qua đường tình dục. Nhưng nếu bệnh nhân quan hệ tình dục không an toàn thì khả năng lây nhiễm rất cao.

Nhiều người lo lắng khi sử dụng chung nhà vệ sinh, bồn cầu có thể lây viêm đường tiết niệu. Theo nghiên cứu, xác suất lây nhiễm bệnh viêm tiết niệu thông qua việc sử dụng chung bồn vệ sinh rất khó xảy ra. Trên lý thuyết, vi khuẩn E.Coli sẽ trú ngụ trên bệ bồn cầu sau đó xâm nhập từ mông và tiến đến các bộ phận sinh dục để gây viêm nhiễm. Tuy nhiên, trong thực tế, tỷ lệ lây nhiễm qua con đường này gần như bằng không.

2. Cách nhận biết tình trạng viêm đường tiết niệu

Các dấu hiệu nhận biết viêm đường tiết niệu bao gồm:

Cách nhận biết khi bị lây nhiễm viêm đường tiết niệu
Cách nhận biết khi bị lây nhiễm viêm đường tiết niệu

2.1. Đối với nữ giới

  • Tiểu buốt, lắt rắt liên tục, cảm giác tiểu không hết.
  • Lượng nước thải ra rất ít, thậm chí là gần như không có. Người bệnh cảm thấy đau tức vùng bụng dưới và khu vực xương chậu lúc đi tiểu.
  • Nước tiểu đổi màu, có mùi hôi và nồng. Trường hợp nặng có thể tiểu lẫn máu.
  • Có thể bị đau vùng hố thắt lưng và bụng dưới. Cảm giác này thường xuất hiện khi cơ thể đã bị nhiễm trùng nặng.
  • Người bệnh sẽ bị sốt mức độ từ sốt nhẹ đến sốt cao lạnh run, thường xuyên nôn ói. Tuy nhiên triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn nên cần theo dõi thêm.

2.2. Đối với nam giới

Tỷ lệ mắc viêm đường tiết niệu ở nam giới thấp hơn nữ giới do khác biệt về cấu tạo của niệu đạo. Vì thế, khi nam giới bị viêm đường tiết niệu thường kèm theo các yếu tố nguy cơ như sỏi đường tiết niệu, hẹp niệu quản, bàng quang thần kinh,… các triệu chứng thường gặp như:

  • Tiểu rắt, tiểu buốt, tăng số lần đi tiểu bất thường trong ngày.
  • Nước tiểu đổi màu, có mùi hôi nồng, có thể lẫn máu hoặc mủ.
  • Xuất hiện các cơn đau tức, kéo dài ở vùng hạ vị.
  • Khi bệnh trở nặng, dương vật sẽ bị ngứa ngáy hay căng tức. Đầu dương vật xuất hiện mủ, có mùi hôi.
  • Tình trạng viêm nhiễm nặng còn gây rối loạn giấc ngủ, rét run, môi khô, gương mặt tiều tụy, hốc hác.

3. Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu

Bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là do người bệnh có lối sống sinh hoạt không lành mạnh hoặc chăm sóc vệ sinh sai cách… Sau đây là 4 nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh lý này:

3.1. Vi khuẩn E.Coli

Chị em bị lây viêm đường tiết niệu có thể là do vi khuẩn E.Coli
Chị em bị lây viêm đường tiết niệu có thể là do vi khuẩn E.Coli

Vi khuẩn E.Coli là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Theo thống kê, có đếm 80% trường hợp mắc bệnh đều xuất phát từ nguyên nhân này. E.Coli sau khi xâm nhập vào đường tiết niệu sau đó sinh sôi phát triển trong niệu đạo, bàng quang… và gây viêm nhiễm.

3.2. Quan hệ tình dục không an toàn

Quan hệ tình dục không an toàn cũng là nguyên nhân thường gặp gây lây nhiễm căn bệnh này. Những trường hợp quan hệ không sử dụng bao cao su, quan hệ qua đường hậu môn… tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Trong quá trình giao hợp, vi khuẩn từ bộ phận sinh dục bị đưa đến bàng quang. Chúng sẽ phát triển và gây ra tình trạng viêm trùng đường tiểu.

Bên cạnh đó, vi khuẩn E.Coli xâm nhập vào cơ thể gây tổn thương tiết niệu còn dẫn đến những căn bệnh khác như lậu, giang mai… Thế nên, hãy áp dụng những biện pháp an toàn trước và sau khi quan hệ để tránh trường hợp lây nhiễm.

3.3. Vệ sinh vùng kín sai cách

Vệ sinh vùng kín sai cách khiến chị em bị nhiễm trùng đường tiết niệu
Vệ sinh vùng kín sai cách khiến chị em bị nhiễm trùng đường tiết niệu

Vệ sinh cá nhân đặc biệt bộ phận sinh dục không cẩn thận cũng tăng nguy cơ mắc bệnh đường tiết niệu. Khi vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn nhanh chóng phát triển, lây lan và gây ra tình trạng nhiễm trùng từ bên trong ở các bộ phận như niệu quản, niệu đạo, bàng quang.

Ở nữ giới, khả năng lây nhiễm thương cao hơn so với nam giới. Bởi cấu trúc niệu đạo theo phương thẳng đứng, khoảng cách từ đường niệu đạo đến hậu môn ngắn. Cấu trúc sinh lý này tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Thế nên, những người có thói quen thụt rửa vùng kín quá sâu là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.

3.4. Nhịn tiểu

Thói quen nhịn tiểu rất có hại cho sức khoẻ và tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu nước tiểu bị ứ đọng trong bàng quang quá lâu, vi khuẩn sẽ có thời gian để phát triển lây lan và gây viêm nhiễm từ bên trong.

4. Nguy cơ gây nhiễm trùng đường tiểu

Nguy cơ lây nhiễm và mắc bệnh viêm đường tiết niệu
Nguy cơ lây nhiễm và mắc bệnh viêm đường tiết niệu

Do đặc điểm cấu trúc sinh học của cơ quan niệu đạo, nên nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới. Theo thống kê có hơn 50% nữ giới đã từng bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Tỷ lệ tái phát ở căn bệnh này lên đến 20 – 30%. Nguy cơ gây ra bệnh viêm nhiễm đường niệu đạo có thể xuất phát từ các yếu tố sau:

  • Vệ sinh chăm sóc vùng kín không đúng cách.
  • Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh.
  • Quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với tần suất cao và thường xuyên thay đổi bạn tình.
  • Một số bệnh lý: sỏi thận, tiểu đường, nhiễm trùng máu.
  • Cơ thể đang đặt ống thông tiểu.
  • Tác dụng phụ từ việc sử dụng thuốc hóa trị hoặc xạ trị để điều trị bệnh ung thư.
  • Tình trạng bí tiểu hoặc không tự chủ trong tiểu tiện.

5. Phòng ngừa lây nhiễm viêm đường tiết niệu

Cách phòng ngừa lây nhiễm bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu
Cách phòng ngừa lây nhiễm bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

Bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu rất dễ tái phát đi phát lại và khó trị dứt điểm. Bên cạnh đó, căn bệnh này còn có khả năng để lại nhiều di chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, việc thực hiện các biện phòng tránh để bảo vệ sức khỏe cực kỳ cần thiết:

  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ và cẩn thận. Khi vệ sinh nên rửa từ trước ra sau để tránh mang vi khuẩn từ hậu môn lên niệu đạo.
  • Cố gắng không nhịn tiểu, nên đi vệ sinh ngay khi có cảm giác và làm trống hoàn toàn bàng quang của bạn mỗi lần sau khi đi tiểu.
  • Áp dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn như sử dụng bao cao su, vệ sinh vùng kín sau khi giao hợp…
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng những thức uống có cồn hoặc caffeine.
  • Tránh sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ chứa cồn, hóa chất, hương liệu hoặc các chất tẩy rửa mạnh.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc viêm đường tiết niệu có lây không cũng như chia sẻ một số vấn đề liên quan. Hy vọng với những thông tin trên, bạn có thể áp dụng vào thực tế để thực hiện các biện pháp phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả.

Bài viết liên quan: Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không? Cần phải làm gì?

Nguồn tham khảo

  • [1] Urinary Tract Infections. https://kidshealth.org/en/teens/uti.html
  • [2] Is a urinary tract infection contagious? https://www.medicalnewstoday.com/articles/325992

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA NỮ VƯƠNG NEW CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA

    Để lại một bình luận