Viêm đường tiết niệu sau sinh có thể xảy ra với một số chị em, vì thế ở giai đoạn này vừa phải chăm sóc trẻ vừa lo lắng vì bệnh lý này dễ làm ảnh hưởng đến tâm lý của chị em. Cùng tìm hiểu cách điều trị và phòng viêm đường tiết niệu sau sinh được chia sẻ trong nội dung sau.
1. Viêm đường tiết niệu sau sinh là gì?
Viêm đường tiết niệu sau sinh là tình trạng thường diễn ra trong vài ngày hoặc vài tuần sau khi sinh. Do quá trình sinh nở có những đặc thù nhất định nên đối với những phụ nữ cần sinh bằng phương pháp sinh mổ sẽ có nhiều khả năng bị nhiễm trùng hơn những phụ nữ sinh thường.
Nhiễm trùng đường tiết niệu được hiểu đơn giản là tình trạng các bộ phận của hệ tiết niệu như: thận, niệu quản, bàng quan bị vi khuẩn tấn công. Trong đó, vi khuẩn dễ tấn công nhất đó chính là E.Coli.
Thông thường, tình trạng nhiễm khuẩn sẽ xuất hiện ở khu vực đường tiết niệu dưới (bàng quang và niệu đạo). Sau đó, vi khuẩn sẽ di chuyển theo đường niệu đạo, xâm nhập lên thận và gây viêm thận cấp tính hoặc mãn tính. Đặc biệt, do niệu đạo của phụ nữ có cấu tạo ngắn, nên phụ nữ sẽ có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu hơn nam giới rất nhiều.
2. Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu sau sinh
Theo các chuyên gia, một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm đường tiết niệu ở phụ nữ sau sinh đó là:
- Trong quá trình chuyển dạ, các bộ phận như cơ sàn chậu, dây chằng, dây thần kinh và cơ bụng hoạt động quá mức dẫn đến chấn thương và bị mất chức năng. Đó chính là lúc nước tiểu dễ dàng thất thoát ra ngoài và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, xâm nhập vào đường tiết niệu và gây ra tình trạng nhiễm trùng.
- Trong giai đoạn mang thai, sinh nở những thay đổi của cơ thể cũng có thể khiến cho bàng quan bị mất trường lực, gây ứ nước. Điều này sẽ khiến cho nước tiểu bị trào ngược lên niệu quản và lưu lại khu vực này. Đó cũng là điều kiện thuận lợi khiến vi khuẩn dễ dàng sinh sôi.
- Đối với những mẹ sinh thường áp lực khi em bé chào đời có thể khiến bàng quang bị tác động và gây tê liệt tạm thời. Còn đối với những trường hợp sinh mổ, sản phụ sẽ cần thực hiện gay mê dẫn đến sự kém linh hoạt của bàng quang. Cùng với đó, tình trạng sưng đau của tầng sinh môn cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng bài tiết và khiến cho sản phụ dễ bị viêm đường tiểu.
- Một nguyên nhân khác khiến phụ nữ sau sinh dễ bị viêm đường tiết niệu đó chính là khoảng thời gian bạn đường đặt ống thông tiểu. Nếu ống thông cọ xát hay làm xước da cũng sẽ có thể gây nhiễm trùng, bởi đây là khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước tiểu và vi khuẩn ở hậu môn.
- Một số nguyên nhân khác: tâm lý sợ hoặc kiêng cữ nên không tắm rửa, vệ sinh vùng kín…
3. Đang cho con bú có thể dùng thuốc không?
Theo các chuyên gia, hiện nay có rất nhiều các sản phẩm thuốc kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu khá an toàn và rất ít tác dụng phụ nên vẫn có thể kê cho mẹ sau sinh đang cho con bú. Tuy nhiên, không phải toàn bộ các trường hợp viêm đường tiết niệu đều phải điều trị bằng thuốc. Cụ thể, bạn có thể tham khảo các cách điều trị viêm đường tiết niệu cho phụ nữ sau sinh dưới đây.
4. Điều trị viêm đường tiết niệu sau khi sinh
4.1. Trường hợp viêm đường tiểu nhẹ
Với những sản phụ bị viêm đường tiểu ở mức độ nhẹ, các mẹ sau sinh có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:
- Uống nhiều nước mỗi ngày để cơ thể nhanh chóng đào thải vi khuẩn ra khỏi hệ bài tiết.
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm ngăn chặn vi khuẩn và các vi sinh vật gây hại ra khỏi hệ bài tiết như: nam việt quất, cam, quýt…
- Vệ sinh vùng kín đúng cách bằng các chất tẩy rửa dịu nhẹ.
- Thay băng vệ sinh thường xuyên để hạn chế sản dịch ứ đọng.
- Chọn loại trang phục thoáng mát, ngăn vi khuẩn phát triển.
- Cần thận trọng khi quan hệ tình dục trong giai đoạn này, chị em nên vệ sinh sạch sẽ ngay sau đó.
4.2. Trường hợp viêm đường tiểu nặng
Với những trường hợp viêm đường tiểu chuyển biến nặng hơn sau sinh, các bác sĩ có thể sẽ kê một số loại thuốc như: hạ sốt, giảm đau, tiêu viêm. Cùng với đó là nhóm kháng sinh phổ rộng beta lactam có thể chỉ định cho sản phụ đang bị viêm đường tiểu sau sinh mà không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
Thông thường, đối với trường hợp nhiễm trùng không có biến chứng, các mẹ chỉ cần sử dụng thuốc kháng sinh khoảng 2-3 ngày là đỡ. Trường hợp nếu nhiễm trùng nặng, người bệnh sẽ cần dùng thuốc khoảng 14 ngày hoặc lâu hơn nữa theo khuyến cáo từ bác sĩ.
Hiện nay trên thị trường có một số sản phẩm thực phẩm chức năng an toàn với thành phần là 100% tự nhiên gồm Immune Gamma và các thảo dược giúp cân bằng độ pH trong môi trường âm đạo, chống viêm, tăng đề kháng, đẩy nhanh tốc độ lành vết thương. Chị em có thể tham khảo để sử dụng trong quá trình điều trị viêm đường tiết niệu sau sinh.
Như vậy, viêm đường tiết niệu sau sinh là tình trạng thường gặp, nhưng có thể chữa khỏi hoàn toàn mà không có ảnh hưởng nào đến mẹ và bé. Do đó, khi phát hiện mình có triệu chứng viêm đường tiết niệu sau sinh, các mẹ không nên lo lắng mà cần đi khám ngay để kịp thời điều trị.
Bài viết liên quan: Vì sao chị em dễ bị viêm đường tiết niệu khi mang thai
Nguồn tham khảo
- [1] Postpartum urinary tract infection by mode of delivery: a Danish nationwide cohort study. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5857667/
- [2] Postpartum Urinary Tract Infections (UTI). https://www.whattoexpect.com/first-year/postpartum-health-and-care/bladder-urination-difficulties-postpartum/
- [3] Do You Have a Urinary Tract Infection (UTI) Postpartum? https://soteria.co.nz/postpartum-care/urinary-tract-infection-uti/
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA NỮ VƯƠNG NEW CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA