Bệnh viêm họng nhiễm khuẩn thường bùng phát khi thời tiết chuyển mùa. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh viêm họng do vi khuẩn có thể có nguy cơ nhiễm trùng tai, viêm xoang, sốt thấp khớp… Vậy nên điều trị bệnh lý này thế nào an toàn, hiệu quả nhất?
1. Viêm họng do nhiễm khuẩn là gì?
Viêm họng do nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn streptococcus pyogenes (liên cầu khuẩn nhóm A). Vi khuẩn này sau khi xâm nhập vào họng sẽ gây nhiễm khuẩn ở amidan hoặc niêm mạc họng với những biểu hiện điển hình như đau họng đột ngột, sốt, khó nuốt,… Bệnh lý này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên 5 – 15 tuổi. Những người có hệ miễn dịch suy yếu hay mắc phải căn bệnh này hơn.
2. Con đường lây truyền viêm họng nhiễm khuẩn
Viêm họng do nhiễm khuẩn có thể lây lan từ người bệnh sang người khác qua các con đường sau:
- Do tiếp xúc gần với người bị viêm họng nhiễm khuẩn khi họ ho hoặc hắt hơi.
- Do dùng chung thức ăn, nước uống với người bệnh viêm họng do nhiễm khuẩn.
- Do tay chạm vào các đồ vật có liên cầu khuẩn đang tồn tại như tay nắm cửa, mặt bàn, ghế, bàn phím máy tính,… rồi đưa lên mắt, mũi, miệng.
3. Triệu chứng viêm họng nhiễm khuẩn
Viêm họng nhiễm khuẩn có thể được nhận biết qua các dấu hiệu, triệu chứng điển hình sau:
3.1. Sốt
Vi khuẩn liên cầu thường khiến người bệnh sốt cao, đặc biệt là trẻ em có thể sốt trên 38 độ C. Một số trường hợp người bệnh lại không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ.
3.2. Sưng hạch cổ
Người bệnh không chỉ bị vi khuẩn tấn công vào niêm mạc họng và amidan mà còn có thể bị sưng đau hạch bạch huyết ở cổ. Đây là nơi chứa tế bào bạch cầu – tế bào có nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn. Người bệnh có thể dùng tay sờ thấy rõ hạch cổ sưng, cứng, nổi rõ trên da.
3.3. Đau họng
Cơn đau họng do nhiễm khuẩn rất dữ dội và dai dẳng, nặng hơn rất nhiều so với viêm họng do virus. Người bệnh có thể đau họng làm khó nuốt, chán ăn, buồn nôn và nôn mửa mỗi khi ăn.
3.4. Xuất hiện đốm trắng trong họng
Trong họng có thể thấy hình thành các vết đốm hoặc vệt trắng do sự phát triển và nhân lên số lượng nhanh chóng của vi khuẩn liên cầu. Người bệnh sẽ cảm thấy đau rát, ngứa họng khó chịu. Những đốm trắng này có thể lan rộng, xuất hiện khắp niêm mạc họng và amidan.
3.5. Phát ban
Triệu chứng này thường xảy ra ở trẻ em, trẻ có hiện tượng phát ban ở vùng cổ hoặc ngực. Phát ban toàn thân thường báo hiệu tình trạng viêm họng nhiễm khuẩn nặng, nên người bệnh cần được theo dõi, điều trị tích cực.
3.6. Triệu chứng khác
Ngoài các triệu chứng này thì người bệnh viêm họng do vi khuẩn có thể gặp một số triệu chứng toàn thân khác nhưng không điển hình như khó thở, đau cứng cơ, đau dạ dày, nước tiểu đậm màu,…
Nếu thấy có triệu chứng nước tiểu đậm màu, cần đưa người bệnh đi thăm khám, kiểm tra có bị biến chứng viêm thận do liên cầu khuẩn hay không.
4. Biến chứng của viêm họng do nhiễm khuẩn có thể gặp phải
Nếu người bệnh viêm họng do vi khuẩn không được điều trị kịp thời, đúng cách thì có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe như biến chứng là liên cầu khuẩn có thể đi vào máu, tới tim và các cơ quan khác trong cơ thể người bệnh, dẫn đến nhiễm trùng tai, viêm xoang, viêm amidan… và biến chứng nghiêm trọng nhất của viêm họng do vi khuẩn là sốt thấp khớp (ảnh hưởng tới khớp và van tim), viêm cầu thận,… Do đó khi người bệnh thấy có các dấu hiệu dưới đây thì nên đi khám bác sĩ ngay để tránh biến chứng:
- Đau họng kèm sưng hạch bạch huyết
- Đau họng trên 48 tiếng
- Đau họng kèm sốt trên 38 độ C ở trẻ lớn hoặc sốt trên 48 tiếng
- Đau họng kèm phát ban
- Khó thở hoặc khó nuốt, kể cả nuốt nước bọt
- Sốt kèm đau khớp, thở gấp và phát ban
- Nước tiểu đậm màu hơn 1 tuần sau khi đau họng là trường hợp biến chứng nghiêm trọng vì thận bị sưng do vi khuẩn.
5. Điều trị viêm họng nhiễm khuẩn bằng thuốc
5.1. Nhóm thuốc kháng sinh
Các loại thuốc kháng sinh được sử dụng chủ yếu trong điều trị viêm họng nhiễm khuẩn để giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và ngăn ngừa biến chứng. Người bệnh có thể dùng thuốc viên hoặc thuốc tiêm. Các thuốc thường được sử dụng gồm:
- Nhóm thuốc beta-lactamin: Amoxicillin kết hợp với axit clavulanic, cephalexin, ceftriaxone…
- Nhóm thuốc macrolid: Clarithromycin, erythromycin, azithromycin…
5.2. Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt
Thuốc paracetamol, aspirin thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng do viêm họng gây ra như sốt, đau họng, khó nuốt.
5.3. Nhóm thuốc kháng viêm NSAID
Ibuprofene, diclophenac… có thể được sử dụng để làm giảm các triệu chứng viêm như sưng, nóng, đỏ, đau do viêm họng gây ra.
5.4. Nhóm thuốc kháng viêm
Thuốc corticosteroid (prednisolon, dexamethason, betamethason…) thường được sử dụng trong điều trị viêm họng nặng.
5.5. Dung dịch súc miệng
Các dung dịch được dùng để súc miệng thường có các thành phần chất kháng khuẩn, kháng viêm và chất gây tê cục bộ có tác dụng giảm đau và loại bỏ vi khuẩn ra khỏi miệng.
5.6. Thuốc viên ngậm trị đau họng
Thuốc này trong thành phần thường có chứa kháng sinh, kháng khuẩn, kháng viêm và chất gây tê cục b, thường có tác dụng giảm đau và trị nhiễm khuẩn miệng, họng.
Khi sử dụng thuốc cần lưu ý:
- Không sử dụng thuốc aspirin cho trẻ em vì có thể gây ra hội chứng Reye (dạng bệnh lý não – gan) rất nguy hiểm;
- Không sử dụng thuốc giảm đau aspirin, nhóm thuốc corticosteroid và nhóm thuốc kháng viêm non-steroid cho bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày – tá tràng;
- Khi sử dụng thuốc kháng sinh, người bệnh cần tuân thủ đúng thời gian của phác đồ điều trị, tránh tự ý ngừng thuốc vì sẽ gây ra nguy cơ đề kháng kháng sinh sau này;
- Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để tránh gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng thuốc.
Người bệnh viêm họng do nhiễm khuẩn có thể chọn dùng thêm sản phẩm xịt họng thảo dược để hỗ trợ điều trị hiệu quả. Đây là bộ sản phẩm có thành phần thảo dược an toàn sử dụng hàng ngày để xịt rửa và dùng hỗ trợ điều trị khi bị viêm mũi họng. Xịt họng sẽ có tác dụng tại chỗ, dùng để xịt họng, giảm sưng đau ngứa rát họng, giúp giảm viêm họng, viêm amidan, thanh quản. Phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn. Làm dịu cải thiện các triệu chứng của khô họng, viêm loét miệng – họng, tổn thương niêm mạc miệng, nhiệt miệng. Ngăn ngừa các vấn đề như viêm nướu, viêm chân răng, viêm loét miệng,…
Xịt họng có thành phần chứa 100% thảo dược, gồm: Xuyên tâm liên, Hoàng liên, Hoàng cầm, Bách bộ, Xạ can, Húng chanh nên rất an toàn, có thể xịt nhiều lần trong ngày (hơn liều chỉ định) và dùng thường xuyên, lâu dài. Sản phẩm dùng được cho trẻ em trên 1 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú.
6. Phòng ngừa viêm họng nhiễm khuẩn như thế nào?
Viêm họng do nhiễm khuẩn gây nên bởi vi khuẩn liên cầu nhóm A và dễ lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh qua đường không khí, qua thói quen dùng chung đồ dùng, ăn uống chung… Nên để phòng ngừa viêm họng nhiễm khuẩn nên lưu ý:
- Tay là bộ phận dễ tiếp xúc với rất nhiều vật dụng mà vật dụng đó có thể chứa vi khuẩn liên cầu nhóm A gây viêm họng nhiễm khuẩn. Nên rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi hắt hơi, sổ mũi, sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, sau khi tiếp xúc với dịch tiết của người nghi mắc bệnh,
- Nên che miệng khi ho.
- Không nên dùng chung đồ dùng, không nên ăn uống chung vì có thể vi khuẩn đang ẩn náu chờ tấn công.
- Nên súc họng và rửa mũi bằng nước muối hàng ngày.
- Tăng cường sức đề kháng nhờ chế độ ăn nhiều hoa quả, nhất là hoa quả chứa Vitamin C sẽ giúp tăng cường sức đề kháng.
Trên đây là những thông tin quan trọng liên quan đến bệnh viêm họng do nhiễm khuẩn. Hi vọng qua bài viết này mọi người có thể nắm rõ hơn về tình trạng của bản thân cũng như tìm được cách điều trị phù hợp nhất.
Bài viết liên quan:
- Các thể viêm họng thường gặp và cách phân biệt
- Bị viêm họng hạt là do đâu? Điều trị như thế nào hiệu quả?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn