Viêm họng hạt là bệnh lý cần có chế độ ăn uống khoa học để có thể đảm bảo cơ thể vẫn hấp thu được đầy đủ chất dinh dưỡng mà lại không làm tổn thương niêm mạc cổ họng. Vậy, người bị viêm họng hạt nên ăn gì, uống gì và cần kiêng những loại thực phẩm nào?
1. Kiêng gì khi bị viêm họng hạt?
1.1. Thức ăn khô cứng

Loại thực phẩm đầu tiên những người bị viêm họng hạt cần tránh đó chính là các loại thức ăn khô cứng. Cụ thể như: lương khô, kẹo lạc, bánh mì,… Đây đều là những loại thực phẩm có khô, cứng, có nhiều góc cạnh nên có thể gây tổn thương đến vùng niêm mạc và cảm giác khó chịu trong quá trình nhai, nuốt.
1.2. Thức ăn cay nóng, nhiều gia vị
Tiếp theo đó là những loại đồ ăn có vị cay nóng hay được chế biến quá nhiều gia vị. Bởi các loại thức ăn này có thể gây kích thích niêm mạc cổ họng, khiến người bệnh cảm thấy nóng rát, xót cổ họng. Thêm vào đó, đây cũng là các loại thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa và có thể khiến bệnh viêm họng hạt diễn biến nặng hơn.
1.3. Thực phẩm chứa nhiều axit
Tương tự như các loại thực phẩm cay nóng, thực phẩm chứa nhiều axit như: chanh, dấm, me, các đồ muối chua (dưa, cà,…) đều là những thực phẩm có thể kích thích và ăn mòn niêm mạc họng. Do đó bệnh nhân bị viêm họng hạt cần tránh dùng các loại thực phẩm này trong thời gian bị bệnh.
1.4. Thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ

Loại thực phẩm tiếp theo mà người bị viêm họng hạt nên kiêng đó chính là những loại thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ. Đây không chỉ là những loại đồ ăn làm tăng nguy cơ gây ung thư, mà các loại đồ ăn này còn khiến dạ dày hoạt động nhiều hơn, dẫn đến các bệnh lý liên quan như: trào ngược dạ dày, tiêu hóa,…
1.5. Đồ ngọt, đồ chứa nhiều đường
Các loại đồ ngọt cũng nằm trong danh sách cần kiêng đối với người đang bị viêm họng hạt. Bởi khi cơ thể dung nạp quá nhiều đường có thể khiến cho hệ miễn dịch hoạt động kém và giảm khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Bên cạnh đó, khi người bệnh ăn quá nhiều đồ ngọt thì dịch nhầy cũng tiết ra nhiều hơn dẫn đến khó chịu và khiến tình trạng bệnh lâu khỏi
1.6. Đồ ăn, đồ uống lạnh
Những người bị viêm họng hạt vốn dĩ đã có niêm mạc cổ họng mong manh và dễ tổn thương. Do đó, các loại đồ ăn và uống lạnh như nước đá, kem,… sẽ khiến cổ họng của bạn vô cùng khó chịu và sưng đau.
1.7. Thực phẩm tái sống

Các món tái sống như: sashimi, hàu sống, nem chua,… thường chứa rất nhiều vi khuẩn. Do đó bạn chỉ nên ăn khi có sức khỏe tốt. Còn đối với những người bị viêm họng hạt khi sức đề kháng đã suy yếu, không có khả năng tiêu diệt đã loại vi khuẩn từ thức ăn tái sống thì không nên sử dụng.
1.8. Các món ăn có tính chất đặc, tắc
Nhóm thực phẩm này bao gồm: súp khoai tây, các loại sốt có bột đao, lòng đỏ trứng,.. Đây là nhóm thực phẩm có thể gây nghẹn cổ họng dẫn đến kẹt lại thức ăn bên trong đối với những người bị viêm họng hạt. Do vậy, cổ họng sẽ cần hoạt động liên tục đẩy thức ăn, tuy nhiên thức ăn vẫn có thể bị vướng lại gây ra ho và khiến tình trạng bệnh thêm tệ.
1.9. Thực phẩm chứa arginine
Thực phẩm chứa arginine có thể kể đến như: hạnh nhân, socola, lúa mì, bơ, nho,… Đây là nhóm có khả năng hỗ trợ virus và vi khuẩn phát triển. Do đó người bị viêm họng hạt cần kiêng để tránh nhiễm trùng.
1.10. Đồ uống có ga, rượu, bia, cafe

Các loại đồ uống có ga, rượu, bia, cafe luôn là thực phẩm cần kiêng khi bạn bị bệnh, nhất là khi bạn bị viêm họng hạt. Các loại đồ uống này có thể gây kích ứng niêm mạc cổ họng và làm gia tăng các triệu chứng ho, có đờm, khàn tiếng và nuốt khó.
1.11. Hút thuốc lá, thuốc lào, thuốc lá điện tử,…
Cuối cùng đó chính là các loại chất kích thích như thuốc lá, thuốc lào, thuốc lá điện tử,… Chúng có thể khiến niêm mạc cổ họng bị tổn thương và làm thể trạng bạn tệ đi trông thấy.
2. Viêm họng hạt nên ăn, uống gì?
2.1. Thực phẩm giàu vitamin

Một số loại thực phẩm giàu vitamin mà người viêm họng hạt cần bổ sung trong thực đơn đó chính là:
- Vitamin A & E: đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo và làm lành niêm mạc bị tổn thương. VItamin A & E có trong: cà rốt, xoài, thịt bò, kiwi, quả bơ, măng tây,…
- Vitamin C để hỗ trợ tăng đề kháng cho cơ thể có trong: cam, dâu tây, bông cải xanh, đu đủ,…
2.2. Ăn nhiều rau xanh, món trơn mát
Trong rau xanh có chứa lượng nước, vitamin và khoáng chất rất cần thiết để tiêu viêm, làm dịu niêm mạc họng, loãng đờm và hỗ trợ người bị viêm họng hạt mau lành bệnh. Đặc biệt ở những loại rau xanh có tính trơn, mát người bị viêm họng hạt sẽ dễ ăn hơn bởi sẽ không gây cọ xát với cổ họng.
2.3. Thực phẩm giàu Protein (đạm)
Protein có trong thực phẩm hàng ngày giúp cơ thể giữ chức năng tăng trưởng và sửa chữa các mô trong cơ thể. Đặc biệt chất đạm còn rất hữu ích trong việc hình thành kháng thể, giúp bảo vệ cơ thể ra khỏi những khuẩn và virus gây bệnh.
2.4. Thực phẩm chứa kẽm

Kẽm là một trong những nguyên tố vi lượng có tác dụng trong việc tăng đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể. Do đó, người bị viêm họng hạt rất cần bổ sung các loại thực phẩm chứa kẽm để tăng miễn dịch, hỗ trợ hàn gắn vết thương và giúp cơ thể mau hồi phục.
2.5. Thực phẩm có tính kháng viêm
Các loại thực phẩm có tính kháng viêm có thể kể đến như: gừng, tỏi, bạc hà, kinh giới,… Đây đều là những loại gia vị giúp làm tăng hương vị rất tuyệt vời cho món ăn hàng ngày của bạn. Bên cạnh đó, với những người bị đau họng hạt, các loại thực phẩm này còn có công dụng sát trùng và ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
2.6. Trứng
Trứng là một trong những loại thực phẩm giàu hàm lượng protein. Bên cạnh đó, trứng cũng rất dễ chế biến thành các món ăn dạng mềm để người bị viêm họng hạt dễ dàng nhai nuốt mà không gây khó chịu khu vực cổ họng.
2.7. Mật ong

Mật ong nổi tiếng là loại thực phẩm có chất chống oxy há, sát khuẩn cao. Do đó, người bị viêm họng hạt rất nên sử dụng mật ong để làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm họng hạt. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là không nên sử dụng mật ong quá nhiều trong ngày.
2.8. Gan bò
Gan bò có chứa rất nhiều dưỡng chất như protein, kẽm, lysine,… giúp tăng đề kháng, tiêu diệt virus, vi khuẩn và các tác nhân gây viêm họng hạt.
2.9. Giấm táo
Tiếp theo, giấm táo cũng là một trong trong những loại thực phẩm có khả năng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn vô cùng tốt. Thêm vào đó, sử dụng giấm táo còn giúp cơ thể tăng đề kháng nên rất có lợi đề ngừa bội nhiễm.
2.10. Đồ ăn mềm ấm

Bệnh nhân bị viêm họng hạt có cổ họng dễ tổn thương nên họ sẽ cần ăn những đồ ăn mềm và ấm để giảm sự khó chịu cho khu vực cổ họng. Người bệnh có thể tham khảo một số món ăn mềm, có đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình.
2.11. Bổ sung nước cho cơ thể: nước lọc, nước trái cây, trà thảo dược
Người bị viêm họng hạt thường đi kèm các triệu chứng sốt, mệt mỏi, mất nước,… Do đó, mỗi ngày người bệnh cần bổ sung 1,5 lít đến 2 lít nước mỗi ngày để hạn chế tình trạng mất nước. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bổ sung thêm một vài loại nước ép, sinh tố để tăng cường dưỡng chất hay các loại trà thảo mộc để giúp cổ họng dễ chịu hơn.
3. Lưu ý trong chế độ ăn uống của người mắc viêm họng hạt

Những lưu ý người viêm họng hạt cần chú ý trong chế độ ăn đó là:
- Tính chất thức ăn: lựa chọn các loại thức ăn mềm, ấm, trơn, mát dễ nhai nuốt.
- Dưỡng chất trong thức ăn: đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu vitamin, kẽm, protein,…
- Gia vị trong thức ăn: bổ sung các loại gia vị có tính kháng viêm, không sử dụng các loại gia vị cay, nóng.
- Chú ý các thực phẩm dễ gây dị ứng: tránh sử dụng các loại thực phẩm mà cơ thể dị ứng, hay các thực phẩm lạ.
- Cấp đủ nước cho cơ thể: uống đủ nước mỗi ngày.
- Các thực phẩm kích thích niêm mạc cổ họng: không sử dụng đồ ăn, đồ uống lạnh, các chất kích thích,…
4. Lưu ý trong sinh hoạt đối với người viêm họng hạt

Để bệnh nhanh khỏi và không lây sang các thành viên khác trong gia đình, người bệnh cần lưu ý:
- Tuân thủ nghiêm túc chế độ ăn uống và kiêng khem khi bị viêm họng hạt.
- Dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế sử dụng giọng nói, nói to, hét,… tránh dùng chất kích thích hay hút thuốc lá để quá trình phục hồi nhanh chóng hơn.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc cách bệnh về hô hấp.
- Giữ vệ sinh môi trường sống và làm việc, có thể sử dụng máy tạo độ ẩm không khí khi thời tiết hanh khô.
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng hằng ngày, súc họng bằng nước muối pha loãng hoặc bằng nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
- Giữ ấm cơ thể và cổ họng khi thời tiết lạnh, giao mùa.
- Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, và trong môi trường ô nhiễm, bụi bẩn.
- Uống nhiều nước ấm để cổ họng bớt khô và giúp loãng đờm.
- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác để tránh lây bệnh.
Bên cạnh đó, để hạn chế các triệu chứng khó chịu của viêm họng hạt, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm xịt họng lành tính được chiết xuất từ các loại thảo dược tự nhiên như: Xuyên tâm liên, Hoàng liên, Hoàng cầm, Bách bộ, Xạ can, Húng chanh, Cỏ ngọt, Mật ong, tinh dầu bạc hà,… Cách thành phần này giúp sản phẩm xịt họng có công dụng tốt trong giảm sưng đau họng, giảm ho và ngứa họng, cải thiện các tổn thương niêm mạc miệng, nhiệt miệng. Ngăn ngừa các vấn đề: viêm nướu, viêm chân răng, viêm loét miệng… Đặc biệt, sản phẩm có thể sử dụng cho trẻ trên 12 tháng tuổi.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “Viêm họng hạt nên ăn gì?”. Hãy ghi nhớ các loại thực phẩm mà người viêm họng hạt cần tránh và nên sử dụng trong thời gian bị bệnh để nhanh khỏi nhé.
Bài viết liên quan:
- Khám viêm họng hạt ở đâu Hà Nội và TP HCM uy tín, chất lượng
- 6 nhóm thuốc chữa viêm họng hạt được sử dụng phổ biến hiện nay
- [Giải đáp] Có nên đốt viêm họng hạt không?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn