Viêm họng nổi hạch là dấu hiệu cho thấy bệnh đã có chuyển biến xấu mà bạn không nên chủ quan. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây nên tình trạng này để biết điều trị đúng cách nhé.
1. Viêm họng nổi hạch là bệnh như thế nào?
Viêm họng nổi hạch được coi là một trong những triệu chứng của bệnh viêm họng. Tuy đây là triệu chứng khá hiếm gặp nhưng khi đã xuất hiện thì có thể là bệnh đang chuyển biến xấu.
Hạch là một tổ chức lympho, tác dụng lưu trữ và sản sinh các tế bào bạch cầu cùng các kháng thể, chống lại các tác nhân gây hại. Hạch nổi lên là biểu hiện cơ thể đang chống lại vi khuẩn, virus. Thông thường hạch sẽ lặn sau vài ngày, hạch bị xơ hoá sẽ không thể nhỏ lại, luôn tồn tại ở vị trí nổi và đây là dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng rất nguy hiểm.
Các vị trí viêm họng nổi hạch thường thấy:
- Viêm họng nổi hạch sau tai.
- Viêm họng nổi hạch ở cổ.
- Đau họng nổi hạch dưới hàm.
2. Viêm họng gây nổi hạch do đâu?
Viêm họng nổi hạch không hay gặp và bệnh viêm họng hạt có thể gây nổi hạch, đây là một trong những triệu chứng của bệnh lý viêm họng mãn tính. Khi họng bị virus hoặc vi khuẩn xâm nhập và tấn công, các tổ chức lympho sẽ được hình thành giúp lưu giữ, sản sinh bạch cầu và các kháng thể kháng để bảo vệ cơ thể.
Khi tình trạng viêm khuẩn nặng, cấu trúc của tế bào lympho này bị vỡ ra khiến hạch nổi to lên để sản sinh kháng thể. Do đó, hiện tượng nổi hạch chỉ xuất hiện khi tình trạng viêm nhiễm đã chuyển sang giai đoạn nặng. Ngoài ra nếu cơ thể mệt mỏi và căng thẳng, suy nhược dẫn tới sức đề kháng yếu cũng có thể là nguyên nhân viêm họng nổi hạch. Tình trạng này có thể xảy ra do một số nguyên nhân sau:
- Trẻ dưới 12 tuổi bị nhiễm siêu vi.
- Hiện tượng nhiễm trùng bước sang giai đoạn mãn tính khiến các hạch họng bị sưng.
- Người bệnh bị ung thư hạch khi khối hạch có tế bào ung thư hoặc ung thư ở các cơ quan khác di căn sang.
3. Biểu hiện của chứng viêm họng gây nổi hạch
Người bệnh viêm họng nổi hạch sẽ thấy có nhiều triệu chứng khác tương tự với bệnh lý viêm họng như:
- Bị đau, rát, ngứa cổ họng.
- Họng của người bệnh cảm giác có dị vật.
- Xuất hiện những cơn ho khan hoặc ho có đờm kéo dài.
- Các triệu chứng tăng nặng khi người bệnh nhai hoặc nuốt.
- Người bệnh viêm họng hạt nổi hạch có biểu hiện sốt.
Người bệnh cần lưu ý đến các vị trí nổi hạch vì với bệnh lý viêm họng nổi hạch, các hạch bạch huyết thường xuất hiện tại các vị trí sau:
- Nổi hạch sau tai hoặc ở một hoặc hai bên gáy.
- Nổi hạch ở cổ.
- Hạch nổi dưới cằm hoặc dưới hàm.
- Các hạch bạch huyết này sẽ biến mất khi hết tình trạng nhiễm trùng. Một số ít trường hợp các hạch bị xơ hóa không thể nhỏ lại và sẽ ở nguyên vị trí nổi. Nếu các hạch có dấu hiệu xơ hóa, người bệnh cần đến bệnh viện kiểm tra để tầm soát ung thư hạch.
4. Bị viêm họng nổi hạch có nguy hiểm không?
Viêm họng nổi hạch có nguy hiểm hay không thì còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng này. Nếu hạch do bệnh lành tính thì hạch sẽ biến mất chỉ sau vài ngày chữa trị. Nhưng nếu bệnh kéo dài và ngày càng nặng, thì có thể là hệ quả của các bệnh nguy hiểm:
- Viêm họng do virus và vi khuẩn: Vi khuẩn có thể gây biến chứng tới các cơ quan khác như tai, tim, mũi, phổi,… nếu bệnh viêm họng không được điều trị kịp thời và tình trạng này sẽ có biểu hiện gây cản trở sinh hoạt và cuộc sống.
- Viêm amidan: Viêm amidan có biểu hiện gần giống với viêm họng. Người bệnh sẽ thấy họng sưng đau rát, khàn tiếng, sốt cao, nổi hạch cổ do amidan nằm trước đường thở.
- Sởi, Rubella: Căn bệnh này nguy hiểm hơn cảm, viêm họng rất nhiều và có thể gây ra các biến chứng về mắt, hệ thần kinh như viêm não, viêm phổi. Nếu không được phát hiện sớm sẽ để lại hệ quả khôn lường.
- Nhiễm trùng tai, răng: Bạn sẽ thấy nổi hạch phía sau tai hoặc cổ khi bị viêm tai, nhiễm trùng tai hay răng. Nếu không được điều trị sẽ gây khó khăn trong việc nhai nuốt, cùng đau đớn vùng cơ hàm.
- Ung thư tuyến giáp: Nổi hạch cổ là một trong những biểu hiện nổi trội của u tuyến giáp. Người bệnh sẽ thấy cảm giác nghẹn, khàn tiếng như biểu hiện của bệnh viêm họng hay viêm amidan. Do đó nếu bệnh không được điều trị sớm sẽ di căn, ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh.
- Ung thư vòm họng: Đây là một trong những bệnh ung thư nguy hiểm hàng đầu thế giới. Bệnh thường khó phát hiện ở giai đoạn đầu vì các biểu hiện bệnh dễ bị nhầm với viêm họng, cảm cúm như đau đầu, ù tai, ngạt mũi, nổi hạch hàm,… Khi bệnh di căn thì hạch cứng, không còn gây đau đớn và tỷ lệ tử vong của bệnh này khá cao.
Để có thể tránh được những biến chứng nguy hiểm, khó lường của bệnh viêm họng nổi hạch thì khi thấy xuất hiện hạch, người bệnh nên đi khám ngay để được điều trị kịp thời, đúng cách.
5. Phương pháp chẩn đoán viêm họng nổi hạch
Để chẩn đoán bệnh viêm họng nổi hạch, bác sĩ sẽ tiến hành các bước sau:
- Thăm khám: Bác sĩ sẽ tiến hành quan sát vùng cổ, hàm để kiểm tra các hạch. Sau đó sẽ quan sát các cơ quan trọng miệng như lưỡi, vòm họng.
- Nội soi họng: Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ nội soi chuyên dụng, tiến hành nội soi để phát hiện các bất thường trong vòm họng. Khi khối u phát triển lớn, thường gây ra các tổn thương cho tế bào khỏe mạnh, khiến các tế bào này sưng lên. Nội soi cổ họng giúp phát hiện vị trí và kích thước khối u.
- Chụp X-Quang: Nhờ chụp X-quang, bác sĩ có thể xác định các chi tiết liên quan đến khối u gồm kích thước, hình dạng, mức độ tác động đến các mô mềm. Để xác định chính xác hơn, bác sĩ sẽ chỉ định chụp CT cắt lớp, có thể cả siêu âm.
6. Điều trị viêm họng gây nổi hạch
6.1. Mẹo dân gian chữa đau họng nổi hạch
Dân gian có các mẹo trị viêm họng nổi hạch được mách nhau áp dụng nhiều có sử dụng các nguyên liệu từ tự nhiên.
6.1.1. Hành tây
Hành tây chứa đến 25 thành phần chống oxy hoá, có tác dụng giảm viêm sưng. Loại củ này còn có khả năng ức chế và kiểm soát một số vi khuẩn thường gặp. Người bệnh có thể dùng hành tây chữa viêm họng nổi hạch còn ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng.
Nguyên liệu: Hành tây, đường phèn.
Cách thực hiện:
- Cắt hành tây làm 4 phần rồi cho vào chén cùng một ít đường phèn.
- Đem đi hấp cách thuỷ trong 15 phút, chắt lấy nước uống 2 – 3 lần mỗi ngày.
6.1.2. Trà mật ong và chanh
Mật ong có tính kháng khuẩn, chống viêm, tác dụng làm dịu cổ họng và khi dùng sẽ nâng cao hệ miễn dịch, ức chế hoạt động của virus và vi khuẩn có hại. Chanh có chứa hàm lượng lớn vitamin C và khoáng chất, có tác dụng làm loãng đờm, cải thiện hệ miễn dịch và giảm cơn ho. Nên khi kết hợp hai nguyên liệu này sẽ giảm tình trạng đau họng nổi hạch đáng kể.
Nguyên liệu: Mật ong, chanh.
Cách thực hiện: Dùng 2 thìa mật ong, 1 quả chanh hòa cùng 300ml nước ấm dùng uống hàng ngày.
6.1.3. Gừng tươi
Gừng chứa hợp chất Gingerol có công dụng chống oxy hóa, chống viêm và kháng virus RSV. Sử dụng gừng tươi có thể cải thiện tình trạng viêm hầu họng, ức chế virus gây nhiễm trùng, tiêu đờm. Gừng cũng có thể ức chế một số loại vi khuẩn có hại gây bệnh sâu răng, viêm nướu và viêm nha chu.
Nguyên liệu: Gừng tươi, muối hột.
Cách thực hiện: Gừng tươi thái lát, dùng ngậm trực tiếp với một chút muối. Người bệnh nên thực hiện đều đặn 3 – 5 lần mỗi ngày.
6.2. Sử dụng thuốc Tây chữa đau họng viêm họng nổi hạch
Một số loại thuốc tây thường được sử dụng khi điều trị viêm họng nổi hạch:
- Thuốc kháng sinh: Hai loại được sử dụng phổ biến nhất là Penicillin, Amoxicillin. Nếu người bệnh bị dị ứng hai loại thuốc này, sẽ chuyển sang cephalosporin (cephalexin), Erythromycin, Azithromycin (Zithromax).
- Thuốc giảm ho: Sử dụng các loại thuốc có chứa Codein, Alimemazin, Toplexil, Dextromethorphan, có tác dụng giảm ngứa rát cổ họng, giúp người bệnh đỡ mệt.
- Thuốc long đờm: Các loại thuốc phổ biến được sử dụng như Acetylcystein, Carbocistein, Ambroxol.
- Thuốc giảm đau giảm sốt: Ibuprofen (Advil, Motrin), Acetaminophen (Tylenol), Aspirin là những thuốc phổ biến.
- Thuốc xịt họng hoặc viêm ngậm: Các loại thuốc có chứa thành phần Hexylresorcinol, Benzydamine, Benzocaine, Dequalinium chloride, Amylmetacresol, 2,4-dichlorobenzyl alcohol, Anasthetics, có thể là thuốc được bào chế từ thảo dược Đông y.
Khi sử dụng thuốc tây người bệnh cần lưu ý sử dụng đúng liều lượng và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ.
7. Phòng ngừa bệnh viêm họng nổi hạch ở cổ
Để phòng ngừa nguy cơ bị nổi hạch viêm họng, bạn cần thay đổi từ thói quen sinh hoạt khoa học và hợp lý:
- Chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách
- Súc miệng và họng thường xuyên bằng nước muối ấm
- Thường xuyên rửa tay hoặc sát khuẩn sau khi tiếp xúc với người mắc viêm họng
- Nên hạn chế uống rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích
- Tránh đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ
- Giữ cơ thể đủ ấm, đặc biệt là cổ họng ở thời điểm thời tiết giao mùa
- Uống đủ nước mỗi ngày, tốt nhất là uống nước ấm
- Bổ sung vitamin C tăng đề kháng từ bữa ăn hàng ngày hoặc bằng viên vitamin C có liều lượng cho phép.
- Nên đeo khẩu trang khi ra đường để tránh khói bụi
Viêm họng nổi hạch không nên chủ quan vì có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của bạn. Hãy đến bệnh viện khám để được điều trị kịp thời nếu có bệnh.
Bài viết liên quan:
- Các dạng viêm họng thường gặp và cách phân biệt
- Viêm họng nổi hạch góc hàm có đáng lo không?
- Viêm họng mãn tính và các phương pháp điều trị hiện nay
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn