Cách phân biệt bệnh viêm họng và viêm phế quản dễ nhất

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
15 Tháng tám 2024

Lần cập nhật cuối:
11 Tháng chín 2024

Số lần xem:
122

Viêm họng và viêm phế quản là hai bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ nhất là trong giai đoạn giao mùa hoặc khi thời tiết chuyển lạnh. Do triệu chứng của hai bệnh lý khá tương đồng do đó rất nhiều phụ huynh nhầm lẫn hai bệnh trên và dẫn đến ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Vậy làm thế nào để phân biệt được bệnh viêm họng và viêm phế quản?

Nhiều người chưa phân biệt được viêm phế quản và viêm họng
Nhiều người chưa phân biệt được viêm phế quản và viêm họng

1. Viêm phế quản và viêm họng là gì? Các khái niệm liên quan bạn cần biết

Đầu tiên, để có thể dễ dàng phân biệt được viêm họng và viêm phế quản, bạn cần hiểu được khái niệm của hai bệnh lý này.

1.1. Viêm họng là gì?

Viêm họng được hiểu là tình trạng niêm mạc họng bị viêm dẫn đến sưng ở phần hầu – họng. Thông thường, mỗi người đều có thể gặp tình trạng này ít nhất một lần trong năm. Khi bị viêm họng, cổ họng người bệnh sẽ có cảm giác ngứa và nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh bội nhiễm như viêm amidan hoặc viêm thanh quản.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm họng như: nhiễm virus, vi khuẩn, môi trường xung quanh ô nhiễm, các bệnh liên quan đến đường hô hấp hoặc tiêu hoá… Các triệu chứng dễ nhận biết nhất của viêm họng đó là: đau họng, ngứa, có đờm, ho khan, mất giọng, sốt, chán ăn và thậm chí hắt hơi.

Cần phải biết rõ tình trạng viêm họng và viêm phế quản là như thế nào
Cần phải biết rõ tình trạng viêm họng và viêm phế quản là như thế nào

1.2. Viêm họng phế quản là gì?

Phế quản là bộ phận dẫn không khí vào phổi để nuôi cơ thể. Nhưng khi hệ thống dẫn khí này bị viêm thì lớp tế bào bên trong bị tổn thương các mô sưng lên, cơ trơn co lại và chất lỏng tích tụ trong ống phế quản. Tất cả những tổn thương đó sẽ làm người bệnh có biểu hiện ho, thở khò khè và có đờm.

Viêm phế quản được chia thành 2 dạng bao gồm:

  • Viêm phế quản cấp tính: Tình trạng nhiễm trùng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.
  • Viêm phế quản mãn tính: Tình trạng bệnh kéo dài trong nhiều năm và nhiều tháng. Đây được coi là một thách thức đối với người bệnh để có thể kiểm soát bệnh.

Một số nguyên nhân dẫn đến viêm họng phế quản có thể kể đến như: nhiễm virus, vi khuẩn, tiếp xúc với môi trường nhiều khói thuốc, người bị bệnh trào ngược dạ dày…

2. Cách phân biệt viêm phế quản và viêm họng

Hướng dẫn phân biệt đâu là viêm phế quản và viêm họng
Hướng dẫn phân biệt đâu là viêm phế quản và viêm họng

2.1. Viêm họng

Như đã nói ở trên viêm họng là tình trạng niêm mạc cổ họng bị viêm. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ luôn có cảm giác nóng rát, khó chịu khi nuốt hay đôi khi cảm thấy khó thở. Tuy nhiên, viêm họng rất dễ khỏi và có thể tự khỏi trong vòng một tuần. Thông thường bệnh sẽ không để lại di chứng nào sau khi khỏi.

2.2. Viêm phế quản

Ngược lại đối với bệnh viêm phế quản, đây là một bệnh lý phức tạp đòi hỏi người bệnh phải can thiệp y tế và có phương pháp điều trị kịp thời. Đặc trưng của bệnh là các triệu chứng có thể kéo dài trong khoảng 3 tuần và không thể tự khỏi. Lưu ý rằng, viêm phế quản cấp tính để lâu mà không có phương pháp điều trị đúng đắn rất dễ dẫn đến viêm phế quản mãn tính.

3. Phương pháp điều trị ho do viêm phế quản và ho do viêm họng

Nên điều trị ho do viêm họng và viêm phế quản như thế nào?
Nên điều trị ho do viêm họng và viêm phế quản như thế nào?

3.1. Điều trị ho do viêm họng

  • Nguyên nhân do virus: Người bệnh không cần dùng kháng sinh mà có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản tại nhà như: súc miệng bằng nước muối, giữ ấm cổ họng, uống tỏi ngâm mật ong…
  • Nguyên nhân do vi khuẩn: Lúc này người bệnh nên sử dụng kháng sinh để bệnh nhanh khỏi hơn.

3.2. Điều trị ho do viêm phế quản

  • Dùng kháng sinh: Viêm phế quản do vi khuẩn người bệnh có thể sử dụng kháng sinh để điều trị dựa theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Dùng thuốc giảm ho: Tuy ho là phản xạ của cơ thể dùng để tống đờm, vi khuẩn và virus ra ngoài cơ thể, nhưng ho nhiều có thể khiến cơ thể mệt mỏi nên người bệnh có thể sử dụng thuốc cắt cơn ho.
  • Dùng thuốc làm loãng đờm: Người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc làm loãng đờm để có cảm giác dễ chịu hơn.

Bên cạnh đó, hiện nay trên thị trường có rất nhiều bộ xịt họng có tác dụng giảm ngứa họng, hỗ trợ điều trị các cơn ho kéo dài để người bệnh có thể dễ chịu hơn trong quá trình điều trị viêm họng và viêm phế quản. Hay người bệnh cũng có thể sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khoẻ có thành phần từ thiên nhiên lành tính như: Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương, Hoa hoè, Sài hồ, Cam thảo… Đây đều là những thành phần có công dụng rất tốt trong việc giảm ho, đờm, sốt ở người bệnh.

Việc phân biệt giữa viêm họng và viêm phế quản không chỉ giúp bạn xác định đúng bệnh, mà còn hỗ trợ quá trình điều trị trở nên hiệu quả hơn. Nếu có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ nào, hãy thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị kịp thời.

Xem thêm: 3 yếu tố giúp phân biệt bệnh viêm phổi và viêm phế quản

Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận