Viêm loét đại tràng là bệnh mãn tính và gây ảnh hưởng đến đường ruột. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh lý này để điều trị hiệu quả.
1. Viêm loét đại tràng là gì?
Viêm loét đại tràng là một bệnh mãn tính, lâu dài gây viêm ruột. Bệnh có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, nhưng thường được chẩn đoán ở những người ngoài 30 tuổi. Viêm loét đại tràng gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người bệnh và nếu không được điều trị sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết. Bệnh có thể phát triển ở các bộ phận khác nhau của ruột kết. Chảy máu trực tràng có thể là dấu hiệu duy nhất của loại viêm đại tràng này.
2. Nguyên nhân gây bệnh viêm loét đại tràng là gì?
Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng chưa được xác định. Chế độ ăn và stress được cho là nguyên nhân gây bệnh nhưng hiện nay các chuyên gia cho rằng những yếu tố này có thể làm nặng thêm nhưng không phải là nguyên nhân của viêm loét đại tràng.
Một trong những nguyên nhân gây viêm loét đại tràng có thể là rối loạn chức năng của hệ miễn dịch. Khi hệ miễn dịch chống lại virus hoặc vi khuẩn xâm nhập, một phản ứng miễn dịch bất thường sẽ khiến hệ miễn dịch tấn công luôn cả những tế bào của hệ tiêu hóa.
Di truyền cũng là nguyên nhân gây viêm loét đại tràng, bởi bệnh này thường gặp hơn ở những người có thành viên trong gia đình đã phát hiện bệnh. Tuy nhiên nguyên nhân này không quá phổ biến.
Trong một số trường hợp, tâm lý căng thẳng, mệt mỏi trong một thời gian dài được cho là yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày.
3. Các triệu chứng của viêm loét đại tràng
Người bệnh có thể nhận biết viêm loét đại tràng qua một số dấu hiệu, triệu chứng dưới đây:
3.1. Co thắt bụng và đau bụng
Người bệnh có thể bị đau bụng, và triệu chứng này có thể phát triển từ nhẹ đến nặng. Gặp phải tình trạng này thì thuốc chống co thắt có thể giúp giảm đau. Đôi khi, triệu chứng chuột rút có thể nghiêm trọng đến mức người bệnh cần dùng thuốc theo toa để kiểm soát.
3.2. Bệnh tiêu chảy
Một trong những triệu chứng phổ biến khác của viêm loét đại tràng là tiêu chảy. Một số trường hợp có thể kèm theo máu, mủ hoặc chất nhầy. Người bệnh có thể cảm thấy đột ngột muốn đi đại tiện khó kiểm soát. Những cơn hối thúc này có thể xảy ra tới 10 lần mỗi ngày và đôi khi xảy ra vào ban đêm. Thuốc có thể giúp kiểm soát tiêu chảy, người bệnh cần hỏi bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào vì một số loại thuốc chống tiêu chảy thông thường có thể khiến tình trạng người bệnh trở nên tồi tệ hơn.
3.3. Táo bón và mót rặn
Táo bón là triệu chứng của bệnh viêm loét đại tràng nhưng ít phổ biến hơn so với triệu chứng tiêu chảy. Người bệnh có thể gặp phải cảm giác đi ngoài không hoàn toàn hoặc nhu cầu đi tiêu ngay cả khi vừa mới đi tiêu. Táo bón có thể khiến người bệnh căng thẳng và chuột rút. Lúc này các loại thuốc làm phồng phân như psyllium husk (Metamucil, Fiberall) có thể giúp kiểm soát các triệu chứng này.
3.4. Chảy máu và tiết dịch trực tràng
Viêm loét đại tràng thường gây chảy máu hoặc tiết dịch nhầy từ trực tràng. Người bệnh thấy có những đốm máu hoặc chất nhầy trong bồn cầu hoặc trên quần áo của mình. Phân có thể trở nên rất mềm và có máu hoặc có các vệt đỏ hay chất nhầy. Người bệnh cũng có thể bị đau ở khu vực trực tràng, cũng như cảm giác liên tục khi cần đi tiêu.
3.5. Thiếu máu và mệt mỏi
Do chảy máu đường tiêu hóa thường xuyên nên có thể người bệnh sẽ bị thiếu máu. Biến chứng này của viêm loét đại tràng có thể làm người bệnh thấy mệt mỏi và ngay cả khi không bị thiếu máu thì mệt mỏi là một triệu chứng phổ biến ở những người bị viêm loét đại tràng. Nếu thiếu máu lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng chóng mặt, đau đầu, da nhợt nhạt…
3.6. Đau khớp và ngón tay khoèo
Người bệnh viêm loét đại tràng có thể gặp triệu chứng khác như các khớp đau nhức thường liên quan đến lưng, hông và đầu gối hoặc có thể ảnh hưởng đến các khớp khác. Viêm loét đại tràng cũng có thể ảnh hưởng đến da, mắt, gan và phổi của bạn. Một số trường hợp, ngón tay chụm lại có thể xảy ra. Các triệu chứng tiềm ẩn bao gồm:
- Móng tay cong xuống
- Tăng độ tròn và mở rộng móng tay
- Tăng góc giữa móng tay và lớp biểu bì
- Các đầu ngón tay phồng lên
- Ấm hoặc đỏ các đầu ngón tay
Ngoài các triệu chứng này thì người bệnh viêm loét đại tràng có thể gặp một hoặc nhiều triệu chứng như:
- Đau bụng và co thắt bụng
- Tiêu chảy hoặc táo bón
- Chảy máu hoặc tiết dịch từ trực tràng của bạn
- Thiếu máu và mệt mỏi
- Đau khớp hoặc ngón tay khoèo
4. Điều trị viêm loét đại tràng dựa trên nguyên tắc nào?
Điều trị bệnh lý nào cũng cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ và một số nguyên tắc phụ thuộc vào mức độ bệnh của mỗi người bệnh. Thông thường người bệnh sẽ được kết hợp giữa điều trị tấn công và duy trì để kiểm soát tốt nhất tình hình sức khỏe, hạn chế triệu chứng do bệnh viêm loét đại tràng gây ra.
Nguyên tắc điều trị bác sĩ thường áp dụng với người bệnh mới phát hiện viêm loét đại trực tràng chảy máu là kê 1 loại thuốc điều trị để theo dõi và đánh giá phản ứng. Sau khoảng 15 ngày, bác sĩ sẽ đánh giá xem sức khỏe của người bệnh có cải thiện hay không và lên kế hoạch điều trị thích hợp nhất.
Nếu như người bệnh đã từng điều trị viêm loét đại tràng và tình trạng đang trở nặng, bác sĩ sẽ có thể kết hợp thêm 1 – 2 loại thuốc khác để tăng hiệu quả.
Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong suốt thời gian chữa trị, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc. Đây là cách tốt nhất giúp cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa sự phát triển của khu vực viêm loét, tổn thương đại tràng.
5. Phác đồ điều trị viêm loét đại tràng hiệu quả
Tùy vào tình trạng của từng người bệnh, bác sĩ sẽ xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp nhất. Nếu áp dụng phương pháp điều trị nội khoa, đa số người bệnh nhân được chỉ định uống thuốc theo kê đơn từ bác sĩ. Trong trường hợp bệnh nhân xuất huyết trực tràng và mất nhiều máu, thì người bệnh sẽ được tiến hành truyền máu, tránh tình trạng ngất, suy nhược cơ thể xảy ra,…
Xem thêm: Các nhóm thuốc điều trị viêm loét đại tràng tốt nhất hiện nay
Với người bệnh bị thủng đại tràng hoặc có dấu hiệu ung thư hóa thì cách điều trị tốt nhất là phẫu thuật cắt bỏ một đoạn hoặc cả đại tràng. Phương pháp này chỉ áp dụng khi điều trị nội khoa không có hiệu quả cao.
Bên cạnh chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh nên duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh và điều độ. Bệnh lý này gây tổn thương với hệ tiêu hóa nên người bệnh cần xây dựng thực đơn ăn uống khoa học và đảm bảo dinh dưỡng. Ngoài ra người bệnh nên hỗ trợ đường tiêu hóa hoạt động tốt hơn bằng cách bổ sung lợi khuẩn an toàn và hiệu quả từ men vi sinh. Nên chọn men vi sinh có chứa probiotics và prebiotics, được sản xuất bằng công nghệ lab2pro. Đây là công nghệ hiện đại sẽ giúp lợi khuẩn có thể sống tốt trong suốt quá trình tiêu hóa và phát huy tác dụng. Men vi sinh sẽ giúp người bệnh ăn ngon miệng, tránh được các bệnh đường tiêu hóa, hấp thu tốt nhất các dưỡng chất từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày và giúp cải thiện nhanh tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, đặc biệt là viêm đại tràng cấp, mãn tính.
Viêm loét đại tràng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhất là những người từ 15 – 35, để có thể phòng bệnh thì nên xây dựng thói quen ăn uống khoa học, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Bài viết liên quan:
- Viêm đại tràng ngang: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
- Viêm đại tràng co thắt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- Viêm túi thừa đại tràng là gì? Triệu chứng và cách điều trị
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn