Viêm mũi cấp tính: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
13 Tháng ba 2023

Lần cập nhật cuối:
5 Tháng tư 2024

Số lần xem:
916

Viêm mũi cấp tính là bệnh lý truyền nhiễm được gây ra bởi virus và vi khuẩn. Bệnh có thể ngày càng diễn biến nghiêm trọng hơn cũng như trở nên nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách. Vậy làm thế nào để chăm sóc và điều trị bệnh viêm mũi cấp tính hiệu quả? Xem ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời cụ thể nhất!

Những điều cần biết về bệnh viêm mũi cấp tính
Những điều cần biết về bệnh viêm mũi cấp tính

1. Viêm mũi cấp tính là gì?

Viêm mũi cấp tính được hiểu là tình trạng viêm nhiễm tổ chức niêm mạc mũi. Biểu hiện của bệnh lý này thường là: hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hay thậm chí có những trường hợp còn có thể có cảm giác khó chịu ở cổ họng khi nuốt nước bọt.

Các bệnh viêm mũi cấp tính thường gặp gồm có viêm tiền đình mũi, nhọt tiền đình mũi viêm mũi do siêu vi và viêm mũi dị ứng.

Viêm mũi cấp tính không phải là bệnh nguy hiểm, tuy nhiên nếu không điều trị sớm có thể dẫn tới các biến chứng nặng nề như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm thanh quản…

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi cấp tính

Bệnh viêm mũi biến chuyển sang cấp tính là do đâu?
Bệnh viêm mũi biến chuyển sang cấp tính là do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý viêm mũi dị ứng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến mà bạn có thể tham khảo đó là:

  • Do virus: Virus là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến bệnh lý viêm mũi cấp tính. Một số virus có thể gây ra bệnh lý này đó là: Adenovirus, Rhinovirus, Coronavirus, Enterovirus và Myxovirus. Bên cạnh đó, môi trường sống và làm việc không đảm bảo cũng là điều kiện lý tưởng để virus có thể phát triển và lây nhiễm bệnh qua mũi và dẫn đến viêm mũi, viêm đường hô hấp.
  • Thời tiết, khí hậu: Nguyên nhân tiếp theo gây viêm mũi cấp tính đó chính là thời tiết và khí hậu. Khi nhiệt độ và độ ẩm thay đổi đột ngột hay thay đổi nhiều lần trong ngày sẽ khiến cơ thể khó thích nghi và dẫn đến viêm mũi.
  • Môi trường ô nhiễm: Môi trường ô nhiễm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm mũi cấp tính. Hiện nay, môi trường ô nhiễm không khí, chất thải, khói bụi gia tăng khiến tỷ lệ người mắc bệnh viêm mũi do nguyên nhân này chiếm đến 40%.
  • Lạm dụng thuốc: Nguyên nhân kế tiếp dẫn đến viêm mũi cấp tính đó chính là lạm dụng thuốc nhỏ mũi, xịt rửa mũi trong thời gian dài. Điều này sẽ khiến niêm mạc mũi bị xơ hóa dẫn đến xung huyết và phù nề niêm mạc. Thêm vào đó, một số bệnh lý dưới đây cũng có thể dẫn đến viêm mũi như viêm VA, viêm họng, viêm amidan,…
  • Các yếu tố khác: Cơ thể suy yếu, ăn uống kém, mất ngủ kéo dài, nhiễm lạnh đột ngột,… cùng một trong những yếu tố dẫn đến viêm mũi cấp tính.

3. Triệu chứng viêm mũi cấp tính

Dấu hiệu nhận biết một người bị viêm mũi cấp tính
Dấu hiệu nhận biết một người bị viêm mũi cấp tính

Khi bị viêm mũi cấp sẽ xuất hiện một số triệu chứng bệnh như:

  • Tắc nghẹt mũi ở cả hai bên hay một bên mũi có kèm theo chảy nước mũi, dịch trong và loãng khiến người bệnh phải xì mũi liên tục. Triệu chứng này sẽ trầm trọng hơn khi trời lạnh và lúc ngủ, gây mệt mỏi, khó thở và khó ngủ.
  • Một số trường hợp viêm mũi cấp tính do vi khuẩn người bệnh thường bị sốt nhẹ, ớn lạnh, đau nhức vùng trán, mặt, ngạt mũi, nước mũi chảy mủ màu vàng.
  • Khi soi mũi thấy niêm mạc hốc mũi sung huyết, sàn mũi và khe dưới có dịch nhầy hay mủ ứ đọng, cuống mũi dưới hai bên sưng nề, đỏ, che kín cửa mũi trước.
  • Khứu giác suy giảm, trường hợp nặng người bệnh bị mất khứu giác.
  • Cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, ăn uống kém.
  • Niêm mạc mũi bị phù nề khiến một số các cơ quan xung quanh bị viêm nhiễm như viêm xoang viêm tai giữa viêm kết mạc viêm một số cơ quan thuộc đường hô hấp khác (viêm thanh quan, viêm khí quản, viêm phế quản)

4. Điều trị viêm mũi cấp tính

Thông thường bệnh viêm mũi cấp tính sẽ thường diễn biến từ 5 – 7 ngày rồi tự khỏi. Tuy nhiên ở một số trường hợp đặc biệt như: cơ thể suy nhược, bệnh diễn ra ở trẻ em,…thì quá trình viêm nhiễm có thể diễn ra dài hơn, thậm chí gây ra những biến chứng nặng nề: viêm tai giữa, viêm xoang, viêm thanh quản.

Các biện pháp điều trị viêm mũi cấp tính
Các biện pháp điều trị viêm mũi cấp tính

Do đó, để bệnh không bị diễn ra dai dẳng, người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp điều trị dưới đây:

4.1. Rửa mũi, xịt mũi, xông hơi

  • Xì mũi hoặc hút mũi để chống lại tình trạng nghẹt mũi khó chịu.
  • Làm sạch cách dịch tiết và mủ bằng cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý 0,9% hay thuốc xịt mũi dung dịch muối biển vào hai mũi. Bên cạnh đó người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thuốc co mạch naphazolin 0,5% – 1%.
  • Xông mũi với nước nóng có pha các loại tinh dầu thiên nhiên như: bạc hà, khuynh diệp để giúp mũi được thông thoáng hơn. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể xông khí dung mũi bằng các dung dịch có pha corticoid.

4.2. Dùng thuốc

Chữa bệnh viêm mũi cấp tính bằng cách sử dụng thuốc
Chữa bệnh viêm mũi cấp tính bằng cách sử dụng thuốc

Phương pháp tiếp theo, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc để điều trị các triệu chứng của viêm mũi cấp tính như:

  • Thuốc chống xung huyết, giảm phù niêm mạc: Loại thuốc phổ biến nhất là xylometazolin 0,05%, có tác dụng giảm xuất huyết và sưng niêm mạc, hạn chế tiết dịch mủ. Đặc biệt loại thuốc này có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh. Ngoài ra, một số loại thuốc khác cũng được dùng nhiều như adrénaline 0,01%, ephedrine 0,1-0,3%…
  • Thuốc làm săn khô niêm mạc: Thường dùng là Argyrol, có tác dụng giảm sưng, khô niêm mạc, giúp loại bỏ bớt dịch nhầy ứ đọng trong xoang mũi. Liều dùng dưới 10 ngày.
  • Thuốc chống viêm chứa corticoid dạng nhỏ hoặc xịt: thuốc được sử dụng nhiều là polydexa, collydexa… Thuốc này thường chỉ được dùng dưới 7 ngày.
  • Thuốc kháng sinh: Được chỉ định trong những trường hợp bị viêm mũi do vi khuẩn và đang ở mức độ nặng. Việc sử dụng kháng sinh phải tuân theo mọi chỉ định của bác sĩ để hạn chế bị nhờn thuốc, kháng thuốc.
  • Dùng thuốc giảm đau, hạ sốt: paracetamol, efferalgan.
  • Các loại thuốc giảm ho như: terpin codein, exomuc.

Ngoài ra, nếu trường hợp bệnh nhân bị viêm mũi cấp tính có chảy mũi hoặc có biến chứng có thể sử dụng một số sản phẩm kháng sinh như: Augmentin, Negacef, Dncef,…. Ngoài ra, người bệnh cũng cần kết hợp với các sản phẩm hỗ trợ tăng đề kháng như: vitamin C, enervon C, upsa-C.

Một số lưu ý nho nhỏ đối với các bệnh nhân bị viêm mũi cấp tính thì sẽ cần có chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học để tăng cường sức đề kháng một cách tối đa. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần giữ vệ sinh môi trường ở thoáng mát và sạch sẽ.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tham khảo các sản phẩm xịt mũi thảo dược được sản xuất từ các loại thảo dược lành tính tại Việt Nam như: Dịch chiết ngũ sắc, ké đầu ngựa, tân di hoa, natri clorid, polysortbat, natri benzoat, tinh dầu bạc hà, tinh dầu long não,… Không chỉ có giá thành rẻ, vừa túi tiền hơn các sản phẩm ngoại nhập, thảo dược xịt mũi có chứa các thành phần kể trên cũng có công dụng phòng tránh viêm đường hô hấp do virus, vi khuẩn hay làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của viêm mũi cấp tính như: ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi, khô mũi,…

Trên đây là các thông tin cơ bản về bệnh lý viêm mũi cấp tính mà bạn cần biết. Trong trường hợp bạn điều trị bằng các phương pháp trên nhưng không đỡ, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất thăm khám và nhận chỉ định của bác sĩ.

Bài viết liên quan: Viêm mũi mãn tính là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.