Khách với viêm mũi dị ứng thông thường, viêm mũi dị ứng bội nhiễm là một trong những bệnh lý có diễn biến khá phức tạp và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Do đó, nếu phát hiện bản thân đang có các triệu chứng của viêm mũi dị ứng bội nhiễm, bạn cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
1. Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì?
Trước khi bị viêm mũi dị ứng bội nhiễm, người bệnh có thể đã bị viêm mũi dị ứng là do cơ thể đã tiếp xúc với các dị nguyên lạ dẫn đến giải phóng histamin trong cơ thể. Điều này khiến cơ thể người bệnh xuất hiện các triệu chứng ở mũi, mắt, da và miệng.
Tình trạng viêm mũi dị ứng bội nhiễm được hiểu là do bệnh lý viêm mũi dị ứng kéo dài nhưng không được điều trị dứt điểm và đúng cách. Điều này chắc chắn sẽ gây ra những bất tiện và khó chịu về sức khỏe tổng quát cũng như sinh hoạt hàng ngày.
2. Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm đó là:
- Cấu trúc mũi: Những người bị dị tật bẩm sinh ở hốc mũi sẽ dễ bị kích thích từ các tác nhân xấu bên ngoài. Từ đó, hệ miễn dịch bị suy yếu và dễ mắc viêm mũi dị ứng hơn các đối tượng khác.
- Do di truyền: Nếu trong gia đình bạn có bố mẹ, ông bà mắc bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm thì con cái khi sinh ra cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Một số yếu tố di truyền còn có thể làm tăng nguy cơ bị hen suyễn, da bị tổn thương hoặc bị viêm xoang,…
- Hệ miễn dịch cơ thể bị suy yếu: Sức đề kháng của cơ thể cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm. Bởi khi sức đề kháng yếu, cơ thể sẽ dễ dàng bị virus và vi khuẩn tấn công một thời gian dài và gây ra bội nhiễm.
- Một số nguyên nhân khác: Các nguyên nhân khác có thể gây ra viêm mũi dị ứng bội nhiễm nếu tiếp xúc trong một thời gian dài đó là: hóa chất, phấn hoa,…
3. Viêm mũi dị ứng bội nhiễm có nguy hiểm không?
Tuy vào tình trạng bệnh cũng như cơ địa mỗi người mà viêm mũi dị ứng có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe. Nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể không quá nguy hiểm nhưng nếu không được chữa sớm hoặc chữa sau cách thì có thể dẫn đến các biến chứng nhất định. Cụ thể:
- Viêm thanh quản: Biến chứng này xuất hiện là do 2 bên hốc mũi bị tắc nghẹt khiến người bệnh bị khó thở và luôn phải thở bằng miệng. Điều này về lâu dài có thể khiến cho thanh quản bị sưng viêm và đau nhức.
- Viêm xoang: Viêm mũi dị ứng bội nhiễm khiến cho người bệnh luôn bị chảy dịch mũi khiến cho vi khuẩn và virus dễ dàng phát triển gây tổn thương niêm mạc mũi. Các chất nhầy ứ đọng lâu ngày bên trong sẽ ngày sẽ gây cản trở việc dẫn lưu và làm tăng nguy cơ dẫn đến viêm xoang mãn tính.
- Viêm họng: Họng và mũi là 2 cơ quan thông nhau và có mối liên hệ mật thiết. Khi dịch mũi chảy xuống họng sẽ khiến người bệnh bị viêm họng, đau họng kéo dài. Thêm vào đó, thở bằng miệng khi ngủ cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng dịch mũi bị chảy xuống họng dẫn đến viêm họng.
- Hen suyễn: Ống phế quản bị sưng khiến việc hô hấp của người bệnh gặp nhiều khó khăn, ngực đau quặn và làm tăng nguy cơ bị hen suyễn. Biến chứng hen suyễn nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra những nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
- Biến chứng ảnh hưởng đến tai: Cuối cùng, viêm mũi dị ứng bội nhiễm còn có thể gây ra những biến chứng ở tai do tai, mũi, họng là 3 cơ quan có mối liên hệ trực tiếp với nhau. Viêm mũi dị ứng bội nhiễm có thể gây ra tình trạng viêm tai giữa và có thể làm giảm thính giác.
4. Cách trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm
4.1. Sử dụng mẹo dân gian điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà
Một số mẹo điều trị viêm mũi dị ứng đơn giản tại nhà mà người bệnh có thể áp dụng khi có những triệu chứng ban đầu của bệnh đó là:
- Dùng nước ép tỏi: Tỏi là một loại gia vị có công dụng nổi tiếng trong việc loại bỏ vi khuẩn, virus ở khu vực niêm mạc mũi bởi tinh sát trùng cao. Do vậy, người bệnh có thể sử dụng nước ép tỏi trộn với dầu vừng theo tỷ lệ 1:1, sau đó dùng tăm bông thấm dung dịch và đặt lên mũi.
- Nước muối sinh lý: Nước muối có công dụng làm loãng dịch nhầy ở bên trong hốc mũi và hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn. Người bệnh nên sử dụng nước muối để làm sạch mũi mỗi ngày.
- Xông hơi: Người bệnh có thể loại bỏ vi khuẩn trong mũi bằng cách xông hơi bằng các loại thảo dược như: gừng, sả, lá trầu,…
4.2. Chữa bệnh viêm mũi bằng thuốc Tây y
Nếu người bệnh mong muốn đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm thì cách đơn giản nhất là sử dụng thuốc Tây y để điều trị. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm đó là:
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc giãn phế quản
- Thuốc kháng histamin
- Thuốc giảm viêm
- Thuốc long đờm
- Thuốc giảm phù nề
Tuy nhiên trong quá trình sử dụng thuốc Tây y, người bệnh cần lưu ý tuân thủ đầy đủ về hướng dẫn sử dụng, liều dùng để hạn chế tối đa tác dụng phụ.
4.3. Đông y trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Bài thuốc Đông y để điều trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm mà người bệnh có thể tham khảo bao gồm các vị thuốc sau: Tiến kỳ, giải mạc gia, mẫu đơn trắng, truật sơn kế, phong hương, lá ha chìa, thảo ma hoàng, bách chi, khương thanh, bắc cam thảo. Đây là bài thuốc loại bỏ triệu chứng, trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh và bồi bổ chính khí để ngăn bệnh tái phát.
Cuối cùng, bên cạnh các phương pháp kể trên, người bệnh cũng có thể bổ sung các sản phẩm xịt mũi từ thảo dược lành tính như: dịch chiết ngũ sắc, ké đầu ngựa, tân di hoa, natri clorid, polysortbat, natri benzoat, tinh dầu bạc hà, tinh dầu long não, nước tinh khiết vừa đủ. Sản phẩm có công dụng rất tốt để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu của viêm mũi dị ứng bội nhiễm.
Trên đây là các thông tin cơ bản của bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm. Trường hợp người bệnh gặp các triệu chứng nặng hơn của bệnh, cần đến ngay các cơ sở y tế để được cấp thuốc điều trị kịp thời, tránh để dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Bài viết liên quan: Viêm mũi dị ứng thời tiết là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn