Bạn có thể bị viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt nhưng nếu không điều trị đúng cách thì tình trạng này có thể có những ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe. Vậy biến chứng nào có thể xảy ra khi viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt?
1. Viêm mũi dị ứng dẫn đến ngứa mắt có hay không?
Viêm mũi dị ứng là tình trạng lớp niêm mạc mũi xoang bị kích ứng do sự tác động của một số tác nhân dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, khói thuốc lá, nấm mốc, lông thú cưng, vật nuôi,… Ngoài ra yếu tố di truyền cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh này. Bệnh lý này được chia thành 2 dạng là viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng quanh năm với các dấu hiệu thường là:
- Hắt hơi liên tục, nhất là vào buổi sáng sớm mới thức dậy.
- Chảy dịch mũi trong, nghẹt mũi, ngứa ngáy trong mũi.
- Ngứa mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt.
- Đau nhức đầu, mệt mỏi.
Qua những triệu chứng này có thể thấy bệnh viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt và theo thống kê có đến 42% người bệnh viêm mũi dị ứng có triệu chứng ngứa mắt ở mức độ vừa và nặng. Triệu chứng này rất dễ nhầm với bệnh viêm kết mạc dị ứng. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do cấu trúc của mũi xoang và mắt nằm gần nhau, có liên quan chặt chẽ với nhau nên khi mũi xoang bị viêm nhiễm, rất dễ gây hại đến mắt. Trong đó, ngứa mắt là triệu chứng thường gặp nhất. Tuy không nguy hiểm nhưng nếu viêm mũi dị ứng khiến bạn bị ngứa mắt nhiều, dụi mắt mạnh có thể gây trợt giác mạc, làm tổn thương đến mắt. Ngoài ra, nếu không điều trị viêm mũi dị ứng kịp thời, để bệnh phát triển nặng sẽ dẫn đến viêm xoang có thể gây ra các biến chứng về mắt như viêm nề ổ mắt, viêm mí,…
2. Biến chứng có thể gặp khi viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt
2.1. Tình trạng xước giác mạc
Viêm mũi dị ứng khiến mắt ngứa ngáy nhiều và bạn sẽ thường xuyên dùng tay dụi mắt nhiều hơn. Việc này được các chuyên gia khuyến cáo rất nguy hiểm vì tay là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với đồ vật nên thường bám nhiều vi khuẩn. Trong khi đó giác mạc lại là bộ phận rất mỏng manh và nhạy cảm. Nếu cứ liên tục đưa tay lên dụi mắt sẽ rất dễ làm xước giác mạc nên khỉ có một vết xước nhỏ trên bề mặt giác mạc cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lợi dụng, tấn công để xâm nhập sâu vào trong mắt. Từ đó hình thành các bệnh viêm nhiễm nguy hiểm, thậm chí là nhiễm trùng mắt.
2.2. Tăng nguy cơ mắc bệnh cườm nước
Hành động dụi mắt thường xuyên khi bị viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt có thể gây gián đoạn quá trình lưu thông máu từ các bộ phận khác đến mắt. Lâu dần sẽ gây ra thương tổn cho các dây thần kinh thị giác khi không được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết. Tình trạng tăng nhãn áp có thể xảy ra và phổ biến thường gặp ở bệnh cườm nước, là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa trên thế giới hiện nay.
2.3. Tỷ lệ cận thị gia tăng
Việc dụi mắt hay thực hiện những hành động cọ xát thường xuyên sẽ tác động nhiều đến mắt và dễ gây ra thương tổn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhãn cầu, khiến tật cận thị gia tăng số lượng ngày càng nhiều. Với những người đã bị cận thị việc dụi mắt thường xuyên sẽ khiến cho tình trạng cận thị có thể phát triển nặng hơn từ đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe đôi mắt, suy giảm tầm nhìn.
2.4. Biến chứng thành viêm kết mạc
Khi viêm mũi dị ứng gây ra tình trạng ngứa mắt, nước mắt cũng sẽ chảy cùng với việc dụi mắt liên tục có thể sẽ làm vỡ các mạch máu nhỏ trong mắt gây ra đỏ mắt. Cũng có thể vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus tấn công làm mắt bị viêm nhiễm, sưng, tấy, cộm ngứa, hình thành nên bệnh lý đau mắt đỏ. Bệnh viêm kết mạc tuy không nguy hiểm nhưng có thể lây lan thành dịch, do đó bạn nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người khác.
2.5. Làm biến dạng giác mạc
Giác mạc dễ bị biến dạng do bạn thường xuyên dụi mắt, cọ xát vào mắt khi bị viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt. Giác mạc mắt bị biến dạng, yếu dần theo thời gian và nếu tình trạng này kéo dài, diễn ra thường xuyên mà không được điều trị có thể làm biến dạng mô giác mạc thành hình nón thay vì là hình cầu như cấu trúc tự nhiên của cơ thể nữa. Thoái hóa hoàng điểm, viêm kết mạc dị ứng… cũng là những tình trạng về mắt có thể gặp phải nếu dụi tay vào mắt ở người đang có sẵn bệnh lý ở mắt có thể vô tình tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập, tấn công khiến gia tăng cấp độ nặng của những bệnh lý này.
2.6. Chảy xệ mí mắt
Những tổn thương cho nhãn cầu do dụi mắt khi bị viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt có thể khiến mí mắt cũng dần bị mất đi tính đàn hồi vốn có. Vùng da xung quanh mắt cũng trở nên thâm quầng. Mí mắt không còn đàn hồi tốt sẽ dễ bị chảy xệ, gây thâm mắt làm mất đi tính thẩm mĩ cho khuôn mặt bạn.
Để tránh được những biến chứng không mong muốn này, bạn nên điều trị bệnh viêm mũi dị ứng hoặc có cách phòng tránh bệnh nhất là ở thời điểm bệnh dễ xuất hiện, tái phát.
3. Cách khắc phục tình trạng ngứa mắt do viêm mũi dị ứng
3.1. Sử dụng hỗn hợp mật ong và tỏi
Đây là phương pháp dân gian phổ biến được áp dụng rất nhiều để khắc phục tình trạng viêm mũi dị ứng cấp độ nhẹ, từ đó giúp giảm biến chứng ngứa mắt khó chịu. Mật ong có các thành phần vitamin, khoáng chất có tác dụng chống viêm, làm mềm và cả giữ ẩm cho niêm mạc. Tỏi có allicin là một chất kháng sinh giúp diệt khuẩn và ngăn ngừa virus, vi khuẩn, nấm gây bệnh cho mắt.
Khi mật ong và tỏi kết hợp với nhau sẽ hỗ trợ khắc phục tình trạng viêm mũi dị ứng rất tốt, giảm thiểu triệu chứng ngứa mắt.
Nguyên liệu:
- 3 thìa mật ong
- 2 nhánh tỏi tươi
Cách thực hiện: Làm sạch tỏi, giã nát lấy nước cốt trộn đều cùng 3 thìa mật ong. Sau đó dùng bông y tế thấm vào dung dịch rồi nhét vào mũi khoảng 5 phút. Áp dụng biện pháp này 2 – 3 lần/ngày sẽ giúp các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngứa mắt thuyên giảm dần.
3.2. Khắc phục bệnh lý bằng gừng
Gừng có thành phần 6-gingerol là hoạt chất này có tác dụng chống viêm, giúp ức chế một số dị nguyên gây ra bệnh dị ứng trên cơ thể chúng ta. Ngoài ra gừng còn có tác dụng tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch.
Nguyên liệu: Gừng tươi 1 củ
Cách thực hiện: Lấy 2, 3 lát gừng tươi nhai thật kỹ rồi nuốt hoặc làm sạch vài nhánh gừng rồi đun nước trà gừng uống hàng ngày sẽ giúp bạn giảm đáng kể triệu chứng của bệnh.
3.3. Dùng lá lốt chữa viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt
Trong thành phần của lá lốt có chứa piperidin và piperin là những chất kháng sinh tự nhiên giúp diệt vi khuẩn, chống viêm và giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch.
Nguyên liệu: Chuẩn bị 1 nắm lá lốt
Cách thực hiện: Làm sạch lá lốt, giã nát và dùng nhét vào 2 lỗ mũi trong 5 phút. Hoặc bạn có thể ép lá lốt lấy nước cốt nhỏ vào mũi 1 – 2 giọt mỗi bên, dùng 2 lần/ngày.
3.4. Giữ vệ sinh môi trường sống
Nguyên nhân chủ yếu gây viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt là do bụi bẩn, phấn hoa, lông vật nuôi, khói thuốc lá,… Nên để hạn chế, tránh nguyên nhân gây bệnh thì bạn nên chú ý đến việc giữ vệ sinh môi trường sống và làm việc. Hạn chế tiếp xúc với thú nuôi hay những loại hoa có nhiều phấn. Khi đi ra ngoài cần chú ý đeo khẩu trang và giữ ấm vùng cổ, mũi khi trời lạnh.
3.5. Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý
Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi là cách làm đơn giản nhưng hiệu quả trong việc giảm thiểu các triệu chứng của bệnh, nhất là có thể giảm ngứa mắt, chảy nước mắt. Vệ sinh mũi bằng nước muối sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn ở niêm mạc mũi xoang thì sẽ giúp tình trạng kích ứng được giảm. Bạn nên rửa mũi một lần hàng ngày để giúp làm giảm chất nhầy trong mũi, giảm tình trạng chảy nước mũi và làm sạch vi khuẩn.
3.6. Có chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn của bạn cũng nên được chú ý. Những thực phẩm tốt cho việc điều trị bệnh và giúp làm giảm triệu chứng bệnh hiệu quả như rau củ quả giàu vitamin C, thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá mòi, cá nục, các loại gia vị như hành, tỏi, gừng,… Bên cạnh đó bạn cũng nên tránh hoặc hạn chế một số thực phẩm như đồ ăn cay nóng, thức ăn có tính lạnh, béo và tanh, sữa và các chế phẩm từ sữa,…
3.7. Xông mũi
Xông mũi là cách điều trị được nhiều người áp dụng có tác dụng giảm nghẹt mũi, ngứa mũi, vừa giúp thư giãn, thoải mái đầu óc hơn. Hơi nước nóng sẽ làm loãng dịch nhầy trong mũi và giúp đẩy chúng ra ngoài dễ hơn nhờ đó giảm được triệu chứng nghẹt mũi, khó thở. Bạn có thể cho thêm một ít tinh dầu chanh, sả, gừng hay bưởi sẽ giúp tăng thêm hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng hiệu quả hơn.
3.8. Chỉ định điều trị từ chuyên gia
Sau khi đã áp dụng các cách điều trị tại nhà nhưng chưa có hiệu quả như mong muốn thì bạn nên đi khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và được chỉ định điều trị đúng cách, hiệu quả hơn. Một số nhóm thuốc thường được bác sĩ kê đơn để khắc phục tình trạng bệnh như nhóm thuốc kháng histamin, nhóm thuốc co mạch, kháng viêm corticoid… Tuy các thuốc tây mang lại hiệu quả nhanh trong điều trị bệnh lý viêm mũi dị ứng gây ra ngứa mắt nhưng cũng sẽ tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt là nhóm thuốc kháng viêm corticoid rất hại cho mắt, nếu lạm dụng bừa bãi có thể làm tăng nguy cơ bệnh lý đục thủy tinh thể, cườm nước… ở mắt. Vì vậy khi sử dụng thuốc, bạn cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều dùng cũng như cách sử dụng.
Viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt là tình trạng bạn có thể gặp khi mắc bệnh lý này, do đó hãy điều trị đúng cách để tránh những ảnh hưởng sức khỏe.
Bài viết liên quan: Nên làm gì khi bị viêm mũi dị ứng gây thâm mắt?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn