Mối liên quan giữa bệnh viêm mũi dị ứng và hen suyễn

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
11 Tháng 3 2023

Lần cập nhật cuối:
6 Tháng 4 2024

Số lần xem:
633

Viêm mũi dị ứng và hen suyễn là hai căn bệnh có biểu hiện gần giống nhau, vì vậy rất nhiều người nhầm lẫn trong việc nhận biết và làm sai lệch quá trình điều trị. Vậy phải làm sao để phân biệt viêm mũi dị ứng và hen suyễn chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây!

1. Phân biệt Viêm mũi dị ứng và Hen suyễn

Cách phân biệt viêm mũi dị ứng và hen suyễn
Cách phân biệt viêm mũi dị ứng và hen suyễn

Viêm mũi dị ứng là phản ứng của cơ thể trước các tác nhân gây dị ứng. Còn hen suyễn là căn bệnh đường hô hấp mãn tính khiến cho đường phế quản bị thu hẹp lại, tạo nên những cơn thở rít.

Tuy nhiên, hai căn bệnh này lại có những triệu chứng tương đối giống nhau như sổ mũi, nghẹt mũi, ho, khó thở. Để phân biệt viêm mũi dị ứng và hen suyễn người bệnh có thể dựa vào những đặc điểm riêng như sau:

  • Bệnh viêm mũi dị ứng: Người bệnh sẽ có thêm các triệu chứng đặc trưng như ngứa, chảy nước mắt, hắt hơi, mũi đỏ, đau họng, phát ban trên da.
  • Bệnh hen suyễn: Người bệnh sẽ có cảm giác đau ngực, thở nhanh, gấp, khò khè, thở rít ho vào ban đêm hoặc gần sáng.

Ngoài ra, bệnh viêm mũi dị ứng cũng ít nguy hiểm đến tính mạng hơn và chỉ gây triệu chứng khó chịu còn bệnh hen suyễn có thể khiến người bệnh ngừng hô hấp và có nguy cơ tử vong nếu lên cơn hen nghiêm trọng.

2. Ảnh hưởng của Viêm mũi dị ứng lên hen suyễn như thế nào?

Viêm mũi dị ứng và hen suyễn ảnh hưởng lên nhau như thế nào?
Viêm mũi dị ứng và hen suyễn ảnh hưởng lên nhau như thế nào?

Ngoài việc có biểu hiện gần giống nhau, nếu người bệnh hen suyễn mắc thêm viêm mũi dị ứng sẽ khiến căn bệnh hen suyễn trở nên khó khăn và nguy hiểm hơn. Cụ thể:

Viêm mũi dị ứng gây khó khăn cho việc kiểm soát hen suyễn

Nếu người bệnh bị viêm mũi dị ứng sẽ làm cho cơ thể đối mặt với các cơn hắt xì hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi nhất là khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như khói bụi, phấn hoa, lông động vật… Nếu tình trạng này xuất hiện nhiều nhất là vào ban đêm sẽ khiến người bệnh dễ lên cơn hen, gây mất ngủ kéo dài.

Viêm mũi dị ứng làm gia tăng các triệu chứng hen

Khi bị viêm mũi dị ứng, mũi người bệnh sẽ bị nghẹt mũi khiến bệnh nhân phải thở bằng đường miệng. Lúc này, nếu thở nhiều bằng đường miệng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đế đường thở dễ làm cho người bệnh gia tăng các triệu chứng hen.

Viêm mũi dị ứng gây tăng đợt kịch phát và tăng nguy cơ nhập viện

Khi các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi kéo dài hơn hai tuần hoặc trường hợp khẩn cấp có thể khiến cho người mắc hen bị ngưng thở lúc ngủ nặng hoặc sốc phản vệ. Trong trường hợp này cần phải tới viện gần nhất để được chữa trị kịp thời.

3. Những điều cần lưu ý khi bị viêm mũi dị ứng để tránh nguy cơ thành hen suyễn

Lưu ý khi bị viêm mũi dị ứng để tránh nguy cơ thành hen suyễn
Lưu ý khi bị viêm mũi dị ứng để tránh nguy cơ thành hen suyễn

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những ai bị viêm mũi dị ứng kèm hen suyễn có thể dẫn tới các triệu chứng nặng tăng cao gấp 3 lần so với người khỏe mạnh bình thường. Vì vậy, để giúp hạn chế tình trạng viêm mũi dị ứng chuyển thành hen suyễn, các bạn nên lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Cần giữ ấm cho cơ thể một cách tối đa, nhất là khi thời tiết chuyển mùa đột ngột. Việc bị nhiễm lạnh sẽ dễ dẫn đến ảnh hưởng phổi gây bệnh hen suyễn.
  • Nên chú ý các tác nhân gây dị ứng như là khói bụi, thuốc lá, phấn hoa, lông động vật, không khí ẩm thấp.
  • Mỗi khi ra đường nên sử dụng khẩu trang để tránh các dị nguyên gây hại. Ngoài ra, sau khi về nhà hãy sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi.
  • Có thể làm ấm mũi bằng khăn xô nhúng nước ấm khi bị hắt hơi hoặc chảy nước mũi quá nhiều.
  • Trong trường hợp bệnh viêm mũi dị ứng không được cải thiện nên tìm đến các phòng khám chuyên khoa để được hỗ trợ thăm khám và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, các bạn có thể phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng bằng cách sử dụng xịt rửa mũi có chứa dịch chiết ngũ sắc, ké đầu ngựa, tân di hoa, Natri clorid, polysorbate, natri benzoat…sẽ làm sạch xoang mũi giúp ngăn ngừa và cải thiện triệu chứng của viêm mũi dị ứng thời tiết. Ngoài ra khi bị viêm mũi dị ứng hãy kết hợp với xịt mũi chứa thành phần thảo dược Ngũ sắc, Ké đầu ngựa, Tân di hoa sẽ các bạn giảm ngạt mũi, sổ mũi, đào thải dịch nhầy tốt hơn từ đó hỗ trợ điều trị bệnh viêm mũi dị ứng tốt hơn. Bộ sản phẩm này chiết xuất từ 100% thảo dược tự nhiên nên vô cùng an toàn thích hợp với mọi lứa tuổi ngay cả thai phụ và mẹ cho con bú cũng có thể hoàn toàn yên tâm lựa chọn.

Bài viết trên đây đã hướng dẫn đến các bạn cách làm sao để phân biệt viêm mũi dị ứng và hen suyễn. Hãy thường xuyên phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng nếu thấy các dấu hiệu ban đầu của bệnh để có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn hoặc hen suyễn trở nặng. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh hiệu quả.

Bài viết liên quan: Phân biệt viêm xoang và viêm mũi dị ứng như thế nào?

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.