Viêm mũi họng ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
30 Tháng sáu 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
531

Viêm mũi họng ở trẻ sơ sinh là một vấn đề thường gặp và gây khó chịu cho trẻ. Tuy bệnh không gây quá nguy hiểm nhưng cha mẹ cũng không nên chủ quan, nên phát hiện sớm, chăm sóc và điều trị kịp thời cho trẻ.

1. Bệnh viêm mũi họng ở trẻ sơ sinh có nguyên nhân từ đâu?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm mũi họng ở trẻ sơ sinh, trong đó phải kể đến:

Tác nhân gây bệnh vi khuẩn hoặc virus

Nguyên nhân gây viêm mũi họng ở trẻ sơ sinh do vi khuẩn, virus
Nguyên nhân gây viêm mũi họng ở trẻ sơ sinh do vi khuẩn, virus

Các vi khuẩn hoặc virus có thể gây ra viêm mũi họng ở trẻ sơ sinh. Các tác nhân này có thể lây truyền thông qua không khí, tiếp xúc với đồ chơi, đồ dùng của trẻ bị nhiễm, hoặc qua nước tiểu hoặc phân.

Dị ứng

Nhiều trẻ sơ sinh bị viêm mũi họng có thể do dị ứng với khói thuốc lá, bụi, phấn hoa và các tác nhân gây kích ứng khác.

Không đủ sữa mẹ

Trẻ sơ sinh được cho bú sữa mẹ có khả năng phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng hơn so với trẻ được cho bú bình. Nếu trẻ không được cho bú sữa mẹ đầy đủ, chúng có thể bị suy dinh dưỡng và mất khả năng đề kháng, dẫn đến bị viêm mũi họng.

Không đảm bảo vệ sinh

Trẻ sơ sinh cần được bảo vệ vệ sinh, nếu không, bé có thể dễ dàng bị nhiễm vi khuẩn và virus. Các nguyên nhân có thể bao gồm không rửa tay sạch sẽ, không vệ sinh đồ chơi và đồ dùng của trẻ, không vệ sinh miệng và mũi cho trẻ.

2. Dấu hiệu của bệnh viêm mũi họng ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết bé sơ sinh đang bị viêm mũi họng
Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết bé sơ sinh đang bị viêm mũi họng

Viêm mũi họng ở trẻ sơ sinh thường có những dấu hiệu phổ biến:

  • Trẻ khó nhiều, quấy nhiều đặc biệt khi bú, khi ăn. Trẻ khó chịu, kèm theo cảm giác đau khi nuốt thức ăn, nuốt nước bọt.
  • Cổ họng sưng đỏ. Cha mẹ hãy đưa trẻ đến bác sĩ để khám thay vì tự cố xem họng cho con.
  • Trẻ khó chịu và bực bội trong người. Tuy nhiên cũng có nhiều lý do khiến cho trẻ không thoải mái như buồn ngủ, đói hoặc các bệnh khác.
  • Khi trẻ bị viêm mũi họng thường dẫn đến sốt, cha mẹ cần theo dõi bé cần thận bởi vì sốt có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
  • Trẻ nôn mửa và bị tiêu chảy do hệ miễn dịch còn yếu.
  • Trẻ ho, có thể ho khan hoặc ho có đờm tùy theo tình trạng của bệnh viêm mũi họng.

3. Cách chữa trị viêm mũi họng ở trẻ sơ sinh

Chữa viêm mũi họng ở trẻ sơ sinh như thế nào còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, cha mẹ cần tìm ra nguyên nhân và chữa trị, loại bỏ nguyên nhân triệt để. Triệu chứng trẻ gặp phải cũng thường xảy ra nhanh khiến cha mẹ lo lắng không biết xử lý thế nào. Dưới đây là hướng dẫn của bác sĩ:

3.1. Xử trí khi viêm mũi họng ở trẻ sơ sinh gây ngạt mũi

Hướng dẫn cách điều trị viêm mũi họng ở trẻ sơ sinh an toàn
Hướng dẫn cách điều trị viêm mũi họng ở trẻ sơ sinh an toàn

Trường hợp trẻ bị viêm mũi họng nghẹt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng thì trẻ vẫn có thể thở đều đặn với sự hỗ trợ của miệng. Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ nên dùng khăn giấy mềm lau dịch mũi thường xuyên cho trẻ để giảm khó chịu, tránh vi khuẩn, virus trong dịch lây lan đến các vùng khác.

Trường hợp trẻ viêm mũi họng với dịch mũi đặc, nên nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mũi của trẻ và chờ vài phút. Nước muối sinh lý sẽ có tác dụng làm loãng dịch mũi, giúp gỉ mũi mềm ra và có thể lau được.

Cha mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi nếu dịch mũi đặc và nhiều, tuy nhiên, các bác sĩ cho biết không nên lạm dụng thiết bị này vì có thể gây tổn thương niêm mạc mũi trẻ. Bên cạnh đó, việc dùng miệng để hút dịch mũi cho trẻ cũng không nên vì có thể làm lây vi khuẩn từ miệng người lớn vào mũi trẻ.

3.2. Xử trí khi trẻ đau họng

Trẻ bị viêm mũi họng gây đau rát họng, quấy khóc, vậy nên cách chữa viêm mũi họng cho trẻ sơ sinh đơn giản nhất là cha mẹ cố gắng cho trẻ bú và nghỉ ngơi nhiều hơn. Cố gắng trẻ để trẻ không quấy khóc liên tục dẫn đến mệt mỏi quá mức.

3.3. Xử trí khi trẻ bị sốt nhẹ đến sốt vừa

Trẻ viêm mũi họng chỉ sốt nhẹ, cha mẹ có thể hạ sốt bằng cách dùng khăn ấm để lau người, đặc biệt chú ý lau phần bẹn và phần nách của trẻ.

3.4. Cung cấp dinh dưỡng cho trẻ viêm mũi họng

Bổ sung vitamin C tăng đề kháng cho bé để bé nhanh khỏi viêm mũi
Bổ sung vitamin C tăng đề kháng cho bé để bé nhanh khỏi viêm mũi

Viêm mũi họng ở trẻ sơ sinh thường gây ảnh hưởng đến chế độ ăn uống của trẻ, vì vậy cung cấp dinh dưỡng đúng cách sẽ giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch để đánh bại bệnh tật. Dưới đây là một số lời khuyên về dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh bị viêm họng sổ mũi:

  • Cho trẻ bú sữa mẹ: Mẹ nên cho nhỏ số lần bú của trẻ trong ngày để trẻ được bú nhiều hơn, được cung cấp đủ nước và kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh, từ đó triệu chứng viêm mũi họng cũng được cải thiện.
  • Cung cấp thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C có tác dụng hỗ trợ miễn dịch và giảm viêm. Cha mẹ có thể cung cấp cho trẻ các loại trái cây như cam, chanh, dâu tây, kiwi, rau ngót, …
  • Cung cấp thực phẩm giàu Protein: Protein rất cần cho việc phục hồi cơ thể nên có thể cho trẻ ăn các thức ăn như trứng, cá, thịt gà, đậu hũ, …
  • Hạn chế ăn các thực phẩm khó tiêu: Những thực phẩm khó tiêu có thể làm cho đường tiêu hóa của trẻ bị kích thích, dẫn đến viêm nhiều hơn, nên hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm như đồ chiên, đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều gia vị.
  • Uống nhiều nước: Cung cấp đủ nước cho trẻ giúp duy trì độ ẩm cho niêm mạc họng và giảm khô họng, giúp hỗ trợ phục hồi nhanh chóng.

4. Cách phòng bệnh viêm mũi họng ở trẻ sơ sinh

Hướng dẫn phòng bệnh viêm mũi họng ở trẻ sơ sinh hiệu quả
Hướng dẫn phòng bệnh viêm mũi họng ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Viêm mũi họng ở trẻ sơ sinh ảnh hưởng không ít đến sức khỏe của trẻ, vì thế cha mẹ cần có biện pháp phòng ngừa cho trẻ:

  • Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết chuyển mùa. Đặc biệt phần cần giữ ấm trên cơ thể là phẩn ngực, cổ, gan bàn chân, …
  • Tăng cường dinh dưỡng, đối với trẻ 6 tháng đầu nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, sau đó có thể dần thay thế bằng chế độ ăn dặm. Nếu trẻ không bú sữa mẹ có thể cho trẻ dùng sữa công thức phù hợp, đảm bảo đủ dinh dưỡng.
  • Nâng cao sức đề kháng cơ thể trẻ bằng cách bổ sung sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch chứa thành phần Immune Alpha, sữa non Colostrum, chất xơ hòa tan Fos. Trẻ khỏe mạnh ngăn ngừa tác nhân gây bệnh vi khuẩn, virus, đồng thời giúp trẻ khỏi bệnh nhanh.
  • Vệ sinh miệng lưỡi cho trẻ hàng ngày, dùng khăn mềm sạch thấm nước hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh lưỡi miệng trẻ, dùng rơ lưỡi tiệt khuẩn cạo nhẹ nhàng ở miệng lưỡi trẻ. Thực hiện này 2 lần.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, hóa chất, bụi bẩn, ….
  • Tiêm phòng vaccine đầy đủ cho trẻ nhằm giúp hệ miễn dịch tạo sẵn kháng thể kháng lại tác nhân gây bệnh, từ đó phòng viêm mũi họng hay các bệnh lý hô hấp khác dễ dàng hơn.

Viêm mũi họng ở trẻ sơ sinh là loại bệnh dễ lây nhiễm. Vì vậy, khi trẻ nhiễm bệnh cha mẹ nên chú ý chăm sóc trẻ cần thận, để trẻ mau khỏe. Hy vọng những thông tin trong bài viết có thể giúp phụ huynh bình tĩnh xử trí tình trạng của con.

Mẹ nên biết: Nhận biết và xử trí Viêm mũi họng cấp ở trẻ em, tránh tái đi tái lại

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận