Triệu chứng và cách điều trị viêm phế quản cấp ở người lớn

Đăng bởi:

Ngày đăng:
4 Tháng chín 2024

Lần cập nhật cuối:
13 Tháng chín 2024

Số lần xem:
27

Viêm phế quản cấp ở người lớn là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc phế quản, thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Bệnh thường bắt đầu với các triệu chứng như ho khan, đau họng, và khó thở, sau đó có thể phát triển thành ho có đờm. Điều trị kịp thời và đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm và giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng.

1. Viêm phế quản cấp ở người lớn

Những điều cần biết về tình trạng viêm phế quản cấp ở người lớn
Những điều cần biết về tình trạng viêm phế quản cấp ở người lớn

Viêm phế quản là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc của ống phế quản. Khi ống phế quản bị viêm sẽ dẫn đến tình trạng lớp tế bào trong ống phế quản bị tổn thương, niêm mạc của ống phế quản bị phù nề, các cơ trơn dưới lớp mô bị phù nề và ống phế quản sẽ tiết ra các chất dịch nhầy gây bít tắc phế quản. Do đó mà người bệnh viêm phế quản thường ho, thở khò khè, khi ho thường ho ra chất nhầy có màu xanh đậm hoặc vàng.

Viêm phế quản cấp ở người lớn xảy ra là khi bệnh kéo dài từ 5 – 7 ngày, có thể tự cải thiện trong vài ngày. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp viêm phế quản cấp có triệu chứng không điển hình, gây chẩn đoán nhầm với những bệnh nhiễm trùng khác của phổi như viêm phổi, ổ mủ trong phổi hoặc bệnh tích mủ trong khoang màng phổi… Có người bệnh viêm phế quản cấp dùng kháng sinh không đúng như không cần thiết phải dùng kháng sinh nhưng người bệnh lại tự mua kháng sinh về dùng. Điều này sẽ gây ra việc lựa chọn kháng sinh sai hay sai liều hoặc dùng không đủ số ngày cần thiết… sẽ làm tốn tiền mà lại có nguy cơ điều trị không khỏi, kháng thuốc nhờn thuốc cho những lần nhiễm trùng hô hấp sau sẽ giảm hiệu quả.

2. Triệu chứng viêm phế quản cấp ở người lớn

Dấu hiệu nhận biết ở người lớn khi bị viêm phế quản cấp
Dấu hiệu nhận biết ở người lớn khi bị viêm phế quản cấp

Một dấu hiệu viêm phế quản cấp dễ nhận biết là bệnh thường xuất hiện sau một đợt cúm như người bệnh có sốt, đau đầu, đau mỏi người, đau rát họng, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi. Sau đó người bệnh xuất hiện ho tăng dần, có thể ho đơn thuần không kèm khạc đờm, nhưng nhiều trường hợp có ho, khạc đờm. Nếu khi khạc đờm ra giấy trắng thấy có màu trắng thì bệnh thường chỉ do virus gây ra, nếu đờm có màu vàng, màu xanh hoặc màu đục như mủ thì là viêm phế quản cấp do vi khuẩn và cần điều trị bằng kháng sinh.

Số ít trường hợp viêm phế quản cấp ở người lớn có biểu hiện khó thở, hoặc có sốt, thậm chí có thể có đau ngực. Để tránh bị nhầm lẫn viêm phế quản cấp với những bệnh nhiễm trùng hô hấp khác, tất cả những trường hợp có ho, khạc đờm, mà kèm theo một trong các biểu hiện như bệnh kéo dài quá 5 ngày, có thêm biểu hiện sốt, khó thở, tức ngực hoặc mệt nhiều,… thì người bệnh cần đi khám ngay.

3. Nguyên nhân viêm phế quản cấp ở người lớn

Người lớn tuổi bị viêm phế quản cấp là do đâu?
Người lớn tuổi bị viêm phế quản cấp là do đâu?

Viêm phế quản cấp ở người lớn cũng do các nguyên nhân gây viêm phế quản gây ra:

  • Virus: Virus cúm gia cầm, virus đại thực bào đường hô hấp, dịch SARS và một số chủng herpes virus… là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm phế quản cấp hiện nay.
  • Vi khuẩn: Tuy vi khuẩn là nguyên nhân ít gặp hơn so với virus nhưng không nên chủ quan nếu nguyên nhân gây viêm phế quản do vi khuẩn Mycoplasma, Chlamydia, các vi khuẩn gây mủ…
  • Sức đề kháng kém: Người có hệ miễn dịch kém hoặc đang suy yếu thì có nguy cơ mắc viêm phế quản cấp cao hơn so với người bình thường. Người lớn tuổi, trẻ sơ sinh là những đối tượng dễ gặp nguyên nhân này hơn cả.
  • Bệnh lý: Các bệnh lý như trào ngược dạ dày gây kích thích cổ họng hay bệnh về phổi dẫn tới tổn thương, nhiễm trùng phổi… có thể là nguyên nhân.
  • Khói thuốc lá: Chất nicotin có trong khói thuốc lá là nguyên nhân khiến niêm mạc đường hô hấp bị viêm nhiễm và tổn thương nghiêm trọng.
  • Do đặc thù công việc: Những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường khói bụi, nhiều hóa chất như amoniac, clo… cũng rất dễ mắc bệnh.
  • Thời tiết: Sự thay đổi đột ngột của thời tiết dễ gây kích ứng niêm mạc hô hấp và dẫn tới viêm, sưng.

4. Viêm phế quản cấp ở người lớn khi nào cần nhập viện?

Viêm phế quản cấp ở người lớn khi nào cần đến bệnh viện?
Viêm phế quản cấp ở người lớn khi nào cần đến bệnh viện?

Nếu thấy có các dấu hiệu sau đây thì người bệnh cần đến bệnh viện ngay:

  • Ho kéo dài không cải thiện sau 7 ngày hoặc kéo dài hơn 20 ngày.
  • Ho nặng hơn có kèm theo sốt mới, đờm đổi màu (có thể từ màu trắng đục sang đờm xanh, đờm có máu,… là dấu hiệu của viêm phổi đang phát triển).
  • Người bệnh đau ngực khi ho, khó thở hoặc ho ra máu.
  • Người bệnh ho kèm theo giảm cân không giải thích được.
  • Người bệnh ho trên bệnh nền tim, phổi mạn tính.
  • Người bệnh cao tuổi trên 75 tuổi mà ho dai dẳng.
  • Người bệnh sốt dai dẳng hoặc xuất hiện sốt.

5. Điều trị bệnh viêm phế quản cấp ở người lớn

Tuy bệnh viêm phế quản cấp nhẹ có thể tự khỏi nhưng bệnh không được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như  hen phế quản, suy hô hấp, bệnh phổi mạn tính,… vừa nguy hiểm vừa khiến việc điều trị rất khó khăn. Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh có:

Các biện pháp điều trị bệnh viêm phế quản cấp tính cho người lớn tuổi
Các biện pháp điều trị bệnh viêm phế quản cấp tính cho người lớn tuổi

5.1. Thuốc kháng viêm

Viêm phế quản khiến niêm mạc phế quản bị viêm và phù nề nên việc sử dụng thuốc kháng viêm là rất cần thiết. Người bệnh chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng để hạn chế tối đa những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc.

5.2. Thuốc ho, long đờm

Thuốc long đờm có tác dụng làm tiêu đờm, hạn chế tình trạng tiết đờm của niêm mạc, giúp ống phế quản của người bệnh được thông suốt, hô hấp dễ dàng hơn.

5.3. Thuốc kháng sinh

Bình thường thì bệnh viêm phế quản không cần điều trị kháng sinh bởi nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh là virus mà kháng sinh thì không diệt được virus. Nhưng với trường hợp bệnh có thêm các triệu chứng do vi khuẩn gây nên như có đờm xanh hoặc vàng, hay người bệnh mắc viêm phế quản kèm theo chứng suy giảm miễn dịch,… sẽ được điều trị bệnh với kháng sinh. Penicillin, ampicillin, amoxicillin, quinolone,… là những kháng sinh thường dùng.

6. Phòng bệnh viêm phế quản cấp ở người lớn

Cách phòng ngừa viêm phế quản cấp ở người lớn tốt nhất
Cách phòng ngừa viêm phế quản cấp ở người lớn tốt nhất

Để phòng bệnh viêm phế quản cấp ở người lớn thì việc đầu tiên là cần loại bỏ yếu tố kích thích như không hút thuốc, tránh khói bụi trong, ngoài nhà, môi trường ô nhiễm, giữ ấm vào mùa lạnh. Cần chú ý vệ sinh răng miệng và tiêm vaccine phòng cúm, phế cầu, đặc biệt ở những trường hợp có bệnh phổi mạn tính, suy tim, cắt lách, tuổi > 65 tuổi. Nếu mắc các bệnh nhiễm trùng tai mũi họng, răng hàm mặt, tình trạng suy giảm miễn dịch… cần được điều trị triệt để.

Tóm lại, phòng ngừa viêm phế quản cấp ở người lớn như việc duy trì lối sống lành mạnh, tăng cường sức đề kháng, và tuân thủ các biện pháp bảo vệ hô hấp là rất quan trọng. Nếu có triệu chứng nghi ngờ, hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển thành các biến chứng nghiêm trọng hơn.

Bài viết liên quan:

Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời