Thịt gà là thực phẩm quen thuộc, thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn của mỗi gia đình Việt. Tuy nhiên, có không ít người cho rằng nên kiêng loại thực phẩm này khi bị viêm phế quản… để tránh triệu chứng trở nặng. Chính vì vậy, viêm phế quản có ăn được thịt gà không là mối quan tâm của rất nhiều người đang mắc phải căn bệnh này. Theo dõi câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
1. Người mắc viêm phế quản có ăn được thịt gà không?
Thịt gà là thực phẩm giàu protein, kẽm, vitamin và các vi chất cần thiết cho cơ thể. Loại thực phẩm này có thể chế biến thành các món ăn thơm ngon, bổ dưỡng trên mâm cơm của nhiều gia đình như thịt gà luộc, rang sả ớt, súp gà, gà rang muối,… Tuy nhiên, có rất nhiều thông tin trái chiều cho rằng, thịt gà có thể gây ảnh hưởng tới người bị bệnh đường hô hấp nói chung và viêm phế quản nói riêng. Bởi thịt gà có thể gây tình trạng kích ứng niêm mạc đường hô hấp, khiến các triệu chứng ho, ngứa họng,… trầm trọng hơn.
Cho tới thời điểm hiện nay, chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh việc ăn thịt gà khiến bệnh có thể gây ho nhiều hơn. Theo các chuyên gia, viêm phế quản là do tổn thương tại ống phế quản, hoàn toàn không liên quan đến việc ăn thịt gà hay không. Ngược lại, thịt gà còn là thực phẩm giàu dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Vì thế, với câu hỏi viêm phế quản có ăn được thịt gà không thì câu trả lời là CÓ, tuy nhiên cần sử dụng đúng cách.
Xem thêm: Người bệnh viêm phế quản nên ăn gì và kiêng ăn gì?
2. Thịt gà có lợi ích gì đối với bệnh viêm phế quản?
Thịt gà là loại thực phẩm chứa nhiều vi chất dinh dưỡng có giá trị cao, đặc biệt là selen và kẽm. Đây đều là những dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh, cụ thể:
- Kẽm: Kẽm là khoáng chất không thể thiếu trong việc duy trì hoạt động của hệ thống miễn dịch. Nó có liên quan đến việc sản xuất cũng như hoàn thiện chức năng của các tế bào miễn dịch trong cơ thể, từ đó giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng có thể gặp phải.
- Selen: Trong 85g thịt gà có 24µg selen, chiếm tới 44% lượng selen khuyến nghị bổ sung hàng ngày cho người lớn. Selen là một thành phần của enzyme glutathione peroxidase – enzyme hỗ trợ hoạt động mạnh mẽ của các tế bào bạch cầu, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Không chỉ vậy, selen còn ví như chất chống oxy hóa có thể ngăn chặn các gốc tự do có thể làm hỏng hệ thống miễn dịch.
3. Cách chế biến thịt gà giúp mang lại lợi ích cho người bị viêm phế quản
Có thể thấy, thịt gà là nguồn dinh dưỡng vô cùng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người bệnh. Chính vì vậy, để phát huy hết tác dụng tuyệt vời của loại thực phẩm này, người bệnh cần chú ý đến liều lượng và cách chế biến sao cho chuẩn khoa học nhất.
3.1. Lượng thịt gà phù hợp trong mỗi bữa ăn
Thịt gà tuy có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng bạn không nên ăn quá nhiều, nhất là trong giai đoạn cơ thể đang bị viêm nhiễm. Chỉ nên bổ sung khoảng 100 – 150g thịt gà mỗi bữa ăn và dùng khoảng 2 – 3 lần/ tuần. Tránh ăn thịt gà quá nhiều khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn gây chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
3.2. Cách chế biến
Khi bị viêm phế quản, bạn nên hạn chế tối đa việc sử dụng đồ chiên, rán, nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, các cách chế biến thanh đạm như luộc, hấp, nấu cháo, súp… sẽ phù hợp với những người bệnh. Bởi những món ăn này có kết cấu mềm, lỏng nên không gây khó chịu khi nuốt.
4. Một số loại thực phẩm nên tránh khi bị viêm phế quản
Ngoài thắc mắc “viêm phế quản có ăn được thịt gà không?” thì người bệnh cũng chú ý về chế độ dinh dưỡng của mình. Dưới đây là một số những loại thực phẩm mà người bệnh viêm phế quản cần tránh xa:
- Các loại thịt đỏ, thịt chế biến sẵn.
- Thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh.
- Đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị.
- Thực phẩm chứa nhiều đường tinh luyện, nước uống có gas.
- Đồ ăn đồ uống lạnh.
- Các loại thực phẩm dễ gây kích ứng.
Hy vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp, bạn đọc đã có thể giải đáp thắc mắc người bị viêm phế quản có ăn được thịt gà không. Tốt nhất khi bị viêm phế quản, bạn cần sớm đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có phương án điều trị kịp thời.
Bài viết liên quan
- Viêm phế quản có sốt không? Làm thế nào để hạ sốt?
- Bị viêm phế quản có nên uống nước cam? Uống như thế nào?
- Viêm phế quản có lây không? Lây qua đường nào?
Nguồn tham khảo
- [1] Bronchitis Home Remedies: What Helps You Feel Better? https://www.webmd.com/lung/what-helps-you-feel-better-with-bronchitis
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên |
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn