Viêm phế quản có sốt không? Làm thế nào để hạ sốt?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
13 Tháng tám 2024

Lần cập nhật cuối:
11 Tháng chín 2024

Số lần xem:
59

Một số triệu chứng cơ bản thường gặp đối với bệnh nhân viêm phế quản có thể kể đến như: ho khan, ho có đờm… Bên cạnh đó, hiện nay có nhiều người còn thắc mắc vậy viêm phế quản có bị sốt không? Nếu bạn cũng đang có thắc mắc tương tự, thì xem ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

1. Viêm phế quản có sốt không?

Người bệnh viêm phế quản có bị sốt hay không?
Người bệnh viêm phế quản có bị sốt hay không?

Câu trả lời là CÓ. Viêm phế quản có thể gây ra tình trạng sốt nhẹ hoặc sốt cao tuỳ vào thể trạng từng người. Cơn sốt do viêm phế quản có thể kéo dài hoặc sốt từng cơn. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do vi khuẩn và virus hay nấm, ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể ra tiết độc tố.

Thông thường khi bị viêm phế quản thì những cơn sốt do virus gây nên sẽ nhanh khỏi hơn những cơn sốt do vi khuẩn gây ra. Do đó, khi bị sốt, người bệnh cần chú ý kiểm soát tốt căn bệnh cũng như triệu chứng của cơ thể để làm giảm triệu chứng. Từ đó, sau khoảng 2-3 ngày người bệnh có thể hạ sốt dễ dàng.

2. Các triệu chứng khác đi kèm sốt

Dấu hiệu thường gặp đi kèm với sốt khi bị viêm phế quản
Dấu hiệu thường gặp đi kèm với sốt khi bị viêm phế quản

Không chỉ bị sốt khi viêm phế quản, người bệnh còn có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như:

  • Sổ mũi
  • Đau người: đau lưng và các cơ
  • Ho: ban đầu người bệnh có thể bị ho khan, về sau các cơ ho sẽ thành các cơn ho có đờm trắng, xanh lá cây hoặc vàng. Tuy nhiên một số trường hợp hiếm có thể ho ra máu
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Khó thở, thở khò khè
  • Đau ngực
  • Đau đầu
  • Viêm họng

Hầu hết những triệu chứng kể trên có thể kéo dài trong khoảng 7-10 ngày. Một số trường hợp có thể trạng yếu hơn có thể kéo dài triệu chứng trong vòng 2-3 tuần hoặc lâu hơn.

3. Sốt do viêm phế quản có nguy hiểm không?

Sốt khi bị viêm phế quản có gây nguy hiểm hay không?
Sốt khi bị viêm phế quản có gây nguy hiểm hay không?

Về cơ bản, sốt do viêm phế quản không quá nguy hiểm nên người bệnh không cần quá lo lắng. Đây chỉ là biểu hiện của cơ thể khi hệ miễn dịch đang phản ứng lại các nhân tố gây hại đang xâm nhập vào cơ thể.

Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân khi tình trạng sốt kéo dài dai dẳng mà không có dấu hiệu dừng lại, thì đây lại là một tín hiệu đáng báo động. Bởi những cơn sốt kéo dài không cắt ở người bị viêm phế quản sẽ gây rối loạn chuyển hoá, tim hoạt động quá mức khiến các cơ quan khác trong cơ thể bị suy giảm. Từ đó, năng lượng tích trữ trong cơ thể cũng sẽ bị hao hụt khiến người bệnh bị mệt mỏi, sụt cân, thậm chí là sốc nhiễm khuẩn vô cùng nguy hiểm.

4. Điều trị sốt khi bị viêm phế quản tại nhà

Với những tình trạng người bệnh bị sốt do viêm phế quản, người nhà cần bình tĩnh và áp dụng các phương pháp hạ sốt tại nhà. Cụ thể, nếu sốt cao trên 38 độ, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường như: aspirin, acetaminophen hoặc ibuprofen.

Người bệnh viêm phế quản bị sốt cần phải làm gì để khắc phục?
Người bệnh viêm phế quản bị sốt cần phải làm gì để khắc phục?

Tuy nhiên, với trẻ em bị viêm phế quản, cha mẹ không nên dùng aspirin mà nên sử dụng acetaminophen hoặc ibuprofen. Tốt nhất, cha mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cho con, đặc biệt với những bé dưới 3 tháng tuổi.

Cùng với đó, người nhà có thể áp dụng một số phương pháp sau để hạ sốt do viêm phế quản như:

  • Uống nhiều nước để hạn chế tình trạng mất nước.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Tăng đề kháng bằng cách bổ sung vào khẩu phần ăn nhiều chất xơ, vitamin, rau xanh, các chất xơ…
  • Ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hoá như: cháo, súp…
  • Mặc quần áo thoải mái để cơ thể dễ thoát nhiệt cũng như mồ hôi không bị thấm ngược vào trong cơ thể.
  • Tắm nước ấm trong phòng kín gió.
  • Chườm khăn và lau mát ở cổ, nách và bẹn để hạ sốt.
  • Người viêm phế quản cần tránh xa khói thuốc và khu vực ô nhiễm không khí.
  • Thường xuyên rửa tay để hạn chế lây lan mầm bệnh.

Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm bảo vệ sức khoẻ hỗ trợ giảm ho, tăng sức đề kháng từ thiên nhiên, thành phần vô cùng lành tính bao gồm: Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương, Hoa hoè, Sài hồ, Cam thảo… Cùng với đó, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm xịt họng để làm sạch cổ họng, hạn chế đờm.

Như vậy, viêm phế quản hoàn toàn có thể gây sốt và người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp kể trên để điều trị hạ sốt tại nhà. Với những trường hợp sốt không hạ, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được xử lý kịp thời, tránh các biến chứng khác xảy ra.

Bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo

  • [1] Bronchitis. https://www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions/b/bronchitis.html
  • [2] What Are the Symptoms of Bronchitis? https://www.webmd.com/lung/understanding-bronchitis-symptoms
  • [3] Does Bronchitis Cause a Fever? https://www.verywellhealth.com/bronchitis-fever-5182436
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời