Viêm phế quản dạng hen ở trẻ là một trong những bệnh lý về đường hô hấp thường gặp hiện nay. Tuy nhiên, viêm đường hô hấp dạng hen thường rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Cùng tìm hiểu những thông tin liên quan đến bệnh lý này ngay trong bài viết dưới đây!
1. Viêm phế quản dạng hen ở trẻ là gì?
Phế quản được hiểu là một ống dẫn khí của cơ thể với chức năng chính là dẫn khí vào phổi. Viêm phế quản dạng hen ở trẻ hay còn được gọi là viêm phế quản co thắt được hiểu là tình trạng tạm thời khi lòng phế quản của trẻ bị thu hẹp do sự co thắt của cơ trơn trong thành phế quản. Khi niêm mạc của phế quản bị viêm, thì nó sẽ phồng lên và tạo ra dịch nhầy. Điều này sẽ khiến phế quản bị tắc nghẹt nghiêm trọng hơn, dẫn đến tình trạng khó thở, ho khạc ra đờm hay thở khò khè ở trẻ.
Bệnh viêm phế quản thể hen ở trẻ em phổ biến nhất giai đoạn trẻ từ 2 đến 6 tuổi. Khi quan sát thấy những dấu hiệu viêm phế quản phổi thể hen ở bé, ba mẹ cần đưa bé đến các bệnh viện uy tín để thăm khám và điều trị sớm.
2. Dấu hiệu nhận biết viêm phế quản thể hen ở trẻ
Để phát hiện tình trạng viêm phế quản hen ở trẻ, ba mẹ có thể tham khảo một số dấu hiệu dưới đây:
- Ở trẻ xuất hiện hội chứng siêu vi. Ban đầu, cơ thể bé sẽ xuất hiện các triệu chứng như: số nhẹ, chảy nước mũi, ho, hắt hơi, giống như những triệu chứng cảm cúm thông thường.
- Trẻ có triệu chứng sốt cao kèm hội chứng tắc nghẽn hô hấp dưới. Bé sẽ cảm thấy khó thở, thở nhanh và nông.
- Trẻ xuất hiện các triệu chứng liên quan đến phế quản (VD: co rút lồng ngực, hay co kéo cơ vùng cổ).
- Trẻ có thể bị nôn sau khi bú hoặc sau một kích thích như ho hoặc khóc.
3. Các nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phế quản dạng hen
Nguyên nhân chính được xác định gây ra bệnh viêm phế quản thể hen đó chính là do nhiễm trùng đường hô hấp. Trong đó, tác nhân gây bệnh chủ yếu là những loại virus như: virus hợp bào hô hấp RSV, virus cúm, virus Adenovirus…
Một số chủng vi khuẩn cũng có thể góp phần gây bệnh hoặc khiến bệnh viêm phế quản thể hen trở nặng. Các vi khuẩn phổ biến gây bệnh có thể kể tới: phế cầu, liên cầu khuẩn, tụ cầu và H. influenzae loại b (Hib).
Cùng với đó, các chuyên gia ý tế cũng đã làm rõ một số nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh viêm phế quản thể hen ở trẻ như:
- Ô nhiễm không khí: môi trường ô nhiễm cùng các chất kích ứng và các hóa chất độc hại cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ lây bệnh.
- Trẻ bị dị ứng: nếu trẻ đã có tiền sử bị dị ứng với lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn, nấm mốc, hoá chất hay các dị nguyên thì trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc viêm phế quản thể hen.
- Trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp: một số bệnh lý như viêm amidan, viêm họng, viêm xoang… có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm phế quản thể hen ở trẻ.
Trong trường hợp này, ba mẹ cần nắm rõ thông tin để xác định nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản thể hen ở trẻ để có những cách khắc phục, bảo vệ con khỏi nguy cơ mắc bệnh một cách hiệu quả.
4. Những biến chứng của viêm phế quản thể hen trẻ có thể gặp phải
Cũng như các bệnh lý về viêm đường hô hấp khác, viêm phế quản thể hen ở trẻ nếu không được can thiệp điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng phức tạp. Một số biến chứng thường gặp ở trẻ bị viêm phế quản thể hen đó là:
- Viêm tai giữa: biến chứng này có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu, đau, ngứa tai và đôi khi có thể có dịch chảy ra từ tai. Biến chứng này có thể ảnh hưởng đến khả năng thính giác của trẻ về sau.
- Viêm phổi: khi phế quản của trẻ bị nhiễm trùng nhiều lần thì có thể dễ dàng lan sang phổi và dẫn đến viêm phổi.
- Suy hô hấp: đây là một trong những biến chứng nguy hiểm gây mất cân bằng trong quá trình hô hấp. Nếu suy hô hấp không được điều trị kịp thời thì có thể làm suy giảm chức năng tim, não, phổi, nguy hiểm nhất là có thể gây tử vong.
- Xẹp phổi: biến chứng này sẽ khiến người bệnh đau ngực khi hít thở sâu, khó thở, nhịp tim tăng nhanh, thở nhanh, da xanh xao, tím tái.
5. Điều trị viêm phế quản dạng hen ở trẻ em
Để điều trị viêm phế quản dạng hen ở trẻ em, ba mẹ cần nhanh chóng cho bé đi khám để được bác sĩ hướng dẫn và chỉ định dùng các loại thuốc Tây như:
- Các loại siro thảo dược để giảm ho, dịu cổ họng
- Thuốc giãn phế quản để giúp bé dễ thở hơn.
- Steroid chống viêm ở dạng hít hoặc tiêm tĩnh mạch để giảm sưng viêm, giúp đường thở thông thoáng.
- Liệu pháp oxy nếu bé gặp vấn đề nghiêm trọng về hô hấp.
- Cùng với đó, ba mẹ cũng cần áp dụng một số biện pháp tại nhà để trẻ có thể cải thiện bệnh một cách tốt nhất như:
- Cho trẻ uống nhiều nước ấm và các loại nước hoa quả, canh, súp để làm loãng dịch nhầy, thông thường thở, giữ ẩm cho cổ họng.
- Đặt máy tạo độ ẩm trong phòng sẽ giúp trẻ hết khò khè và thở tốt hơn.
- Vệ sinh mũi miệng họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối ấm để trẻ dễ thở hơn.
Ngoài ra, trẻ bị viêm phế quản dạng hen nên giữ thông thoáng đường thở, làm sạch gỉ mũi, chất nhầy, loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang, giảm triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi dị ứng bằng cách dùng xịt rửa mũi có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu tràm, nước tinh khiết. Từ đó phòng tránh được các bệnh đường hô hấp, trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên có thể sử dụng.
Người lớn bị viêm phế quản dạng hen có thể sử dụng thêm sản phẩm xịt rửa mũi chứa Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết cũng có công dụng giúp vệ sinh làm sạch xoang mũi giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy nước mũi làm thông thoáng đường thở, đào thải dịch nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang; hỗ trợ, làm giảm triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang, giúp làm giảm đau đầu, nhức hốc mắt do viêm xoang; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp.
Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng viêm phế quản thể hen ở trẻ nhỏ. Không chỉ áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà, ba mẹ cũng cần nên đến thăm khám và nghe chỉ định của bác sĩ để kết hợp các thuốc Tây cho quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất.
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên |
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn