Khi trẻ mắc viêm phế quản, câu hỏi “viêm phế quản ở trẻ em bao lâu thì khỏi” thường khiến phụ huynh lo lắng. Thời gian hồi phục thường dao động từ 1 đến 2 tuần, nhưng cũng có thể kéo dài hơn nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Việc theo dõi sát sao và chăm sóc cẩn thận là yếu tố quan trọng để trẻ nhanh chóng khỏe lại.
1. Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em
Khi mắc viêm phế quản sẽ thấy trẻ có những triệu chứng điển hình sau:
- Đau ngực, quấy khóc bất thường
- Bỏ bú, bỏ ăn
- Da xanh xao, tím tái, xám màu
- Phù nề, sưng đỏ vùng niêm mạc phế quản
- Trẻ bị sổ mũi hay nghẹt mũi, có thể kèm theo khò khè, khó thở
- Trẻ ho khan hoặc ho có đờm, cơn ho có thể xuất hiện nhiều hơn lúc về đêm hoặc sáng sớm
- Trẻ bị sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 39 độ C
2. Viêm phế quản ở trẻ em bao lâu thì khỏi?
Tùy tình trạng viêm phế quản mà trẻ gặp là viêm phế quản cấp tính hay viêm phế quản mãn tính thời gian kết quả điều trị sẽ khác nhau, cụ thể là:
2.1. Đối với viêm phế quản cấp tính
Tình trạng này xảy ra do trẻ bị vi khuẩn, virus tấn công trực tiếp. Căn bệnh này là hệ quả sau khi trẻ bị viêm họng, cảm lạnh thông thường với các dấu hiệu như ho khan, mũi tiết dịch nhầy, cổ có đờm. Bệnh thường diễn ra từ 7 – 10 ngày nếu trẻ được điều trị tích cực và đúng cách. Ngược lại nếu không được chữa trị kịp thời và gia tăng yếu tố thuận lợi khiến tác nhân gây bệnh phát triển thì hệ hô hấp của trẻ sẽ bị tấn công nghiêm trọng, trẻ có thể bị bội nhiễm vi khuẩn, tụ cầu, phế cầu khuẩn…
2.2. Đối với viêm phế quản mạn tính
Khi các đợt viêm phế quản cấp tính không được điều trị dứt điểm khiến bệnh sẽ tái đi tái lại nhiều lần gây viêm phế quản mạn tính. Và một trong những nguyên nhân khiến bệnh tái phát, mãn tính là do nhiều cha mẹ tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Thói quen không tốt này làm phế quản của trẻ bị tổn thương niêm mạc nghiêm trọng, kéo dài và gây khó khăn cho quá trình điều trị. Bệnh có thể biến chứng thành các đợt viêm phế quản cấp, lâu ngày có thể gây tắc nghẽn phổi mãn tính làm đe dọa đến tính mạng trẻ.
3. Phương pháp điều trị viêm phế quản ở trẻ em
3.1. Đối với trẻ bị viêm phế quản cấp tính
Việc điều trị viêm phế quản cấp tính là để giảm nhẹ và kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Nếu nguyên nhân gây bệnh là virus thì không dùng thuốc kháng sinh vì thuốc kháng sinh thường không được dùng để điều trị trường hợp này. Thuốc kháng sinh chỉ được dùng nếu nguyên nhân gây viêm nhiễm là do vi khuẩn. Các loại thuốc thường được dùng có:
- Thuốc giảm đau đầu, đau nhức cơ, hạ sốt.
- Thuốc giảm ho trong trường hợp trẻ ho không có đờm.
- Thuốc trị ho, long đờm trong trường hợp trẻ ho có đờm.
Với trẻ hen suyễn thì cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về thuốc giúp lưu thông đường thở bị tắc nghẽn, ho kèm theo thở khò khè hoặc nguy cơ mắc viêm phế quản mạn tính.
3.2. Đối với trẻ bị viêm phế quản mạn tính
Điều trị viêm phế quản mạn tính là kiểm soát triệu chứng, phòng ngừa tổn thương do bệnh gây ra và mở rộng đường thở cho trẻ. Các loại thuốc có thể được sử dụng có:
- Thuốc giãn phế quản, thuốc giảm đau giúp trẻ thở dễ dàng hơn.
- Thuốc Corticosteroid đường uống giúp kiểm soát đợt cấp của bệnh.
- Thuốc Corticosteroid đường hít giúp ngăn ngừa đợt cấp của bệnh.
- Thuốc giãn phế quản kết hợp Corticosteroid đường hít giúp kiểm soát cơn ho dai dẳng.
- Thuốc giãn phế quản kết hợp thuốc kháng sinh nhằm kiểm soát nhiễm trùng ngắn hạn.
4. Cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản
Để chăm sóc trẻ bị viêm phế quản cha mẹ cần chú ý đến các triệu chứng đã xuất hiện và cả sự thay đổi của các triệu chứng này. Nên đưa trẻ đi khám để kiểm tra nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ từ đó có cách điều trị đúng, hiệu quả. Ngoài ra cha mẹ nên thực hiện các lưu ý sau để hỗ trợ quá trình điều trị:
- Cho trẻ uống nhiều nước, đảm bảo cung cấp đủ nước cho trẻ. Việc bổ sung đủ nước cho trẻ sẽ giúp trẻ hạn chế tình trạng mất nước, các phế quản được giãn ra, giảm tắc nghẽn ở phế quản và giúp đờm được bị đẩy từ phế quản ra bên ngoài dễ dàng hơn.
- Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn và chú ý giữ đến không gian sống thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ.
- Chế độ dinh dưỡng cho trẻ cần đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản. Với trẻ nhỏ còn bú mẹ thì cho trẻ bú thêm cữ và mẹ ăn uống đủ chất để cung cấp chất dinh dưỡng cho sữa mẹ từ đó giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, cái thiện hệ miễn dịch.
- Hàng ngày cha mẹ nên rửa vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý.
- Cho trẻ tránh xa khói bụi và nên cho trẻ đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường.
Nhìn chung, viêm phế quản ở trẻ em bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng việc chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ giúp trẻ vượt qua bệnh nhanh chóng. Đừng quên đưa trẻ đi tái khám theo lịch hẹn để đảm bảo rằng sức khỏe của bé được theo dõi sát sao.
Bài viết liên quan:
- Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm phế quản tại nhà
- Biến chứng có thể gặp khi bé bị viêm phế quản thở khò khè
- Top 7 siro trị viêm phế quản cho bé hiệu quả nhất
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên |
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn