Nguyên nhân và cách điều trị viêm phế quản phổi ở trẻ em

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
28 Tháng tám 2024

Lần cập nhật cuối:
14 Tháng chín 2024

Số lần xem:
95

Viêm phế quản phổi ở trẻ em là một bệnh lý hô hấp nghiêm trọng, thường xuất hiện sau các đợt nhiễm trùng đường hô hấp trên. Bệnh này cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm. Hiểu biết về triệu chứng và cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản phổi là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho bé.

Nhiều phụ huynh còn chưa biết đến hiện tượng viêm phế quản phổi ở trẻ nhỏ
Nhiều phụ huynh còn chưa biết đến hiện tượng viêm phế quản phổi ở trẻ nhỏ

1. Viêm phế quản phổi ở trẻ em là gì?

Bệnh viêm phế quản phổi là hiện tượng nhiễm trùng phổi khi các túi khí bên trong phổi vì nguyên nhân nào đó bị chứa nhiều mủ cùng các chất dịch khác sẽ khiến cho oxy khó tiếp cận được với nguồn máu. Phế quản phổi bị viêm sẽ gây ra hiện tượng viêm bên trong phổi. Khiến các phế nang của cơ quan này chứa nhiều dịch lỏng. Những chất dịch lỏng đó đã làm suy yếu chức năng phổi và gây ra những vấn đề không tốt tại đường hô hấp. Bệnh thường gặp ở trẻ em nhất là trẻ dưới 5 tuổi do đối tượng này có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ dàng bị virus, vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây bệnh.

2. Nguyên nhân trẻ em bị viêm phế quản phổi

Do đâu mà bé bị mắc bệnh viêm phế quản phổi?
Do đâu mà bé bị mắc bệnh viêm phế quản phổi?

Trẻ em mắc viêm phế quản phổi do nhiều nguyên nhân như virus, vi khuẩn trong đó phổ biến nhất là adenovirus, rhinovirus, virus cúm (cúm); virus hợp bào (RSV) và virus parainfluenza (đây là loại virus này có thể gây nên viêm thanh quản). Bệnh viêm phế quản phổi thường khởi phát sau khi trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Các triệu chứng bệnh như cảm lạnh hoặc đau họng chủ yếu bắt đầu sau 2 hoặc 3 ngày. Trong những ngày tiếp theo sau đó tác nhận gây bệnh sẽ di chuyển đến phổi. Chất lỏng, tế bào bạch cầu và các mảnh vụn lúc đó bắt đầu tập hợp, ùn ứ trong không gian của phổi. Từ đó ngăn không khí thông suốt và làm cho phổi hoạt động kém hiệu quả.

Ngoài các nguyên nhân này thì bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em còn có thể do một số yếu tố nguy cơ khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Trẻ có cha mẹ bị hen suyễn.
  • Cơ địa trẻ dị ứng.
  • Môi trường sống bị ô nhiễm, nhiều khói bụi, khói thuốc lá.

3. Dấu hiệu cha mẹ nhận biết trẻ bị viêm phế quản phổi

Cha mẹ nên chú ý những dấu hiệu nhận biết bé đang bị viêm phế quản phổi
Cha mẹ nên chú ý những dấu hiệu nhận biết bé đang bị viêm phế quản phổi

Cha mẹ có thể nhận biết bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em qua các dấu hiệu sau:

3.1. Khởi phát

Các dấu hiệu khởi phát gồm có:

  • Trẻ sốt nhẹ tăng dần hoặc sốt cao, mệt mỏi, quấy khóc, khó chịu, ăn kém.
  • Có các dấu hiệu viêm long đường hô hấp trên như ngạt mũi, chảy nước mũi, ho.
  • Có thể rối loạn tiêu hóa như nôn trớ, tiêu chảy.

3.2. Toàn phát

  • Dấu hiệu nhiễm khuẩn rõ như sốt cao dao động, có thể sốt rất cao và ít đáp ứng thuốc hạ sốt hoặc hạ thân nhiệt ở trẻ nhỏ, mệt mỏi, quấy khóc, môi khô, lưỡi bẩn,…
  • Ho khan hoặc ho liên tục, xuất tiết nhiều đờm, chảy mũi đặc và vàng.
  • Nhịp thở nhanh.
  • Khó thở, cánh mũi phập phồng, đầu gật gù theo nhịp thở, co rút lồng ngực.
  • Tím tái ở lưỡi, quanh môi, đầu chi.
  • Trường hợp bệnh nặng có thể có tình trạng nhịp thở không đều, cơn ngừng thở,…

4. Viêm phế quản phổi ở trẻ em có nguy hiểm không?

Trẻ nhỏ bị viêm phế quản phổi liệu có nguy hiểm?
Trẻ nhỏ bị viêm phế quản phổi liệu có nguy hiểm?

Bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em thường nặng hơn, nguy hiểm hơn ở người lớn do hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh nên khi bị các tác nhân gây bệnh tấn công, cơ thể trẻ không đủ sức để chống lại. Hơn nữa do hệ bạch mạch và hệ mạch máu ở đối tượng trẻ rất phong phú, đan xen lẫn nhau như mạng nhện nên khi virus xâm nhập sẽ có nhiều đường đi nên lan rất nhanh. Đồng thời cây phế quản ở trẻ em còn tương đối ngắn và hẹp nên mỗi khi viêm phổi trẻ rất dễ bị bít tắc mũi, khó thở do niêm mạc bị phù nề và đờm dãi.

5. Khi nào các bé viêm phế quản phổi cần nhập viện điều trị?

Khi thấy trẻ có các dấu hiệu sau đây thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay:

  • Sốt cao hoặc hạ nhiệt độ.
  • Bú kém, bỏ ăn.
  • Thở nhanh hoặc cơn ngừng thở ở trẻ sơ sinh.
  • Ngủ li bì hoặc quấy khóc, tím tái,…

6. Điều trị viêm phế quản phổi ở trẻ em thế nào?

Các biện pháp điều trị viêm phế quản phổi ở trẻ em mà phụ huynh nên biết
Các biện pháp điều trị viêm phế quản phổi ở trẻ em mà phụ huynh nên biết

Bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện kịp thời. Cách điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu viêm phế quản do yếu tố virus gây ra, thì biện pháp điều trị chủ yếu là sử dụng thuốc để giảm triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ tự phục hồi. Nếu nguyên nhân do vi khuẩn gây ra thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh điều trị và dùng loại kháng sinh nào thì tùy thuộc vào từng loại vi khuẩn gây ra bệnh viêm phế quản phổi trẻ em. Bệnh sẽ diễn biến và tự cải thiện sau 7 – 10 ngày. Cùng với điều trị thì cha mẹ cần chăm sóc trẻ hỗ trợ điều trị bệnh thêm hiệu quả:

  • Vệ sinh mũi: Hàng ngày rửa mũi họng bằng nước muối sinh lý.
  • Giữ ấm cho trẻ bằng cách mặc quần áo đủ ấm.
  • Cho trẻ uống đủ nước và nên uống nước ấm. Uống đủ nước không chỉ giúp hạ sốt mà còn làm giảm tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp. Điều này cũng giúp trẻ có thể ho dễ dàng và tống đờm ra ngoài nhờ đó giảm triệu chứng khó chịu hơn.
  • Giảm ho bằng mật ong cho trẻ là mẹo dân gian thường áp dụng. Cha mẹ có thể cho trẻ uống mật ong trực tiếp hoặc pha với nước ấm. Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng mật ong để giảm ho cho trẻ trên 1 tuổi.
  • Nên cho trẻ ăn các món loãng lỏng như cháo, súp để trẻ dễ nuốt, dễ hấp thu. Chú ý cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơ, vitamin như A, C, E,… giúp tăng sức đề kháng, khả năng miễn dịch.
  • Cha mẹ lưu ý không tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống do thuốc không có tác dụng nếu nguyên nhân gây viêm phế quản phổi là virus. Nếu trẻ sốt thì nên chườm ấm toàn thân khi trẻ bị sốt và nếu thấy trẻ sốt cao trên 38 độ C thì cho bé uống thuốc hạ sốt paracetamol theo sự chỉ dẫn của bác sĩ với liều lượng phù hợp.

7. Phòng tránh nguy cơ viêm phế quản phổi ở trẻ em

Cách phòng bệnh viêm phế quản phổi cho trẻ nhỏ
Cách phòng bệnh viêm phế quản phổi cho trẻ nhỏ

Cha mẹ có thể phòng tránh cho trẻ nguy cơ mắc viêm phế quản phổi bằng các cách sau:

  • Giữ cho môi trường sống của trẻ được thoáng mát, sạch sẽ.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá.
  • Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể trẻ để tăng sức đề kháng, với trẻ nhỏ thì 6 tháng đầu sau sinh, mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn và bổ sung kẽm, vitamin D. Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày (với trẻ trên 6 tháng tuổi trở đi).
  • Giữ ấm cho trẻ khi ra ngoài, khi thay đổi thời tiết.
  • Phát hiện và điều trị sớm, dứt điểm bệnh về đường hô hấp cấp tính và mãn tính.

Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản phổi là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và chú tâm. Bằng việc hiểu rõ các triệu chứng và biện pháp phòng ngừa, bạn có thể giúp trẻ vượt qua căn bệnh này một cách an toàn. Hãy đưa trẻ đến bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường để đảm bảo bé nhận được sự điều trị tốt nhất.

Bài viết liên quan:

Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận