Viêm tĩnh mạch huyết khối hay viêm tĩnh mạch là tình trạng tĩnh mạch bị viêm và hình thành các khối máu đông. Bệnh lý này có thể gây đau, đỏ và sưng vùng cánh tay hoặc chân bị ảnh hưởng. Tìm hiểu nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị cũng như phòng bệnh từ sớm trong bài viết sau nhé.
1. Viêm tĩnh mạch huyết khối là bệnh gì?
Có 2 hệ thống mạch chính trong cơ thể đó là động mạch và tĩnh mạch, trong đó động mạch đưa máu đi khắp các cơ quan trong cơ thể, còn tĩnh mạch nhận máu từ các cơ quan đổ về tim để đảm bảo tuần hoàn máu được liên tục. Khi tĩnh mạch bị tổn thương, bị làm tắc nghẽn có thể gây ra tình trạng viêm, nhất là gây nên bệnh lý viêm tĩnh mạch huyết khối. Viêm tĩnh mạch huyết khối hay còn gọi là viêm tĩnh mạch thường gặp ở tay và chân do gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động và đi lại của cơ thể, đôi khi gây nguy hiểm tính mạng. Bệnh dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh lý cơ xương khớp khác nên thường được phát hiện muộn gây ra nhiều biến chứng nặng.
2. Nguyên nhân gây viêm tĩnh mạch huyết khối
Viêm tĩnh mạch huyết khối có thể do nhiều nguyên nhân gây ra:
- Có thể do một số bệnh lý chấn thương tĩnh mạch, bệnh lý tim mạch (suy tim), hội chứng thận hư, ung thư, có các rối loạn miễn dịch (lupus ban đỏ hệ thống, viêm đa khớp dạng thấp).
- Do rối loạn đông máu di truyền.
- Do bất động trong thời gian dài như nằm lâu, ngồi lâu, liệt.
- Sau các phẫu thuật và chấn thương như gãy xương, đặt catheter tĩnh mạch lớn, sau phẫu thuật vùng háng, bẹn, gối.
Và các yếu tố nguy cơ có thể xảy ra như:
- Người đang sử dụng thuốc có yếu tố nguy cơ gây tăng đông như thuốc tránh thai, điều trị hormon thay thế, giai đoạn hậu sản đối với phụ nữ sau sinh.
- Người cao tuổi, nhất là từ độ tuổi 60 trở đi.
- Người béo phì.
- Người thường xuyên hút thuốc lá.
- Người bị rối loạn đông máu.
- Người có huyết khối trước đó, người bị giãn tĩnh mạch.
3. Dấu hiệu nhận biết viêm tĩnh mạch huyết khối
Có thể nhận biết viêm tĩnh mạch huyết khối qua các dấu hiệu triệu chứng sau đây:
- Đau: Đây là triệu chứng khá thường gặp, người bệnh đau liên tục hoặc đau tăng lên khi đi lại.
- Thay đổi màu sắc da tại vị trí tắc, cảm giác tê bì đầu chi, da lạnh sau đó vùng da trở nên đỏ, sưng nóng khác biệt hẳn so với bên lành.
- Giãn tĩnh mạch nông có thể gặp.
- Biểu hiện tình trạng viêm: Có thể sốt.
- Loét, hoại tử do thiếu máu nuôi dưỡng đầu chi.
- Khi biến chứng thuyên tắc phổi sẽ thấy đau ngực, khó thở, ho nhiều, ho ra máu.
4. Biến chứng của viêm tĩnh mạch huyết khối
Viêm tĩnh mạch huyết khối nhất là huyết khối tĩnh mạch sâu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Thuyên tắc phổi là biến chứng nguy hiểm nhất, biến chứng cấp với biểu hiện đau tức ngực, khó thở, ho ra máu, nôn ói, tụt huyết áp, da xanh tái, vã mồ hôi. Với biến chứng này người bệnh cần phải xử trí ngay vì có nguy cơ gây tử vong rất cao.
- Đau mạn tính và phù nề chi kéo dài.
- Hội chứng hậu huyết khối: Suy tĩnh mạch, xơ hóa mô dưới da, loét tĩnh mạch.
5. Điều trị viêm tĩnh mạch huyết khối
Bác sĩ sẽ sử dụng các phác đồ điều trị phù hợp với từng tình trạng bệnh và các phương pháp thường được áp dụng có:
- Điều trị nội khoa: Người bệnh sử dụng thuốc chống đông nhằm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông gây tắc mạch.
- Phẫu thuật can thiệp: Mục đích là lấy cục máu đông, tái lập lại lưu thông tuần hoàn.
- Các điều trị khác: Nhiều biện pháp điều trị khác có thể được áp dụng như điều trị tiêu sợi huyết, đặt lưới lọc tĩnh mạch và stent.
- Các điều trị hỗ trợ: Người bệnh có thể sử dụng thêm các biện pháp hỗ trợ như mang tất áp lực sau khi bắt đầu điều trị kháng đông, mang tất ở chân bệnh vào ban ngày, mang tất gối khi bị phù dưới gối, mang tất đùi khi bị phù trên gối.
6. Cách phòng bệnh viêm tĩnh mạch huyết khối
Ngoài các bệnh lý gây viêm tĩnh mạch huyết khối thì còn có những yếu tố nguy cơ nên có thể phòng bệnh lý này bằng cách hạn chế các yếu tố nguy cơ tránh hình thành cục máu đông gây viêm tắc mạch. Các biện pháp phòng bệnh là:
- Ngừng hút thuốc lá.
- Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu bị thừa cân, béo phì.
- Nên hạn chế nằm và ngồi lâu, thường xuyên vận động cơ thể. Với người bệnh bị liệt thì cần sự trợ giúp của người nhà giúp lăn trở vừa hạn chế hình thành huyết khối vừa hạn chế hình thành loét do tì đè.
- Với chị em có chỉ định điều trị hormon, dùng thuốc tránh thai thì cần tham khảo của bác sĩ điều trị và khám định kỳ.
Nên bổ sung Omega-3 hàng ngày để ngăn ngừa huyết khối. Nên chọn Omega-3 có hàm lượng EPA và DHA cao, sử dụng nguyên liệu tinh chế nhập khẩu trực tiếp từ Na Uy. Omega-3 sẽ giúp giảm mảng bám trong lòng mạch và giúp mạch máu khỏe mạnh. Theo các nghiên cứu thì Omega-3 chứa EPA và DHA cao sẽ giúp giảm hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Cùng với omega-3 thì người bệnh nên dùng thêm sản phẩm giúp tăng cường lưu thông máu nhờ có chứa các thành phần là các vitamin nhóm B (B1,B2, B6), Chondroitin, Cao Blueberry, Ginkgo Biloba. Viên uống được chuyên gia khuyên dùng giúp ngăn ngừa nguy cơ bị tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành,…
Viêm tĩnh mạch huyết khối có thể gây biến chứng nguy hiểm nhưng có thể dự phòng từ sớm để tránh mắc bệnh hoặc đi khám kịp thời để tránh bệnh phát triển nặng, có biến chứng.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn