Viêm xoang là bệnh lý khá phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải, đó là tình trạng khi niêm mạc hô hấp lót trong các xoang cạnh mũi bị viêm. Bệnh không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nên chớ chủ quan. Cùng tìm hiểu về bệnh lý này để biết được nguyên nhân, dấu hiệu và có cách điều trị hiệu quả nhất.
1. Khái niệm viêm xoang
Xoang là những hốc rỗng, chứa đầy không khí, nằm phía sau xương gò má và trán. Bệnh viêm xoang được gọi chung là viêm mũi xoang, xảy ra khi lớp niêm mạc hô hấp lót trong các xoang cạnh mũi bị viêm do có sự xâm nhập của các tác nhân gây hại mà chủ yếu là vi khuẩn. Lớp niêm mạc ở trong tình trạng phù nề, gây tăng tiết nhầy và hậu quả làm cho các xoang bị tắc nghẽn. Viêm xoang có 4 loại là xoang trán, xoang sàng, xoang bướm và xoang hàm trên.
2. Phân loại viêm xoang
Có thể phân loại viêm xoang dựa vào mức độ bệnh và dựa trên vị trí viêm:
2.1. Phân loại dựa trên mức độ bệnh
Viêm xoang cấp tính: Tình trạng này xảy ra do nhiễm trùng đường hô hấp trên với các triệu chứng giống như cảm lạnh như đau đầu, chảy nước mũi – nghẹt mũi, sốt, giảm độ nhạy của khứu giác, hôi miệng, đau quanh mắt, mũi và má… Viêm xoang cấp có hai loại là viêm mũi xoang do vi khuẩn và viêm mũi xoang do virus cấp tính, trong đó phổ biến hơn là viêm mũi họng do virus. Bệnh thường hết trong vòng 1 – 4 tuần.
Viêm xoang bán cấp: Khi các triệu chứng trên kéo dài 4 – 12 tuần thì viêm xoang ở giai đoạn viêm xoang bán cấp. So với viêm xoang cấp tính, các triệu chứng của viêm xoang bán cấp thường ít nghiêm trọng hơn nhưng được xem là giai đoạn chuyển tiếp giữa viêm xoang cấp tính và mãn tính.
Viêm xoang mạn tính: Khi tình trạng viêm xoang kéo dài hơn 12 tuần thì đã chuyển sang viêm xoang mãn tính (viêm xoang mạn). Nguyên nhân có thể là do nhiễm trùng, nhưng chủ yếu đến từ polyp mũi (là tình trạng các khối u có cuống mềm hình thành ở niêm mạc) và vách ngăn mũi bị lệch. Viêm xoang mãn tính còn có thể do dị ứng với một số loại nấm, hoặc nhiễm nấm xoang. Viêm xoang mạn được chia thành 3 loại và thường gặp nhất là viêm mũi họng mãn tính không có polyp:
- Viêm mũi họng mãn tính không có polyp
- Viêm mũi họng mãn tính có polyp
- Viêm mũi dị ứng do nấm
Các triệu chứng của viêm xoang mãn tính cũng tương tự như viêm xoang cấp tính.
Viêm xoang tái phát: Tình trạng này xảy ra khi các đợt viêm xoang cấp tính tái phát lại nhiều lần trong vòng một năm và thường gặp ở những người bị dị ứng và hen suyễn.
2.2. Phân loại dựa trên vị trí viêm
- Viêm xoang hàm trên: Các xoang hàm trên nằm ở vị trí phía sau xương gò má và là xoang cạnh mũi lớn nhất trong các xoang mặt. Khi bị viêm xoang hàm trên người bệnh sẽ thấy những cơn đau nhức vùng mặt, sưng quanh mắt và má, đôi khi xuất hiện tình trạng đau đầu.
- Viêm xoang sàng: Xoang sàng nằm sâu trong hốc mũi, phía sau mặt nên những biểu hiện viêm cũng không rõ ràng. Người bệnh thường cảm thấy đau nhức đầu ở vùng gáy, bị chảy dịch mủ và ho kéo dài.
- Viêm xoang trán: Xoang trán nằm ở vùng trán, xoang trán sẽ gây tình trạng đau nhức vùng giữa trán lan sang thái dương khi bị nhiễm trùng hoặc sưng. Ở giai đoạn nặng sẽ thấy xuất hiện tình trạng đau vùng hốc mắt.
- Viêm xoang bướm: Xoang bướm nằm trong thân của xương bướm, gồm có 6 thành là thành trước, thành sau, thành trên, thành dưới và hai thành bên. Các triệu chứng khi bị viêm xoang bướm diễn tiến nhanh gồm sốt cao, rét run, nhức đầu, đau gáy, dịch chảy xuống mũi họng, lan nhanh chóng ra hai bên mắt và có tỷ lệ gây tử vong rất cao.
- Viêm đa xoang: Đây là tình trạng viêm xảy ra với nhiều xoang cùng lúc do nhiễm khuẩn từ một xoang lan sang các xoang khác, dị ứng, môi trường ô nhiễm, cấu trúc giải phẫu bất thường, cơ thể suy giảm đề kháng…
3. Những nguyên nhân gây bệnh viêm xoang
Nhiễm nấm, virus, vi khuẩn
Khi các loại nấm, vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong các xoang làm tổn thương tế bào lông chuyển ở lớp niêm mạc xoang, chất nhầy bị ứ đọng khiến cho luồng không khí lưu thông bị cản trở và dẫn đến viêm nhiễm.
Cơ địa dị ứng
Những người thường hay bị dị ứng với thức ăn, hóa chất, thời tiết lạnh, phấn hoa, lông chó mèo, môi trường khói bụi,… rất dễ bị viêm mũi xoang. Đây là nguyên nhân dị ứng khiến niêm mạc mũi bị phù nề, dẫn đến tắc các lỗ thông xoang gây nhiễm trùng xoang.
Sức đề kháng kém
Khi sức đề kháng bị suy yếu thì cơ thể không thể ngăn chặn các tác nhân từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, gây suy yếu niêm mạc hô hấp dẫn đến bệnh viêm mũi xoang và nhiều căn bệnh khác.
Thói quen sinh hoạt, vệ sinh kém
Mũi là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài và dễ bị bám bụi bẩn nên cần được thường xuyên vệ sinh sạch sẽ để vi khuẩn, bụi bẩn không có cơ hội tích tụ và phát triển bên trong, làm tăng nguy cơ viêm xoang và khiến bệnh tái phát. Hoặc thói quen thường xuyên không rửa tay, rửa mặt, thì vi khuẩn sẽ nhân cơ hội xâm nhập vào mũi gây bệnh.
Chấn thương
Va chạm, chấn thương do hoạt động hay do chơi các môn thể thao như bóng rổ, bóng đá, bóng chuyền,… có thể khiến cơ thể có khả năng bị chấn thương mạnh, tạo nên những vết bầm, tụ máu, phù nề, vùng mũi xoang có mảnh xương bị gãy dẫn đến bít lỗ thông dịch nhầy xoang.
Bơi, lặn
Hoạt động bơi, lặn cũng là tác nhân chủ yếu dẫn đến bệnh viêm mũi xoang do chất clo có trong hồ bơi có tác dụng phụ là làm sưng tấy khoang mũi, dẫn đến viêm nhiễm mô, xoang mũi.
Hút thuốc lá
Khói thuốc lá cũng có khả năng kích ứng mũi và gây viêm, dẫn tới nhiễm trùng xoang do hệ thống làm sạch xoang tự nhiên của mũi đã bị tổn thương do khói thuốc.
4. Một số triệu chứng thường thấy ở người mắc bệnh viêm xoang
Viêm mũi xoang sẽ có những triệu chứng điển hình như:
- Đau nhức đầu vùng trán, thái dương hoặc gò má.
- Ho dai dẳng, kéo dài, đặc biệt ho nhiều hơn vào ban đêm.
- Dịch mũi chảy xuống vùng họng, dịch có thể chuyển sang màu xanh hoặc vàng, có thể kèm mủ và có mùi hôi do vi khuẩn phát sinh.
- Người bệnh có thể bị nghẹt mũi, tắc mũi một hoặc cả hai bên mũi.
- Người bệnh suy giảm khứu giác, khó khăn trong việc ngửi mùi, thậm chí không ngửi thấy mùi.
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu, có cảm giác đau răng ở hàm trên.
- Người bệnh thấy ngứa mũi, nghẹt mũi và hắt hơi liên tục.
- Đau hoặc sưng xung quanh khu vực mắt, khiến tầm nhìn bị hạn chế.
- Người bệnh có thể bị sốt …
>> Xem thêm: Cách khắc phục mất khứu giác vì viêm xoang hiệu quả
5. Ai là người dễ mắc bệnh viêm xoang?
Ai cũng có thể mắc bệnh xoang nhưng người có nguy cơ mắc viêm xoang cấp và mãn tính là các đối tượng:
- Người có vách ngăn mũi lệch
- Người có polyp mũi
- Người bị hen suyễn
- Người bị nhiễm trùng răng và nướu
- Người có hệ thống miễn dịch yếu
- Người có cơ địa bị dị ứng
- Người thường xuyên tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm như khói thuốc lá, khói bụi…
>> Xem thêm: Viêm xoang có lây không? Cách phòng bệnh hiệu quả
6. Chẩn đoán bệnh viêm xoang
Để chẩn đoán bệnh viêm xoang, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi tai mũi họng. Khi soi sẽ thấy dịch vàng xanh chảy ra từ các khe mũi xoang, niêm mạc xung quanh các khe bị phù nề, viêm đỏ, xuất tiết.
Chụp cắt lớp vi tính sẽ được chỉ định trong một vài trường hợp khó chẩn đoán hoặc cần phải khảo sát trước khi phẫu thuật. Trên phim cắt lớp sẽ thấy được dịch trong các hốc xoang mà bình thường hốc xoang chỉ có khí hay hình ảnh phù nề của niêm mạc khe mũi xoang. Chụp cắt lớp vi tính còn sẽ giúp phát hiện được bất thường giải phẫu vùng mũi xoang cũng là nhóm nguyên nhân có thể gây ra tình trạng viêm xoang.
7. Phương pháp điều trị bệnh viêm mũi xoang
7.1. Điều trị bằng nội khoa
Điều trị viêm xoang bằng nội khoa là cách điều trị chủ đạo trong các trường hợp viêm xoang cấp tính. Các loại thuốc được sử dụng có thuốc kháng sinh chống viêm, thuốc chống dị ứng, thuốc co mạch chống xuất tiết và phải được sử dụng đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tránh dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh, dẫn đến viêm xoang mạn tính.
Nếu người bệnh phải rửa xoang, bơm thuốc vào để điều trị thì cần phải đến cơ sở y tế uy tín tránh những biến chứng không đáng có. Đồng thời người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị cũng như phòng bệnh.
7.2. Điều trị bằng phẫu thuật
Phẫu thuật sẽ được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Khi điều trị nội khoa không hiệu quả, kéo dài viêm xoang dai dẳng nhiều năm.
- Viêm xoang đã có các biến chứng như viêm ổ mắt, chèn vào dây thần kinh thị giác.
- Khi có các bất thường về giải phẫu vùng mũi xoang như lệch vách ngăn mũi, polyp quá to thì phải phẫu thuật để giải quyết căn nguyên.
7.3. Các biện pháp khác
Sau khi áp dụng điều trị nội khoa hay phẫu thuật mà vẫn không đem lại hiệu quả thì bác sĩ có thể chỉ định làm thêm các xét nghiệm cần thiết để xác định liệu viêm xoang có đến từ nguyên nhân dị ứng hay không.
8. Cách phòng ngừa viêm xoang
Bệnh viêm xoang có thể xảy ra với bất cứ ai nhưng cũng có thể phòng ngừa được nếu áp dụng các lưu ý sau:
Đối với người lớn
- Chú ý đến việc phòng tránh nhiễm trùng đường hô hấp trên bằng cách hạn chế tiếp xúc với người bị cảm lạnh, nên rửa tay sạch sẽ trước mỗi bữa ăn và giữ ấm cơ thể khi trời lạnh.
- Nên tránh xa môi trường khói thuốc và không khí ô nhiễm giúp hạn chế nguy cơ gây kích ứng, viêm phổi và đường hô hấp.
- Người dễ bị dị ứng cần chú ý tránh các yếu tố gây dị ứng đường hô hấp như lông chó mèo, phấn hoa, nước hoa…
- Sử dụng máy tạo độ ẩm là cách tăng độ ẩm vào không khí sẽ giúp ngăn ngừa viêm xoang. Chú ý cần vệ sinh thường xuyên máy để duy trì tình trạng máy luôn sạch và không có nấm mốc sinh sôi.
Đối với trẻ em
- Cần vệ sinh mũi cho trẻ đúng cách, đúng liều lượng bằng dung dịch nước muối (dạng xịt hoặc nhỏ).
- Sử dụng máy tạo độ ẩm nếu không khí trong phòng quá khô.
- Tránh cho trẻ hít phải khói thuốc hay các tác nhân gây dị ứng cho trẻ.
- Hạn chế cho trẻ đi bơi/ lặn quá lâu ở các hồ bơi chứa clo để không gây kích ứng mũi và xoang của trẻ.
- Tạo cho trẻ thói quen đeo khẩu trang, rửa tay đúng cách.
- Cho trẻ tiêm chủng đúng lịch, đặc biệt là tiêm vắc xin ngừa cúm và các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế cầu…
- Tránh để trẻ tiếp xúc gần với người bị cảm lạnh hoặc người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.
- Khi trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi kéo dài thì cần đưa trẻ đi khám để được điều trị đúng cách, kịp thời.
Người bệnh viêm xoang có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm viên uống giúp tăng sức đề kháng để tránh, giảm nhẹ các bệnh đường mũi họng và sản phẩm xịt rửa xoang an toàn, hiệu quả.
Sản phẩm viên uống chứa 100% thảo mộc là Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương, Hoa hòe, Sài hồ, Cam thảo, Đông trùng hạ thảo, Diếp cá, Gừng, Mã đề, Hoàng cầm cho tác dụng hỗ trợ tăng sức đề kháng, hỗ trợ giảm các biểu hiện sốt, ho, đờm và là lá chắn virus, vi khuẩn phát triển bệnh viêm mũi, viêm xoang, viêm họng mãn tính. Hỗ trợ giảm nguy cơ mắc cúm thông thường, viêm họng, viêm phế quản ở người có sức đề kháng kém.
Với người lớn bị viêm xoang thì sản phẩm xịt rửa xoang có chứa Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết sẽ giúp vệ sinh làm sạch xoang mũi giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy nước mũi làm thông thoáng đường thở, đào thải dịch nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang. Đồng thời hỗ trợ, làm giảm triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang, giúp làm giảm đau đầu, nhức hốc mắt do viêm xoang và còn giúp phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp.
Với trẻ em (có thể dùng được cho trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên) nếu dùng xịt rửa mũi có chứa Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu tràm, nước tinh khiết sẽ giúp vệ sinh mũi hàng ngày giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang, làm sạch và thông mũi, phòng ngừa và làm giảm sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang; làm ẩm, phục hồi độ ẩm tự nhiên của niêm mạc mũi giúp làm giảm tình trạng khô mũi, giảm kích ứng đặc biệt trong thời tiết hanh khô, phòng điều hòa. Và giúp phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp.
Viêm xoang là bệnh tai mũi họng phổ biến sẽ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Do đó khi thấy các dấu hiệu ban đầu cần đi khám và điều trị kịp thời để tránh biến chứng không mong muốn với sức khỏe người bệnh.
Bài viết liên quan:
- Nên làm gì khi bà bầu bị viêm xoang?
- Cách phòng và điều trị bệnh viêm xoang trời lạnh hiệu quả
- Nguyên nhân bệnh viêm xoang gây buồn ngủ và cách khắc phục
- Viêm xoang ảnh hưởng tới bệnh hen như thế nào?
- Cách nhận biết các triệu chứng viêm xoang nặng
Nguồn tham khảo:
[1] What Is Sinusitis? https://www.webmd.com/allergies/sinusitis-and-sinus-infection
[2] Sinus Infections (Sinusitis). https://www.pennmedicine.org/for-patients-and-visitors/patient-information/conditions-treated-a-to-z/sinus-infections-sinusitis
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn