Viêm xoang cấp mủ sẽ xảy ra khi nào là quan tâm của người bệnh và những điều cần biết về tình trạng bệnh lý này sẽ có trong nội dung dưới đây, hãy tìm hiểu để tránh được biến chứng nguy hiểm nhé.
1. Vài nét khái quát về bệnh viêm xoang cấp mủ
Bình thường các lỗ của xoang thông thoáng, dịch do xoang tiết ra và không khí luôn có sự lưu thông. Khi những lỗ này bị tắc nghẽn, sự lưu thông bị ngưng trệ thì viêm mũi xoang cấp xuất hiện và đa số viêm mũi xoang là do nhiễm trùng. Nếu bệnh chỉ diễn biến trong vòng 4 tuần, được gọi là viêm mũi xoang cấp tính và nếu kéo dài trên 8 tuần hoặc lâu hơn sẽ trở thành viêm xoang mạn tính. Khi viêm xoang cấp tính đang dần chuyển sang giai đoạn mạn tính kèm theo sự xuất hiện của dịch mủ thì gọi là viêm xoang cấp mủ với triệu chứng điển hình là chảy dịch mủ hôi trong thời gian dài.
2. Nguyên nhân viêm xoang cấp tính nung mủ
Có hai nguyên nhân gây ra viêm xoang cấp tính nung mủ là yếu tố cấu tạo giải phẫu và yếu tố nhiễm trùng. Do đặc điểm giải phẫu của xoang hàm với đặc điểm lỗ thông ra mũi của các xoang cạnh mũi là rất nhỏ, khi bị hẹp hoặc tắc nghẽn thì sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông khí và dịch tiết trong lòng xoang. Vì niêm mạc trong lòng xoang liên tục với niêm mạc hốc mũi nên khi có nhiễm trùng ở hốc mũi thì rất dễ lan vào xoang. Các lỗ thông và các thành của các loại xoang cạnh mũi nằm rất gần nhau, nên nếu một xoang bị viêm thì có thể lây lan đến các xoang khác. Đặc điểm về giải phẫu này của hệ thống mũi xoang là điều kiện thuận lợi cho viêm tiến triển thành viêm đa xoang. Phế cầu, tụ cầu, liên cầu khuẩn là vi khuẩn gây bệnh trong viêm xoang nung mủ cấp tính hay viêm xoang do răng thường là vi khuẩn yếm khí hoặc nhiễm trùng trực khuẩn E. Coli.
Viêm xoang cấp mủ còn có thể xảy ra do một số nguyên nhân như viêm mũi cấp có thể lan vào niêm mạc xoang hoặc do hắt hơi và do hỉ mũi làm cho dịch mủ trong hốc mũi bị đẩy vào trong xoang gây ra viêm xoang mủ. Những bệnh lý như lệch vách ngăn mũi, phì đại xoăn mũi, khối u trong mũi, viêm mũi dị ứng, dị vật hốc mũi hoặc sưng nề niêm mạc mũi làm cản trở thông khí và dẫn lưu xoang gây ra viêm xoang mủ cấp tính nung mủ. Những người hay bơi lội, ngâm nước, nhảy nước không đúng hoặc sau khi bơi lội xì mũi không đúng làm cho nước bẩn có chứa vi khuẩn lọt qua lỗ thông mà vào xoang sẽ dễ gây ra viêm xoang nung mủ. Một số người bị viêm amidan, mụn nhọt ở mặt và viêm xương mặt chấn thương và nhiễm trùng ngoại lai… đều có thể dẫn đến viêm xoang mủ.
3. Triệu chứng của viêm xoang cấp có mủ
Người bệnh có thể nhận biết viêm xoang cấp mủ qua các dấu hiệu như tình trạng viêm xoang cấp và điều khác biệt là ở kết cấu cũng như màu sắc của dịch mũi. Các triệu chứng cụ thể là:
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao, nguyên nhân do nhiễm trùng
- Dịch mũi đổi từ màu trắng sang màu xanh hoặc vàng
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải, hay bị mất tập trung
- Đau, nhức đầu
Khi thấy các dấu hiệu dưới đây thì đó là cảnh báo bệnh đang chuyển biến nặng:
- Nghẹt mũi, khó thở ở cả 2 bên mũi, lâu dần sẽ khiến người bệnh bị suy giảm khứu giác, mất cảm giác ngon miệng.
- Chảy dịch mũi màu vàng lục, kèm theo mùi hôi vô cùng khó chịu, một số trường hợp dịch mũi chảy xuống họng gây viêm họng hoặc hôi miệng nặng.
- Người bệnh thấy đau nhức khắp vùng mặt, đau theo từng cơn, các cơn đau thường có tính chu kỳ. Cơn đau dữ dội nhất là vào thời điểm buổi sáng mới ngủ dậy do dịch mủ bị ứ lại nhiều hơn trong xoang.
Ngoài ra tùy thuộc vào vị trí xoang mà còn có thêm các triệu chứng:
- Viêm xoang sàng sau, viêm xoang bướm thường có triệu chứng đau từ gáy lên đỉnh đầu, dịch mũi thường chảy xuống thành họng nên thường gây viêm họng, viêm amidan hoặc viêm thanh quản.
- Viêm xoang sàng trước có những triệu chứng đặc trưng như người bệnh bị đau ở hốc mắt, thái dương đến đỉnh đầu.
4. Biến chứng của viêm xoang cấp có mủ
Bệnh viêm xoang mũi có mủ là một tình trạng viêm xoang cấp tính thường gây mệt mỏi, chảy nước mũi… Nếu viêm xoang cấp do virus thường tự khỏi không cần điều trị trong khoảng từ 7 đến 10 ngày nhưng trường hợp này rất ít và đa số phải dùng kháng sinh để điều trị. Tình trạng bệnh lý này nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến một vài biến chứng nguy hiểm như viêm tấy tổ chức hốc mắt, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, áp xe ngoài màng cứng, áp xe não…
5. Điều trị viêm xoang cấp có mủ
5.1. Sử dụng thuốc điều trị theo phác đồ của bác sĩ
Nguyên tắc của việc điều trị viêm xoang cấp có mủ là phải giải quyết được nguyên nhân gây dị ứng, đồng thời phục hồi chức năng xoang, tái tạo sự dẫn lưu không khí vào các xoang.
Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Amoxicillin, Trimethoprim hoặc Sulfamethoxazole là một số loại kháng sinh phổ biến thường được sử dụng. Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ cũng có thể kê thêm một số loại thuốc hỗ trợ điều trị như thuốc giảm đau, thuốc kháng Histamin hay Steroid xịt mũi.
Người bệnh cần kiên trì thực hiện chỉ định của bác sĩ về liều lượng sử dụng thuốc, tránh việc tự ý dùng thuốc dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn. Người bệnh cần báo cho bác sĩ nếu thấy thuốc không thể đáp ứng để bác sĩ cân nhắc sử dụng các biện pháp khác như chọn xoang hàm để rút dịch mủ ra ngoài hoặc can thiệp bằng các phương pháp ngoại khoa.
5.2. Thực hiện một số phương pháp hỗ trợ tại nhà
Người bệnh có thể thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà như:
- Rửa mũi bằng nước muối: Nước muối giúp vệ sinh sạch mũi và giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng lan rộng. Ngoài ra thì muối cũng có khả năng làm loãng dịch mủ ở trong mũi, giúp đẩy dịch ra ngoài dễ hơn. Người bệnh có thể tự pha nước muối hoặc mua nước muối sinh lý bán tại hiệu thuốc để dùng.
- Dùng tinh dầu để xông hơi: Hơi nước ấm có tác dụng làm dịu niêm mạc mũi và đánh tan dịch mũi đồng thời giúp ngừa viêm, khai thông đường thở đem lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Để áp dụng cách này thì người bệnh cần chú ý nhiệt độ nước và khoảng cách giữa mặt với nước để không gây kích ứng cho da.
- Massage ở khu vực xung quanh cánh mũi: Việc massage không chỉ có tác dụng lưu thông khí huyết mà còn góp phần làm mềm dịch mủ ở trong mũi xoang.
6. Một số lưu ý quan trọng trong quá trình điều trị viêm xoang cấp có mủ
Viêm xoang cấp mủ không dễ điều trị dứt điểm, bệnh còn rất dễ tái phát nếu như sau khi điều trị người bệnh không thực hiện những biện pháp chăm sóc và dự phòng. Do đó người bệnh cần lưu ý:
- Không hút thuốc lá, đồng thời cũng nên tránh để hít phải khói thuốc
- Đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài để tránh hít phải khói bụi hoặc dị nguyên
- Giữ ấm cơ thể nhất là khi trời lạnh hay thời điểm giao mùa, đặc biệt chú ý giữ ấm ở các vùng cổ, mũi và ngực
- Vệ sinh mũi, họng và răng miệng bằng nước muối sinh lý
- Người bệnh nên uống nhiều nước, có thể uống hơn 2 lít/ngày để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể và làm loãng dịch mũi nếu có
- Người bệnh cần chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, bổ sung thêm vitamin vào khẩu phần ăn uống hàng ngày, đồng thời nên tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
Người bệnh viêm xoang cấp mủ có thể chọn cách hỗ trợ điều trị từ sản phẩm xịt rửa mũi xoang và viên uống giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm xoang. Trong đó sản phẩm xịt rửa xoang mũi cho người lớn có chứa Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết sẽ giúp vệ sinh làm sạch xoang mũi giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy nước mũi làm thông thoáng đường thở, đào thải dịch nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang. Đồng thời hỗ trợ, làm giảm triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang, giúp làm giảm đau đầu, nhức hốc mắt do viêm xoang và còn giúp phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp.
Với trẻ em (có thể dùng được cho trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên) có thể dùng xịt rửa mũi có chứa Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu tràm, nước tinh khiết sẽ giúp vệ sinh mũi hàng ngày giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang, làm sạch và thông mũi, phòng ngừa và làm giảm sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang; làm ẩm, phục hồi độ ẩm tự nhiên của niêm mạc mũi giúp làm giảm tình trạng khô mũi, giảm kích ứng đặc biệt trong thời tiết hanh khô, phòng điều hòa. Và giúp phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp.
Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, hỗ trợ giảm các biểu hiện sốt, ho, đờm và tạo lá chắn virus, vi khuẩn phát triển gây bệnh viêm mũi, viêm xoang, viêm họng mãn tính thì người bệnh có thể chọn sản phẩm viên uống chứa 100% thảo mộc là Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương, Hoa hòe, Sài hồ, Cam thảo, Đông trùng hạ thảo, Diếp cá, Gừng, Mã đề, Hoàng cầm. Đồng thời sản phẩm sẽ hỗ trợ giảm nguy cơ mắc cúm thông thường, viêm họng, viêm phế quản ở người có sức đề kháng kém.
Viêm xoang cấp mủ rất nguy hiểm, báo hiệu bệnh phát triển nặng và có thể chuyển sang mãn tính, người bệnh cần điều trị sớm để tránh biến chứng.
> Xem thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân viêm xoang cấp
Nguồn tham khảo:
[1]. Do not endure if you have acute purulent sinusitis. https://www.vinmec.com/en/news/health-news/do-not-endure-if-you-have-acute-purulent-sinusitis/
[2]. The clinical diagnosis of acute purulent sinusitis in general practice–a review. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1314327/
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn