Viêm xoang gây sưng mặt vô cùng khó chịu với người bệnh, do đó họ đều mong muốn tìm cách cải thiện tình trạng này. Nội dung được chia sẻ dưới đây hi vọng sẽ hữu ích với người viêm xoang.
1. Viêm xoang gây sưng mặt là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm xoang gây sưng mặt hay còn gọi là viêm xoang phù nề là một triệu chứng gây nên bởi bệnh viêm xoang. Khi có tác nhân gây hại xâm nhập, cơ thể sẽ tự phản ứng chống lại bằng các bạch cầu Lympho và đại thực bào gây tình trạng xung huyết tại chỗ làm tắc mạch. Mạch máu bị nghẽn lại lâu, dịch sẽ thoát ra khỏi tuần hoàn và gây sưng. Các vị trí sưng thường tương ứng với nhóm xoang trước, các nhóm xoang sau ít gây quá phát hơn. Như vậy có thể nói sưng mặt vừa là triệu chứng cũng vừa biểu hiện quá trình phản ứng của cơ thể trước những yếu tố xâm nhập.
Nhiều người bệnh quan tâm viêm xoang gây sưng mặt có nguy hiểm không, theo chuyên gia mức độ nguy hiểm hay không còn tùy thuộc tình trạng viêm xoang và mức độ phù nề của người bệnh. Tình trạng sưng càng to thì càng khó chữa, nặng và gây ra nhiều nguy cơ, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe hơn.
2. Các triệu chứng bệnh viêm xoang gây sưng mặt
Ngoài các triệu chứng điển hình của bệnh xoang thì khi bị viêm xoang gây sưng mặt, người bệnh còn thấy các dấu hiệu khác như:
- Đau: Cơn đau thường xuất hiện tại vị trí sưng, cũng có thể tại hốc mũi và các xoang khác. Triệu chứng đau thường rất rõ rệt và gây ảnh hưởng nhiều đến người bệnh. Viêm càng nặng thì đau càng nhiều.
- Nóng: Khi bị viêm, các yếu tố đại thực bào hay bạch cầu Lympho sẽ được đưa đến nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh. Tuần hoàn và những hoạt động sinh lý tại chỗ diễn ra nhiều hơn bình thường từ đó sinh nhiệt tạo ra nóng cục bộ tại ổ viêm. Người bệnh thấy nóng khi áp tay vào vị trí tổn thương.
- Đỏ: Đây là biểu hiện tình trạng xung huyết, yếu tố gây viêm, bạch cầu và đại thực bào tập trung tại 1 chỗ vô tình gây tắc mạch, khiến dòng máu ứ nghẽn và gây ra đỏ tại vị trí xoang tổn thương.
- Ngạt mũi: Do dịch xoang và các yếu tố khác gây nên.
- Giảm khứu giác: Đây là triệu chứng xuất hiện ở hầu hết các trường hợp viêm xoang gây sưng mặt do các tổ chức phù nề làm bít tắc và tổn hại đến dây thần kinh khứu giác làm giảm chức năng ngửi của người bệnh.
3. Nguyên nhân của viêm xoang gây sưng mặt
Sưng mặt là một biểu hiện quá phát tại các tổ chức tổn thương do dịch tuần hoàn thoát khỏi lòng mạch gây ra. Các nguyên nhân viêm xoang gây sưng mặt như sau:
- Vi khuẩn: Thường gặp nhất là phế cầu, ngoài ra còn có thêm các loại khác như liên cầu, HI hay tụ cầu,… Vi khuẩn này đều thuộc nhóm Gram dương, có thể đến từ bên ngoài vào trực tiếp vùng xoang, từ tai hoặc có thể là từ răng lợi.
- Virus: Virus cúm hay Rhinovirus đều là những tác nhân thường gặp nhất gây ra bệnh. Đây cũng là nguyên nhân gây các bệnh lý đường hô hấp khác như viêm họng, viêm phổi, viêm mũi,…
- Cơ địa dị ứng: Đây là nguyên nhân có yếu tố di truyền từ mẹ sang con. Ngoài viêm xoang gây sưng mặt thì người bệnh còn có thể mắc bệnh khác như viêm da, viêm mũi dị ứng, hen phế quản,…
- Yếu tố chấn thương đến từ bên ngoài cũng có thể gây sưng mặt ở những bệnh nhân viêm xoang. Nguyên nhân đến từ sự phù nề thứ phát sau các tổn thương đụng dập tại vùng tổn thương.
- Thời tiết: Thời tiết lạnh vào mùa đông cũng gây ra sự co mạch và phù nề.
4. Biến chứng thường gặp của bệnh
Người viêm xoang gây sưng mặt nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như:
- Biến chứng viêm họng: Dịch mũi xoang thông thường sẽ chảy ra ngoài qua lỗ mũi nhưng trong nhiều trường hợp, dịch sẽ đi vào trong và chảy xuống họng. Vi khuẩn theo đó mà xâm nhập vào niêm mạc họng và gây tổn thương tại chỗ. Khi có biến chứng này sẽ thấy các biểu hiện như sốt, ho, phù nề tổ chức tại họng,… ở người bệnh.
- Biến dạng mặt: Mặt của người bệnh nhẹ sẽ gần như bình thường, phải khám kĩ mới thấy phù nề. Nhưng với trường hợp bị nặng, quá phát thì các tổ chức xung quanh xoang sẽ gây biến dạng bên tổn thương.
- Viêm não, màng não: Vi khuẩn lâu ngày không bị tiêu diệt, có thể xâm nhập vào tổ chức trong sọ não và gây ra viêm với biểu hiện thường thấy là chóng mặt, nôn vọt, cứng gáy, sốt. Do đó cần can thiệp, điều trị nhanh chóng.
- Liệt thần kinh ngoại biên: Vi khuẩn lâu ngày nếu không bị tiêu diệt sẽ tấn công các dây thần kinh và gây tổn thương. Biến chứng thường biểu hiện ở tình trạng người bệnh thường đau đầu, méo miệng, ăn rơi vãi, xóa rãnh nhân trung, nhắm mắt không kín,…
Đây không chỉ là dấu hiệu của biến chứng do viêm xoang gây sưng mặt mà cũng là triệu chứng của bệnh xoang. Do đó người bệnh nên thăm khám kịp thời để tránh biến chứng không tốt cho sức khỏe.
5. Chữa viêm xoang gây sưng mặt hiệu quả
5.1. Dùng thuốc Tây y
Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc cơ bản sau đây để điều trị viêm xoang gây sưng mặt:
- Nước muối: Dùng nước muối để rửa sạch và làm thông thoáng mũi. Có thể dùng nhiều lần trong ngày bằng cách nhỏ trực tiếp vào mũi.
- Thuốc chống phù nề: Các dòng thuốc thường được dùng có Alphachoay hay Chymotrypsin,… Thuốc có tác dụng giảm hiện tượng xung huyết và thông mạch tại ổ viêm.
- Thuốc kháng sinh: D Beta lactam hoặc Macrolid là dòng thuốc hay được sử dụng. Các chế phẩm thường dùng bao gồm có Amoxicillin, Cephalexin hay Cefixim. Liều lượng còn tùy vào tình trạng bệnh và giúp loại bỏ các vi khuẩn Gram dương gây ra viêm xoang phù nề.
- Thuốc chẹn Histamin 1: Các dòng ưu tiên được sử dụng là Chlorpheniramine hay Desloratadine với công dụng là cải thiện tình trạng dị ứng trên người bệnh. Người bệnh cần sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ vì thuốc có thể gây buồn ngủ.
- Thuốc giảm đau: Paracetamol thường được dùng để giảm triệu chứng đau đi kèm ở người bệnh viêm xoang phù nề. Với trường hợp viêm nặng hơn thì bác sĩ có thể cân nhắc dùng kháng viêm Medrol.
5.2. Trị bệnh bằng mẹo dân gian
Mẹo dân gian cũng được dùng nhiều trong điều trị viêm xoang gây sưng mặt tại nhà.
- Sử dụng cây ngải cứu: Loại cây này có chứa hàm lượng tinh dầu rất lớn. Người bệnh có thể sao nóng lá ngải cứu và đắp nhẹ nhàng lên vùng sưng để tiêu viêm và làm thông thoáng mũi. Ngải cứu nóng được áp dụng trong trường hợp bệnh đã diễn biến lâu ngày, có nhiều những ổ máu tụ, thâm.
- Chườm lạnh: Do những người sưng, phù, viêm cấp gây nóng, đỏ tại chỗ nên chườm lạnh là phương thức hữu hiệu để thông mạch và giảm sưng phù.
- Dùng tỏi tươi để trị bệnh: Củ tỏi có nhiều Allicin, hoạt chất có tính kháng viêm hiệu quả. Người bệnh viêm xoang bị phù nặng có thể dùng nước ép tỏi nhỏ trực tiếp vào mũi các chất gây viêm sẽ bị tiêu tan nhanh chóng
6. Phòng tránh viêm xoang gây sưng mặt
Để phòng tránh tình trạng viêm xoang gây sưng mặt, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho khu vực khoang mũi, hốc xoang và răng miệng. Người bệnh có thể sử dụng nước muối sinh lý mua sẵn tại các hiệu thuốc hoặc tự pha nước muối loãng tại nhà. Thực hiện ít nhất 2 lần sáng – tối mỗi ngày.
- Nên đi khám ngay khi thấy xuất hiện dấu hiệu xoang mũi bị sưng sẽ giúp nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và được điều trị kịp thời.
- Chú ý giữ cho hệ hô hấp không phải tiếp xúc thường xuyên với môi trường không khí nhiều bụi bẩn và các dị nguyên dễ gây kích thích. Người bệnh có thể đeo khẩu trang khi ra ngoài và chú ý rửa tay thường xuyên.
- Hàng ngày nên uống 1.5 – 2 lít nước để cung cấp đầy đủ chất lỏng cho cơ thể giúp làm loãng chất dịch đặc đang tích tụ bên trong hốc xoang, khiến đường thở dẫn lưu tốt hơn.
- Việc ăn uống đủ chất cũng rất cần thiết để giúp tăng sức đề kháng, người bệnh nên hạn chế đồ ăn, đồ uống lạnh, các thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc chứa lượng đường lớn. Người bệnh viêm xoang cũng không nên uống bia rượu, hút thuốc lá trong khi đang điều trị bằng thuốc.
Ngoài các cách phòng và điều trị này thì người bệnh viêm xoang có thể chọn cách hỗ trợ điều trị an toàn, hiệu quả từ sản phẩm xịt rửa mũi xoang và viên uống giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm xoang. Sản phẩm xịt rửa xoang mũi cho người lớn có chứa Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết sẽ giúp vệ sinh làm sạch xoang mũi giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy nước mũi làm thông thoáng đường thở, đào thải dịch nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang. Đồng thời hỗ trợ, làm giảm triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang, giúp làm giảm đau đầu, nhức hốc mắt do viêm xoang và còn giúp phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp.
Với trẻ em (có thể dùng được cho trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên) có thể dùng xịt rửa mũi có chứa Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu tràm, nước tinh khiết sẽ giúp vệ sinh mũi hàng ngày giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang, làm sạch và thông mũi, phòng ngừa và làm giảm sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang; làm ẩm, phục hồi độ ẩm tự nhiên của niêm mạc mũi giúp làm giảm tình trạng khô mũi, giảm kích ứng đặc biệt trong thời tiết hanh khô, phòng điều hòa. Và giúp phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp.
Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, hỗ trợ giảm các biểu hiện sốt, ho, đờm và tạo lá chắn virus, vi khuẩn phát triển gây bệnh viêm mũi, viêm xoang, viêm họng mãn tính thì người bệnh có thể chọn sản phẩm viên uống chứa 100% thảo mộc là Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương, Hoa hòe, Sài hồ, Cam thảo, Đông trùng hạ thảo, Diếp cá, Gừng, Mã đề, Hoàng cầm. Đồng thời sản phẩm sẽ hỗ trợ giảm nguy cơ mắc cúm thông thường, viêm họng, viêm phế quản ở người có sức đề kháng kém.
Qua những chia sẻ trên đây, hi vọng người bệnh viêm xoang nói chung và người bệnh bị viêm xoang gây sưng mặt đã biết cách điều trị và cải thiện tình trạng của mình an toàn, hiệu quả.
>> Xem thêm: Nguyên nhân viêm xoang gây mất khứu giác và cách khắc phục
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn