Viêm xoang mạn tính là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
15 Tháng 12 2023

Lần cập nhật cuối:
9 Tháng 3 2024

Số lần xem:
636

Viêm xoang mạn tính là hiện tượng gây ra bởi viêm nhiễm dịch trong các túi xoang mũi. Triệu chứng của viêm xoang mạn tính không những gây ra bất tiện cho người bệnh mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hiệu suất làm việc. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá về tình trạng viêm xoang mạn tính, các nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của bệnh và những cách điều trị hiệu quả.

Tổng quan về bệnh viêm xoang mãn tính
Tổng quan về bệnh viêm xoang mãn tính

1. Viêm xoang mạn tính là gì?

Viêm xoang mạn tính là tình trạng viêm nhiễm kéo dài trong màng xoang của các túi xoang mũi. Túi xoang mũi là những khoang không khí nằm xung quanh và nối liền với mũi. Khi màng xoang bị viêm nhiễm có thể dẫn đến sự sưng to, tắc nghẽn và mất khả năng thoát dịch tốt trong các túi xoang mũi. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và virus, gây ra các triệu chứng không thoải mái và cảm giác khó chịu.

Những triệu chứng phổ biến của viêm xoang mạn tính bao gồm đau đầu, đau mặt, đau họng, nghẹt mũi, tiết dịch mũi dày đặc và có màu, khó thở, mất khả năng phát hương mùi.

2. Triệu chứng viêm xoang mạn tính

Một số triệu chứng dễ nhận biết bệnh viêm xoang mãn tính
Một số triệu chứng dễ nhận biết bệnh viêm xoang mãn tính

Người bệnh viêm xoang mạn tính được chẩn đoán khi có ít nhất hai trong số các triệu chứng bệnh viêm xoang sau đây và kéo dài trong hơn 12 tuần, bao gồm:

  • Dịch nhầy đục chảy ra đường mũi hay đường sau họng.
  • Tắc nghẽn mũi hoặc sung huyết gây khó thở đường mũi.
  • Đau, nhạy cảm đau và sưng nề quanh mắt, má, mũi hoặc trán.
  • Giảm khứu giác và mùi vị ở người trưởng thành hoặc ho ở trẻ em.

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như:

  • Đau tai
  • Đau hàm trên và răng
  • Ho trầm trọng về đêm
  • Đau họng
  • Hơi thở hôi
  • Mệt mỏi hoặc kích thích.
  • Buồn nôn

3. Nguyên nhân gây viêm xoang mạn tính

Những nguyên nhân gây viêm xoang mạn tính
Những nguyên nhân gây viêm xoang mạn tính

Nguyên nhân gây viêm xoang mạn tính có thể đa dạng và thường kết hợp giữa nhiều yếu tố. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm xoang mạn tính là nhiễm trùng vi khuẩn. Vi khuẩn xâm nhập vào màng xoang thông qua mũi và khiến cho màng xoang trở nên viêm nhiễm. Các vi khuẩn thường gây nhiễm trùng trong viêm xoang mạn tính bao gồm Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae và Moraxella catarrhalis.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn tới viêm xoang mạn tính như:

  • Dị ứng bụi, phấn hoa, nấm làm cho màng nội màng của túi xoang trở nên viêm nhiễm và dày hơn.
  • Khả năng thoát dịch kém do tắc nghẽn hoặc vấn đề về cơ cấu của túi xoang, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm xoang mạn tính.
  • Một số tình trạng nhiễm trùng khác như nhiễm trùng răng miệng, viêm nhiễm họng, hoặc viêm nhiễm cổ họng có thể lan truyền vào túi xoang qua các đường tiết mũi và dẫn đến viêm xoang mạn tính.

4. Các biến chứng của viêm xoang mạn tính

Bệnh viêm xoang mãn tính có thể gây một số biến chứng nguy hiểm
Bệnh viêm xoang mãn tính có thể gây một số biến chứng nguy hiểm

Viêm xoang mạn tính là một căn bệnh lành tính. Tuy nhiên nếu không được kiểm soát, điều trị đúng cách, viêm xoang mạn tính có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm não màng não: Nếu nhiễm trùng từ viêm xoang lan ra màng não, có thể dẫn đến viêm não màng não. Đây là tình trạng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng người bệnh.
  • Viêm xương hàm: Nhiễm trùng từ viêm xoang cũng có thể lan ra xương hàm, gây ra viêm xương hàm. Tình trạng này có thể gây đau đớn, sưng to và gây khó khăn trong việc nhai thức ăn.
  • Viêm mắt: Một biến chứng phổ biến khác của viêm xoang mạn tính đó là viêm mắt. Bệnh nhân sẽ có các dấu hiệu sưng đỏ, đau mắt, thậm chí khả năng nhìn cũng bị ảnh hưởng.
  • Tình trạng mệt mỏi và suy giảm chất lượng cuộc sống: Viêm xoang mạn tính kéo dài sẽ gây ra những triệu chứng khó chịu như đau đầu, đau mặt, nghẹt mũi liên tục, khiến người bệnh mệt mỏi.
  • Khó thở và khả năng phát hương mùi kém: Tắc nghẽn trong túi xoang có thể làm cho dòng không khí thông qua mũi bị hạn chế, gây khó thở, làm giảm khả năng phát hương mùi. Điều này có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm về thức ăn và mất khả năng phát hiện mùi nguy hiểm của người bệnh.

5. Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm xoang mạn tính

Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm xoang mãn tính
Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm xoang mãn tính

Các kiểm tra cận lâm sàng thường được chỉ định trong chẩn đoán viêm xoang mạn tính bao gồm:

  • Nội soi mũi: Bác sĩ sử dụng một dụng cụ hình ống nhỏ có nguyền sang và camera sẽ được đặt vào bên trong mũi cho phép quan sát bên trong mũi.
  • Chụp CT hay cộng hưởng tử (MRI): giúp đánh giá chi tiết vùng mũi và xoang, xác định được sự viêm nhiễm sâu bên trong hoặc sự tắc nghẽn mà khó có thể phát hiện được bằng nội soi.
  • Nuôi cấy vi khuẩn: việc nuôi cấy giúp xác định nguyên nhân, ví dụ như nấm hoặc vi khuẩn.
  • Test dị nguyên: Nếu nghi ngờ viêm xoang mạn tính do dị ứng, thì có thể thực hiện test dị ứng trên da. Test trên da là an toàn và nhanh chóng và có thể giúp xác định được chất gây ra tình trạng dị ứng này.

6. Điều trị viêm xoang mạn tính

Tùy theo tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị nội khoa hay phẫu thuật, cụ thể:

6.1. Điều trị nội khoa viêm xoang mạn tính không có Polyp mũi

Chữa viêm xoang mạn tính không có Polyp mũi bằng xịt mũi steroid
Chữa viêm xoang mạn tính không có Polyp mũi bằng xịt mũi steroid

Điều trị nội khoa viêm xoang mạn tính không có Polyp mũi tập trung vào việc giảm triệu chứng và kiểm soát tình trạng bệnh. Để xác định các yếu tố kích thích cụ thể, người bệnh sẽ cần làm các test dị ứng. Nhờ vào kết quả này, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp cần thiết để tránh các tác nhân gây ra viêm xoang.

Một trong những phương pháp điều trị khoa viêm xoang mạn tính không có Polyp mũi phổ biến là sử dụng steroid xịt mũi. Việc sử dụng steroid cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, thường kéo dài ít nhất từ 8 đến 12 tuần. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên kết hợp rửa mũi bằng nước muối, giúp làm sạch và thông thoáng đường xoang mũi hơn.

Với trường hợp bị nghi ngờ viêm mũi dị ứng, bác sĩ có thể đưa ra quyết định sử dụng thuốc kháng histamin để giảm triệu chứng. Đối với bệnh nhân bị tắc nghẽn mũi sẽ cần sử dụng các loại thuốc thông mũi để giảm thiểu triệu chứng. Trong một số tình huống cần thiết, việc sử dụng thuốc kháng sinh đường uống có thể được bác sĩ cân nhắc.

6.2. Điều trị nội khoa viêm xoang mạn tính có Polyp mũi

Chữa viêm xoang mạn tính có Polyp mũi bằng thuốc xịt mũi chứa corticoid
Chữa viêm xoang mạn tính có Polyp mũi bằng thuốc xịt mũi chứa corticoid

Trong quá trình điều trị nội khoa viêm xoang mạn tính có Polyp mũi, các phương pháp và loại thuốc được áp dụng nhằm kiểm soát triệu chứng và giảm sự phát triển của polyp mũi.

Một trong những phương pháp quan trọng trong việc kiểm soát viêm xoang mạn tính với polyp mũi là sử dụng thuốc xịt mũi chứa corticoid. Thuốc xịt mũi này giúp làm giảm viêm nhiễm trong đường xoang, từ đó làm giảm triệu chứng và kích thước của polyp mũi.

Tuy nhiên, nếu viêm xoang mạn tính với polyp mũi nghiêm trọng hoặc không đáp ứng sau khoảng 12 tuần điều trị ban đầu, bác sĩ có thể xem xét sử dụng một đợt ngắn steroid đường uống để kiểm soát viêm nhiễm và triệu chứng mạn tính.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định sử dụng thuốc đối kháng leukotriene. Loại thuốc này có khả năng giảm viêm và kiểm soát triệu chứng của bệnh.

6.3. Điều trị ngoại khoa

Chữa viêm xoang mạn tính bằng phẫu thuật nội soi
Chữa viêm xoang mạn tính bằng phẫu thuật nội soi

Nếu bệnh nhân không đạt được kết quả sau khi đã áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa thì có thể sẽ cần phẫu thuật nội soi mũi xoang. Quá trình phẫu thuật sẽ loại bỏ các cấu trúc bất thường trong đường xoang, từ đó khôi phục hệ thống dẫn lưu và thanh thải chất nhầy, giúp giảm triệu chứng đau đầu, áp lực và tắc nghẽn mũi.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có các bệnh lý suy giảm miễn dịch, đái tháo đường hay các tình trạng bệnh nền khác thì sẽ cần ưu tiên thực hiện điều trị các bệnh này trước khi phẫu thuật. Điều này giúp tăng khả năng thành công của phẫu thuật và đảm bảo tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.

6.4. Hỗ trợ điều trị viêm xoang mạn tính tại nhà

Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể kết hợp với các biện pháp hỗ trợ cải thiện viêm xoang tại nhà như:

  • Nhỏ, xông mũi bằng nước muối: Người bệnh có thể sử dụng nước muối sinh lý hay thuốc xịt mũi để làm loãng dịch nhầy trong mũi, giúp mũi thông thoáng. Ngoài ra, chúng còn giúp rửa sạch bụi bẩn, tác nhân gây dị ứng, vi khuẩn có trong mũi, hạn chế tình trạng viêm nhiễm.
  • Xông tinh dầu: Một số loại tinh dầu như bạch đàn, xả, gừng,… cũng có tác dụng rất tốt đối với người bị viêm xoang.
  • Chườm ấm: Chườm ấm xung tại hốc xoang sẽ giúp máu lưu thông tốt, giảm tình trạng sưng tấy và nghẹt mũi.

7. Cách phòng ngừa viêm xoang mạn tính

Một số cách phòng ngừa viêm xoang mạn tính hiệu quả
Một số cách phòng ngừa viêm xoang mạn tính hiệu quả

Để phòng ngừa viêm xoang mạn tính, mỗi người cần chủ động phòng tránh các yếu tố căn nguyên dẫn đến bệnh này, chẳng hạn như:

  • Khi bị viêm mũi xoang cấp tính cần điều trị sớm và dứt điểm tránh để tình trạng bệnh kéo dài.
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm.
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh.
  • Tránh ăn các thực phẩm nghi ngờ khả năng gây dị ứng như hải sản, các loại ấu trùng, một số loại hạt…
  • Vệ sinh mũi họng đều đặn mỗi ngày bằng nước muối sinh lý.
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học để nâng cao sức đề kháng cho thể, giúp chống lại virus gây bệnh.

Bài viết trên đã tổng hợp các nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị viêm xoang mạn tính. Hy vọng việc hiểu rõ về căn bệnh này sẽ giúp bạn biết cách phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Nguồn tham khảo:

[1] Chronic sinusitis – Symptoms and causes – Mayo Clinic. (2023, September 19). Mayo Clinic. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-sinusitis/symptoms-causes/syc-20351661

[2] Professional, C. C. M. (n.d.). Chronic sinusitis. Cleveland Clinic. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17700-chronic-sinusitis

[3] Kwon, E. (2023, August 8). Chronic sinusitis. StatPearls – NCBI Bookshelf. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK441934/

[4]Jewell, T. (2018, August 29). Chronic sinusitis. Healthline. https://www.healthline.com/health/chronic-sinusitis

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận