Vitamin D3 là một trong những loại vitamin quan trọng đối với cơ thể của chúng ta. Vậy vitamin D3 là gì? Loại vitamin này có những công dụng gì đối với sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để giải đáp các thắc mắc trên về loại vitamin này nhé!
1. Vitamin D3 là gì?
Vitamin D3 hay còn được biết đến với tên gọi khác là cholecalciferol-D3. Đây là một loại vitamin tan trong chất béo. Loại vitamin này giúp cơ thể hấp thụ và điều hòa lượng canxi và photpho trong thức ăn tốt hơn.
Vitamin D3 mang lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe. Chính vì vậy, trong y tế loại vitamin này được ứng dụng rộng rãi. Đặc biệt trong việc ngăn ngừa và điều trị các bệnh về xương khớp như còi xương, nhuyễn xương.
Bên cạnh đó, vitamin D3 còn được sử dụng để sản xuất các loại thuốc điều trị một số loại bệnh như: giảm phosphat máu, suy tuyến cận giáp, giả suy tuyến cận giáp,… Loại vitamin này còn được sử dụng để sản xuất thuốc nhỏ mắt hoặc đảm bảo lượng canxi ổn định đối với những người mắc bệnh thận.
2. Công dụng của vitamin D3 đối với sức khỏe
Như đã nhắc đến ở trên, vitamin D3 mang lại rất nhiều công dụng đối với sức khỏe cho người dùng. Cụ thể như sau:
2.1. Đối với xương khớp
Vitamin D3 là hợp chất cần thiết đối với cơ bắp và xương. Các nghiên cứu khoa học đã nhận định, việc bổ sung đầy đủ vitamin D3 sẽ giúp xương chắc khỏe. Bởi vitamin D được coi như chất dẫn truyền giúp ruột non hấp thụ canxi tốt hơn. Do đó, trong độ tuổi trưởng thành, việc điều chỉnh chế độ ăn uống giàu vitamin D3 và canxi giúp xương chắc khỏe. Đồng thời ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh loãng xương khi lớn tuổi.
2.2. Đối với hệ miễn dịch
Vitamin D3 có khả năng giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch. Loại vitamin này đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường chức năng của các tế bào miễn dịch như tế bào lympho B, T…
Lượng vitamin D3 thấp sẽ khiến cơ thể dễ bị virus, vi khuẩn tấn công. Từ đó, tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như: hen suyễn, lao phổi, cảm cúm, ho…
Việc bổ sung đầy đủ vitamin D3 có thể bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính và viêm phổi.
2.3. Đối với tâm trạng
Vitamin D3 còn ảnh hưởng đến tâm trạng. Nếu cơ thể không được bổ sung đầy đủ loại vitamin này sẽ dễ dẫn đến các vấn đề về rối loạn tâm lý, đặc biệt đối với người lớn tuổi, phụ nữ sau sinh. Bên cạnh đó, thiếu hụt vitamin D3 thường gặp những triệu chứng như:
- Mệt mỏi
- Chán ăn
- Khó ngủ
- Suy giảm trí nhớ
- Rụng tóc
Chính những điều này phần nào cũng khiến chúng ta cảm thấy stress, áp lực. Từ đó ảnh hưởng đến tâm trạng cũng như hiệu suất công việc thường ngày.
2.4. Đối với sức khỏe tim mạch
Vitamin D3 có khả năng kiểm soát huyết áp. Việc bổ sung loại vitamin này có thể giúp giảm huyết áp, đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và đột quỵ. Theo nhiều báo cáo, những người bị bệnh huyết áp cao và béo phì thường có hàm lượng vitamin D3 thấp.
2.5. Đối với cân nặng
Một trong những công dụng tuyệt vời của vitamin D3 mà ít người biết là khả năng giảm cân. Bổ sung vitamin D3 trong chế độ ăn uống hàng ngày giúp kiểm soát cân nặng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người phụ nữ có chỉ số BMI cân đối thường có hàm lượng vitamin D3 trong cơ thể cao hơn.
3. Cách giúp bổ sung vitamin D3
Để bổ sung vitamin D3, bạn có thể lựa chọn nhiều phương pháp khác nhau. Dưới đây là những cách bổ sung vitamin D3 hiệu quả:
3.1. Bổ sung vitamin D3 qua thực phẩm
Đây là cách bổ sung vitamin D3 an toàn và được các chuyên gia khuyến cáo. Bạn có thể thêm những loại thực phẩm sau vào chế độ ăn uống để bổ sung loại vitamin này:
- Thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như: dầu gan cá, cá hồi, cá thu, cá ngừ, gan bò, phô mai…
- Thực phẩm có nguồn gốc thực vật như: yến mạch, ngũ cốc, sữa đậu nành, hạnh nhân…
Xem thêm: Vitamin D3 có trong thực phẩm nào? Lưu ý khi bổ sung
3.2. Hấp thụ vitamin D3 từ ánh nắng mặt trời
Việc phơi nắng mỗi ngày từ 10 – 15 phút là phương pháp tổng hợp vitamin D3 đơn giản và hiệu quả. Bởi các tia UV từ mặt trời sẽ thúc đẩy làn da sản sinh ra vitamin D3. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn khung giờ phù hợp để tránh làn da bị tổn thương do chỉ số UV quá cao. Khung giờ thích hợp nhất để phơi nắng là trước 9 giờ sáng.
3.3. Dùng viên uống bổ sung vitamin D3
Bên cạnh các cách trên, bạn có thể sử dụng các viên uống bổ sung vitamin D3. Đây là biện pháp đơn giản, tiện dụng và giúp bạn kiểm soát hàm lượng vitamin D3 cần bổ sung, hạn chế nguy cơ thiếu hụt, dư thừa.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại vitamin D3 với hàm lượng khác nhau. Để đảm bảo an toàn, bạn nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc bổ sung nào.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, việc bổ sung vitamin D3 nên kết hợp cùng với các dưỡng chất khác như canxi nano, MK7. Đây là bộ 3 vàng giúp xương chắc khỏe, dẻo dai. Bên cạnh đó, đối với từng lứa tuổi thì cần chọn sản phẩm phù hợp. Ví dụ như ở lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên, ngoài bộ 3 trên thì cần bổ sung thêm kẽm, boron, đồng, acid folic, DHA,… để giúp phát triển chiều cao và trí tuệ cho các bé đang trong quá trình phát triển; phòng ngừa tình trạng còi xương, thấp còi.
4. Liều lượng Vitamin D3 theo khuyến nghị cho từng lứa tuổi
Dưới đây là hàm lượng vitamin D3 khuyến nghị bổ sung mỗi ngày cho từng lứa tuổi theo Bộ Thực phẩm và Dinh dưỡng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ.
Độ tuổi |
Giới tính |
|
Nam |
Nữ |
|
0 – 12 tháng |
400 IU |
400 IU |
1 – 13 tuổi |
600 IU (15 mcg) |
600 IU (15 mcg) |
14 – 18 tuổi |
600 IU (15 mcg) |
600 IU (15 mcg) |
19 – 50 tuổi |
600 IU (15 mcg) |
600 IU (15 mcg) |
51 – 70 tuổi |
600 IU (15 mcg) |
600 IU (15 mcg) |
Trên 70 tuổi |
800 IU (20 mcg) |
800 IU (20 mcg) |
5. Những câu hỏi thường gặp về vitamin D3
Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp khi sử dụng vitamin D3 và lời giải đáp giúp bạn yên tâm bổ sung loại vi chất này cho bản thân và gia đình.
5.1. Vitamin D3 khác với vitamin D như thế nào?
Vitamin D3 là một trong các dạng tự nhiên của vitamin D (gồm vitamin D1, D2, D3, D4, D5), được tìm thấy trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật như trứng, gan, hải sản… Khi được hấp thu vào cơ thể, vitamin D3 sẽ chuyển hóa thành vitamin D, có tác dụng tích cực đến sức khỏe xương khớp.
5.2. Nên bổ sung vitamin D3 khi nào?
Vitamin D3 có đặc tính tan trong chất béo, do đó, bạn có thể bổ sung loại vitamin này trong bữa ăn để tăng khả năng hấp thu vitamin D3 của cơ thể. Ngoài ra nên hạn chế sử dụng vitamin D3 vào buổi tối để tránh gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Xem thêm: [CẨM NANG] Uống vitamin D3 vào lúc nào trong ngày?
5.3. Vitamin D3 có gây ra tác dụng phụ không?
Vitamin D3 khá an toàn đối với cơ thể nếu sử dụng đúng cách. Do đó, nếu lạm dụng vitamin D3, đặc biệt là dạng thuốc, có thể dẫn đến tác dụng phụ, trong đó thường gặp nhất là tăng canxi máu. Hậu quả của tình trạng này có thể dẫn đến sỏi thận, hoạt động của tim và não bị cản trở.
Ngoài ra, bạn có thể gặp phải các phản ứng dị ứng như nổi mề đay, khó thở, sưng, đau ngực, giảm cân không rõ lý do, đau cơ hoặc xương, buồn nôn và nôn, táo bón,…
5.4. Nên phòng ngừa tác dụng phụ của vitamin D3 như thế nào?
Để ngăn ngừa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng vitamin D3, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cần thăm khám bác sĩ trước khi bổ sung vitamin D3 để được tư vấn liều lượng phù hợp.
- Nếu bạn có tiền sử mắc bệnh lý ở thận, gan, tiểu đường,… hãy cân nhắc khi sử dụng thuốc bổ sung vitamin D, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh các nguy cơ xấu xảy ra.
- Phụ nữ mang thai và sau sinh, trẻ em cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung và những lưu ý trong quá trình sử dụng.
- Trường hợp bổ sung vitamin D3 từ thực phẩm, hãy đảm bảo nguồn thực phẩm đảm bảo an toàn, không chứa hóa chất. Tốt nhất nên chọn mua thực phẩm tại các nơi uy tín, chất lượng.
Trên đây là những chia sẻ về vitamin D3 và những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về loại vitamin này.
Bài viết liên quan: Canxi nano là gì? Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ