5 loại vitamin làm giảm táo bón hiệu quả nên bổ sung

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
9 Tháng tám 2022

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
2109

Có rất nhiều cách làm giảm táo như ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, massage bụng, … thì không thể bỏ qua việc bổ sung vitamin làm giảm táo bón. Vì vitamin có tác dụng làm mềm phân tự nhiên giúp việc tống chất thải ra ngoài dễ dàng, cải thiện tình trạng táo bón.

1. Uống các loại vitamin này có thể giúp giảm táo bón của bạn

Vitamin sử dụng với liều lượng vừa phải mỗi ngày không những giúp ích cho cơ thể, hệ tiêu hóa mà còn giúp khắc phục và kiểm soát bệnh táo bón. Nên bổ sung những loại vitamin làm giảm táo bón dưới đây.

1.1. Vitamin C

Uống vitamin C giúp cải thiện tình trạng táo bón
Uống vitamin C giúp cải thiện tình trạng táo bón

Vitamin C thuộc loại vitamin dễ tan trong nước, rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất của cơ thể. Mặt khác, Vitamin C không hoà tan có tác dụng thẩm thấu vào ống tiêu hóa, sẽ giúp hấp thu lượng lớn nước vào ruột và giúp làm mềm phân, giảm táo bón.

Tuy nhiên, có trường hợp uống vitamin C bị táo bón là do dùng quá nhiều vitamin C sẽ có hại, gây tiêu chảy, buồn nôn, co thắt dạ dày. Ngoài ra, vitamin C gây táo bón là vì vitamin C giúp hấp thụ quá nhiều chất sắt từ thực phẩm và có thể gây táo bón tồi tệ hơn. Vì vậy cần bổ sung vitamin C đúng liều lượng để nâng cao sức đề kháng và cải thiện tiêu hóa.

Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH) liều lượng vitamin C cần bổ sung mỗi ngày đối với người lớn khoảng 2000g/ngày, trẻ em khoảng 400 – 1800mg/ngày. Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ mà lượng Vitamin C bổ sung có thể chênh lệch nhau.

Một số thực phẩm giàu vitamin C có thể ăn mỗi ngày để giảm tình trạng táo bón như dứa, dâu tây, cam, bưởi, cà chua, súp lơ xanh, ….

1.2. Vitamin B5

Khi lâu ngày không đi vệ sinh được, bạn có thể dùng vitamin B5
Khi lâu ngày không đi vệ sinh được, bạn có thể dùng vitamin B5

Vitamin B5 hay còn gọi là acid pantothenic có thể làm giảm táo bón bằng cách kích thích sự co cơ trong hệ tiêu hóa của bạn, giúp di chuyển phân qua ruột làm giảm táo bón. Tuy nhiên, nếu người bệnh sử dụng liều cao vào lúc đói có thể gây phản ứng phụ đó là tiêu chảy. Vì vậy, người bệnh chỉ nên sử dụng vitamin B5 với liều lượng vừa phải.

Khuyến cáo người lớn chỉ nên sử dụng 5mg vitamin B5 mỗi ngày. Phụ nữ mang thai dùng khoảng 6mg mỗi ngày. Phụ nữ cho con bú tăng lên khoảng 7mg mỗi ngày. Trẻ em dưới 18 tuổi sử dụng từ 1,7 – 5mg mỗi ngày.

1.3. Vitamin B9

Vitamin B9 thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giúp giảm táo bón
Vitamin B9 thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giúp giảm táo bón

Vitamin B9 hay còn gọi là axit folic giúp điều trị táo bón trong trường hợp nặng bằng cách kích thích hình thành axit tiêu hóa. Nếu mức axit tiêu hóa thấp, việc tăng axit tiêu hóa sẽ làm tăng tốc độ tiêu hóa, giúp phân di chuyển qua đại tràng nhanh hơn.

Liều dùng được khuyên cáo với người trưởng thành nên sử dụng 400mcg/ngày, trẻ em từ 1 – 18 tuổi có thể dùng với liều từ 150 – 400mcg/ngày. Bạn có thể bổ sung axit folic bằng các thực ăn như rau bina, ngũ cốc, bông cải xanh, đu đủ, măng tây, các loại hạt như đậu phộng, hạnh nhân, hướng dương, …

1.4. Vitamin B12

Vitamin B12 ngăn ngừa tình trạng táo bón hiệu quả
Vitamin B12 ngăn ngừa tình trạng táo bón hiệu quả

Thiếu vitamin B12 có thể gây táo bón. Vì vậy, bạn cần bổ sung đầy đủ vitamin này cho cơ thể để ngăn ngừa và làm giảm táo bón. Bạn có thể bổ sung vitamin B12 ngăn táo bón thông qua chế độ ăn uống, ăn một số thực phẩm như gan bò, cá hồi, cá ngừ, cá trích, ….

Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung bằng viên uống thực phẩm chức năng. Người lớn dùng 2,4mcg/ngày, trẻ em dưới 18 tuổi dùng khoảng 0,4 – 2,4mcg/ngày.

1.5. Vitamin B1

Vitamin B1 hay còn gọi là thiamine giúp tiêu hóa tốt. Khi cơ thể thiếu hụt quá trình chuyển hóa sẽ bị rối loạn dẫn đến tình trạng hệ tiêu hóa hoạt động chậm, gây táo bón. Vì vậy, để giảm và cải thiện tình trạng táo bón, nên cung cấp đủ vitamin B1 cho cơ thể thông quá thức ăn hoặc viên uống bổ sung vitamin.

Bổ sung vitamin B1 kích thích tiêu hóa, cải thiện táo bón
Bổ sung vitamin B1 kích thích tiêu hóa, cải thiện táo bón

Liều lượng vitamin B1 được khuyến cáo, với phụ nữ nên uống khoảng 1,1mg vitamin B1 mỗi ngày, đàn ông khoảng 1,2mg vitamin B1 mỗi ngày, trẻ em từ 1 – 18 tuổi, liều dùng tùy thuộc vào độ tuổi có thể từ 0,5 – 1mg vitamin B1 mỗi ngày.

Một số thực phẩm giàu vitamin B1 nên ăn như đậu xanh, măng tây, bắp cải tí hon, cá trích, rau bina, các loại hạt như hạt mè, hạt hướng dương, hạt dẻ cười, ….

2. Vitamin có thể làm cho táo bón tồi tệ hơn

Thực sự một số chất bổ sung vitamin bao gồm các khoáng chất canxi và sắt có thể làm tăng nguy cơ táo bón. Do một số thành phần được sử dụng để tạo viên nén vitamin như lactose hoặc talc cũng có thể gây táo bón.

Nếu bạn bị táo bón do sử dụng liều lượng vitamin hàng ngày hãy nói với bác sĩ để được đưa ra lời khuyên ngừng uống vitamin hoặc chuyển sang dạng khác, giảm liều lượng. Trường hợp bị bệnh mãn tính phải sử dụng vitamin thì không nên ngừng sử dụng mà hãy nói chuyện với bác sĩ để được đưa ra lời khuyên tốt nhất.

Cần thận trọng khi uống vitamin vì có thể làm tình trạng táo bón nặng hơn
Cần thận trọng khi uống vitamin vì có thể làm tình trạng táo bón nặng hơn

Phản ứng phụ

Một số vitamin khi uống vào có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là khi trộn với các loại vitamin, chất bổ sung hoặc thuốc khác. Thậm chí có một số vitamin có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh lý đã có từ trước. Lúc này, người bệnh cần phải nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại vitamin nào để giảm táo bón.

Cẩn trọng liều lượng

Vitamin an toàn cho người sử dụng khi sử dụng đúng liều, đủ hàm lượng. Tuy nhiên một số người cần tránh sử dụng vì có thể làm cho tình trạng táo bón nặng thêm. Vitamin thuốc nhóm thuốc OTC không kê đơn, bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng một số vitamin mới hoặc tăng liều lượng của bạn.

Vitamin có thể không an toàn hoặc không hiệu quả cho những đối tượng:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ sơ sinh: Trẻ em khi bị táo bón cha mẹ không nên tự ý cho trẻ sử dụng các loại vitamin, nếu muốn cho trẻ sử dụng phải hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Những người bị bệnh đường tiêu hóa: Mắc các bệnh đường tiêu hóa sử dụng vitamin và các thuốc khác sẽ không mang lại hiệu quả tối ưu, sử dụng gây lãng phí thậm chí có thể gây tác dụng phụ.
  • Những người mắc bệnh mãn tính hoặc bệnh tật: Một số người mắc các bệnh mãn tính uống một số loại vitamin có thể khiến cho tình trạng sức khỏe của mình trở nên tồi tệ hơn. Một số vitamin cũng có thể tương tác với một số thuốc và chất bổ sung mà bạn có thể đang dùng để điều trị tình trạng của mình.

3. Phòng ngừa táo bón

Cách phòng ngừa bệnh táo bón ai cũng nên lưu ý
Cách phòng ngừa bệnh táo bón ai cũng nên lưu ý

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bên cạnh việc dùng vitamin giảm táo bón, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách bổ sung chất xơ, uống nhiều nước, tập thể dục, giảm căng thẳng. Cụ thể sau đây:

  • Bổ sung chất xơ: Ăn những thực phẩm giàu chất xơ như đậu, ngũ cốc, trái cây, rau, …Các thức ăn giàu chất xơ này giúp tiêu hóa của bạn hoạt động trơn chu, tránh tình trạng táo bón.
  • Uống nhiều nước hơn: Uống nước không chỉ giúp thanh lọc, đào thải chất độc hại ra ngoài cơ thể mà còn giúp cho hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn, đi ngoài dễ dàng hơn, không lo táo bón.
  • Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên giúp kích thích hệ tiêu hóa và cải thiện khả năng đi ngoài của phân. Bạn có thể đi bộ, chạy, …
  • Giảm căng thẳng: Căng thẳng là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón, bạn nên tránh các tác nhân gây căng thẳng, dành nhiều thời gian thư giãn và tham gia các hoạt động vui chơi.
  • Sử dụng men vi sinh.

Men vi sinh được đánh giá rất an toàn trong việc sử dụng phòng ngừa táo bón nhờ bổ sung lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Bạn nên chọn men vi sinh chứa thành phần Probiotic là các vi khuẩn có lợi và Prebiotic là các chất xơ hòa tan để sử dụng mỗi ngày. Đặc biệt men vi sinh đó được sản xuất bằng công nghệ hiện đại Lab2Pro có lớp màng bao bọc giúp bảo vệ men vi sinh trong đường ruột, từ đó phát huy tác dụng tối ưu trong hệ tiêu hóa, kích thích tiêu hóa, tăng cường hấp thu, ngăn ngừa táo bón.

Vitamin có tác dụng tốt đối với tiêu hóa, giúp làm mềm phân, hỗ trợ điều trị táo bón. Tuy nhiên, trước khi sử dụng vitamin làm giảm táo bón nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bài viết liên quan: 6+ những loại thuốc trị táo bón nhanh chóng và hiệu quả

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.