Bệnh tiêu chảy và tất tần tật những vấn đề liên quan

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
10 Tháng sáu 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
17446

Bệnh tiêu chảy là một trong những căn bệnh rối loạn tiêu hóa mà ai cũng từng gặp phải. Bệnh tiêu chảy có thể lây lan nhanh và bùng trở thành dịch lớn. Mùa hè là thời điểm mà căn bệnh này diễn tiến nhanh hơn do điều kiện thời tiết nóng ẩm. Để hiểu thêm về bệnh tiêu chảy và tất tần tật những vấn đề liên quan các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây!

1. Tiêu chảy là bệnh gì?

Cẩn thận với bệnh tiêu chảy dù là ở người lớn hay trẻ nhỏ
Cẩn thận với bệnh tiêu chảy dù là ở người lớn hay trẻ nhỏ

Tiêu chảy (tên tiếng anh: diarrhea) là tình trạng đi ngoài ra phân lỏng tần suất bằng hoặc nhiều hơn 3 lần trong một ngày. Tuy là một căn bệnh thường gặp nhưng theo nghiên cứu của trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ thì đây là 1 trong 9 căn bệnh thường gây tử vong ở trẻ nhất là các bé dưới 5 tuổi.

Để xác định rõ căn bệnh này, các bạn cần chú ý:

  • Số lần đi ngoài tăng đột ngột hay không
  • Tình trạng phân chuyển từ rắn sang lỏng và chứa nhiều dịch nhầy
  • Thay đổi màu sắc hoặc trong phân lẫn máu.

2. Phân loại các loại bệnh tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy được chia thành những loại nào?
Bệnh tiêu chảy được chia thành những loại nào?

Các chuyên gia y tế đã chia bệnh tiêu chảy thành 4 cấp độ khác nhau dựa trên các đặc điểm như thời gian, mức độ nghiêm trọng và tính chất của phân. Cụ thể đó là:

  • Tiêu chảy cấp tính: Tiêu chảy kéo dài trong một thời gian ngắn khoảng một vài ngày đến một tuần thì khỏi. Thông thường người bệnh bị tiêu chảy do cơ thể bị dị ứng thực phẩm, nước bị ô nhiễm, nhiễm khuẩn ( E.coli, tả, thương hàn…) hoặc tiêu chảy do Rotavirus.
  • Tiêu chảy mãn tính: Tình trạng bệnh kéo dài hơn 4 tuần và tái đi tái lại trong một khoảng thời gian dài. Kèm theo đó là các triệu chứng như: đau bụng, đầy hơi., buồn nôn, phân có máu… Nếu không có sự can thiệp và điều trị của y học thì người bệnh rất dễ bị suy nhược cơ thể và để lại nhiều biến chứng sau này.
  • Tiêu chảy thẩm thấu: Tiêu chảy do giảm hấp thu dịch, chất điện giải và dinh dưỡng được coi là tiêu chảy thẩm thấu. Mức độ tiêu chảy từ nhẹ đến vừa, khối lượng phân từ 250ml đến 1 lít/ngày. Sự không hấp thu được một chất dinh dưỡng đơn thuần như lactose thường gây ra triệu chứng trướng bụng hơn là tiêu chảy, trừ trường hợp nặng. Hiện tượng tiêu chảy thẩm thấu sẽ dừng lại khi chúng ta ngừng ăn những thực phẩm đó.
  • Tiêu chảy xuất tiết: Là sự rối loạn về chuyển tải ion trong các tế bào biểu mô của ruột làm tăng sự bài tiết và giảm hấp thu hoặc là cả hai. Đối với hiện tượng tiêu chảy này thì việc ngừng ăn không có tác dụng.

3. Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy

Nhiễm khuẩn đường ruột

Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy thường gặp là do nhiễm khuẩn đường ruột
Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy thường gặp là do nhiễm khuẩn đường ruột

Mầm bệnh từ bên ngoài đi vào cơ thể, kích thích các mô trong đường tiêu hóa, gây viêm nhiễm là nguyên nhân chính gây tiêu chảy, thường gặp khi bạn ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chứa vi khuẩn Salmonella, Clostridium, khuẩn tụ cầu… dẫn tới ngộ độc.

Việc tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm, dùng các món ăn như rau sống, gỏi, đồ tái sống… được tưới bằng nước bẩn, phân tươi sẽ tăng nguy cơ lây truyền vi khuẩn và các loại ký sinh trùng.

Vệ sinh kém

Điều kiện vệ sinh kém cũng làm tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn gây tiêu chảy nhiễm trùng. Vì vậy, mỗi người cần chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân, không gian để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Rối loạn vi sinh đường ruột

Rối loạn vi sinh đường ruột làm tăng nguy cơ bị tiêu chảy
Rối loạn vi sinh đường ruột làm tăng nguy cơ bị tiêu chảy

Nhiều người thường xuyên phải sử dụng thuốc kháng sinh vô tình tiêu diệt các vi khuẩn có lợi bên trong đường ruột gây mất cân bằng hệ vi sinh làm giảm hấp thu, tăng nhu động ruột. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần phân lỏng hoặc sống phân.

>> Xem thêm: Đau bụng tiêu chảy phải làm sao?

Không hấp thu đường

Nhiều người không dung nạp được các loại đường như lactose, glucose-galactose, fructose từ các loại trái cây, mật ong, sữa và chế phẩm từ sữa… nên dễ bị sôi bụng ỉa chảy khi sử dụng các loại thực phẩm có chứa các loại đường này.

>> Xem thêm: Sôi bụng tiêu chảy là bệnh gì?

Ngộ độc thực phẩm

Tiêu chảy là hiện tượng dễ gặp nhất nếu bạn bị ngộ độc thực phẩm
Tiêu chảy là hiện tượng dễ gặp nhất nếu bạn bị ngộ độc thực phẩm

Tình trạng ngộ độc thực phẩm cũng dẫn đến bệnh tiêu chảy khi các bạn ăn phải thức ăn ôi thiu hoặc các loại thức ăn chứa phụ gia độc hại. Khi bị ngộ độc thực phẩm người bệnh sẽ nôn ói, bụng đau dữ dội, tiêu chảy kèm theo sốt cao. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Hội chứng ruột kích thích

Ruột kích thích là căn bệnh thường xảy ra ở những người thay đổi thói quen ăn uống đột ngột hoặc sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh lý. Lúc này nhu động ruột của người bệnh sẽ bị co thắt quá mức, dẫn đến đau bụng đi ngoài liên tục.

>> Tìm hiểu thêm: Làm gì để hết tiêu chảy kéo dài?

Viêm đại tràng

Người bệnh viêm đại tràng thường bị rối loạn tiêu hóa, trong đó có tình trạng ỉa chảy. Bệnh xuất phát do nhiễm vi khuẩn (Shigella, Samonella…), ký sinh trùng, nấm, ngộ độc hóa chất, hoặc do rối loạn thần kinh thực vật, áp lực, căng thẳng tâm lý…

4. Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết bệnh tiêu chảy

Nhận biết ỉa chảy thông qua những triệu chứng như đau bụng đi ngoài liên tục, buồn nôn,...
Nhận biết ỉa chảy qua những triệu chứng như đau bụng đi ngoài liên tục, buồn nôn,…

Bệnh tiêu chảy nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến rất nhiều nguy hiểm đặc biệt là ở trẻ em. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh tiêu chảy thường có những dấu hiệu và triệu chứng như sau:

  • Đi ngoài phân lỏng như nước với tần suất nhiều hơn 3 lần/ngày.
  • Đau quặn bụng
  • Sốt
  • Trong phân có lẫn máu
  • Buồn nôn
  • Liên tục có cảm giác cần đi vệ sinh
  • Tiêu chảy nhiễm trùng.

5. Tiêu chảy lây qua đường nào?

Bạn cần biết những đường lây truyền của bệnh tiêu chảy để phòng tránh
Bạn cần biết những đường lây truyền của bệnh tiêu chảy để phòng tránh

Bệnh tiêu chảy có thể lây qua các con đường như:

  • Khi bạn chạm vào phân của người bị nhiễm bệnh (chẳng hạn như khi chạm vào tã bẩn)
  • Khi bạn chạm vào đồ vật bị nhiễm phân của người bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn và sau đó tay bị nhiễm chạm vào miệng hay thực phẩm.
  • Khi bạn sử dụng các thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm

6. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy

Đối tượng dễ bị mắc bệnh ỉa chảy theo thông tin từ Bộ Y tế
Đối tượng dễ bị mắc bệnh ỉa chảy theo thông tin từ Bộ Y tế

Bệnh tiêu chảy rất dễ lây nhiễm và bùng phát thành dịch, tuy nhiên Bộ Y tế khuyến cáo những người có nguy cơ cao dễ mắc tiêu chảy bao gồm:

  • Những người ăn uống và sống gần với người bị tiêu chảy dễ mắc bệnh nếu không áp dụng các biện pháp phòng bệnh;
  • Dân cư tại những khu vực sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh, đổ thẳng phân ra cống, mương, ao, hồ, sông, suối…;
  • Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm;
  • Có tập quán ăn uống không hợp vệ sinh, hay ăn rau sống, thủy hải sản chưa nấu chín kỹ;
  • Sử dụng phân tươi hoặc phân chưa được xử lý đảm bảo vệ sinh trong trồng trọt;
  • Dân cư tại khu vực bị ngập lụt và sau ngập lụt…

>> Xem thêm: Tiêu chảy có lây không và những con đường truyền nhiễm bệnh

7. Những biến chứng của bệnh tiêu chảy

Nếu không cầm tiêu chảy kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Nếu không cầm tiêu chảy kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Tiêu chảy là căn bệnh có thể kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Nếu được xử lý đúng cách, bệnh sẽ không gây ảnh hưởng nhiều sức khỏe. Tuy nhiên, nếu chủ quan không phát hiện, điều trị kịp thời khi bị tiêu chảy có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng nhất là ở trẻ nhỏ khiến trẻ rơi vào hôn mê, suy kiệt, ảnh hưởng đến sức khỏe, gây trụy mạch, suy dinh dưỡng, mất nước. Cụ thể một vài biến chứng có thể xảy ra do tiêu chảy như:

  • Nếu đi ngoài quá nhiều lần có thể gây hăm loét đỏ ở vùng quanh hậu môn.
  • Suy dinh dưỡng: Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi, tác động bất lợi đến sự tăng trưởng của trẻ em và sự phát triển nhận thức. Lý do chính là trẻ ăn ít đi trong khi bị tiêu chảy và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng bị giảm một phần. Trẻ em chết vì tiêu chảy phần lớn đều bị suy dinh dưỡng, đồng thời tiêu chảy cũng sẽ khiến cho tình trạng suy dinh dưỡng trở nên tồi tệ hơn.
  • Mất nước: Mối đe dọa nghiêm trọng nhất do tiêu chảy là mất nước. Trong giai đoạn tiêu chảy, nước và chất điện giải (natri, clorua, kali và bicarbonate) bị mất qua phân lỏng, nôn mửa, mồ hôi, nước tiểu và thở. Nếu những mất mát này không được thay thế có thể gây co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong.
  • Đặc biệt, ở trẻ nhỏ và những người bị suy dinh dưỡng hoặc suy giảm khả năng miễn dịch, tiêu chảy càng nghiêm trọng hơn, dễ dẫn đến mất chất lỏng và đe dọa tính mạng. Đối với người bị nhiễm HIV, nếu mắc bệnh tiêu chảy, tỷ lệ tử vong cao gấp 11 lần so với người bình thường.

8. Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Nếu bị tiêu chảy kèm theo những triệu chững bất thường thì cần đi khám ngay
Nếu bị tiêu chảy kèm theo những triệu chững bất thường thì cần đi khám ngay

Đối với người lớn, bạn cần đến gặp bác sĩ nếu:

  • Tình trạng tiêu chảy kéo dài nhiều ngày
  • Có dấu hiệu mất nước như khô miệng, khát nước, khô mắt, tiểu ít, hạ huyết áp
  • Đau bụng hoặc đau trực tràng dữ dội
  • Phân có máu hoặc có màu đen
  • Sốt cao hơn 39ºC

>> Đọc ngay: Tiêu chảy kèm sốt nguy hiểm như thế nào và cách xử lý

Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ, tiêu chảy có thể gây mất nước nhanh chóng. Do đó, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất ngay nếu thấy các triệu chứng không cải thiện trong vòng 24 giờ hoặc trẻ có các biểu hiện:

  • Dần trở nên mất nước rõ hơn
  • Sốt cao hơn 39ºC
  • Phân có máu hoặc có màu đen

>> Xem thêm: Làm gì khi trẻ bị tiêu chảy?

9. Phương pháp chẩn đoán bệnh tiêu chảy

Các phương pháp chẩn đoán bệnh tiêu chảy phổ biến hiện nay
Các phương pháp chẩn đoán bệnh tiêu chảy phổ biến hiện nay

Sau khi nghe mô tả về các triệu chứng mà bạn đang gặp phải, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe, hỏi về các loại thuốc bạn đang sử dụng và có thể yêu cầu thực hiện một vài xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh. Các xét nghiệm đó gồm:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC) có thể giúp cho thấy tác nhân gây ra tiêu chảy.
  • Xét nghiệm phân: Bạn có thể cần lấy mẫu phân theo hướng dẫn để bác sĩ kiểm tra dưới kính hiển vi và tìm các loại vi khuẩn hay ký sinh trùng gây ra bệnh.
  • Nội soi đại tràng: Bác sĩ sẽ dùng một ống mảnh, dài, có gắn đèn và máy thu hình nhỏ ở đầu để luồn vào trong trực tràng đến đại tràng. Từ đó, hình ảnh bên trong của cơ quan này được ghi lại và cho phép bác sĩ nhìn thấy những tổn thương tại đây. Ống nội soi cũng được trang bị một dụng cụ có thể giúp lấy một mẫu mô nhỏ (sinh thiết) từ đại tràng ra ngoài để kiểm tra trong phòng thí nghiệm.

10. Điều trị bệnh tiêu chảy

Cách chữa tiêu chảy như thế nào vừa nhanh chóng lại an toàn?
Cách chữa tiêu chảy như thế nào vừa nhanh chóng lại an toàn?

Bệnh tiêu chảy ở thể nhẹ có thể hết trong khoảng 1-3 ngày. Tuy nhiên trong trường hợp khắc phục tại nhà không có kết quả các bạn hãy liên hệ với các bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị tiêu chảy kịp thời.

Bù nước và điện giải khi bị tiêu chảy

Đây là điều đầu tiên bạn cần thực hiện khi bị tiêu chảy kể cả ở người lớn hay trẻ em. Đối với người lớn, bạn có thể uống nước trái cây hay pha bột thuốc bổ sung nước và điện giải (như oresol). Nếu không thể uống nước do gây ra cảm giác buồn nôn hay đau dạ dày, bạn có thể cần được truyền dịch qua tĩnh mạch.

Đối với trẻ em, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để sử dụng các dung dịch bù nước và điện giải đúng cách để ngăn ngừa tình trạng mất nước xảy ra.

>> Xem thêm: Bị tiêu chảy nên ăn gì giúp bù nước bù khoáng và nhanh hồi phục?

Thuốc kháng sinh

Trường hợp bệnh tiêu chảy được xác định là do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra, thuốc kháng sinh có thể giúp điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây bệnh là virus thì kháng sinh sẽ không có tác dụng. Biện pháp sử dụng thuốc kháng sinh cần được các bác sĩ chỉ định, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc và sử dụng nhất là cho trẻ nhỏ.

Có thể sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định để cầm tiêu chảy
Có thể sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định để cầm tiêu chảy

Điều chỉnh các thuốc đang sử dụng

Nếu nhận thấy một loại thuốc kháng sinh mà bạn đang sử dụng chính là nguyên nhân gây tiêu chảy, bác sĩ có thể giảm liều dùng xuống hoặc thay đổi sang loại thuốc khác để giúp chấm dứt tác dụng phụ này.

Điều trị các bệnh lý gây ra tiêu chảy

Trong trường hợp tiêu chảy là triệu chứng của một bệnh lý khác, chẳng hạn như viêm ruột, bác sĩ sẽ phải tìm cách điều trị vấn đề đó trước. Sau đó mới tiến hành điều trị chứng bệnh tiêu chảy.

11. Biện pháp phòng ngừa bệnh tiêu chảy

Để phòng ngừa bệnh tiêu chảy, các bạn có thể áp dụng các biện pháp như sau:

  • Rửa tay đúng cách làm giảm sự lây lan của vi khuẩn có thể gây ra tiêu chảy.
  • Tiêm vắc-xin rotavirus để ngăn ngừa tiêu chảy do rotavirus.
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.
  • Bảo vệ nguồn nước để tránh tình trạng lây lan dịch bệnh.
  • Bảo quản thực phẩm tốt, không nên sử dụng lại thực phẩm đã để qua đêm.
  • Khi đi du lịch, hãy chắc chắn rằng bất cứ thứ gì trẻ ăn và đồ uống đều an toàn. Điều này thậm chí còn quan trọng hơn khi đi du lịch đến các nước đang phát triển.
Những biện pháp phòng ngừa bệnh tiêu chảy
Những biện pháp phòng ngừa bệnh tiêu chảy

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn tránh mắc bệnh tiêu chảy khi đi du lịch các bạn nên:

  • Không uống nước máy hoặc dùng nước máy để đánh răng
  • Không sử dụng đá lạnh làm từ nước máy
  • Không uống sữa chưa tiệt trùng (do chưa diệt được các vi khuẩn gây tiêu chảy)
  • Không ăn trái cây và rau tươi khi chưa được rửa sạch và gọt vỏ
  • Không ăn thịt hoặc cá chưa nấu chín
  • Không ăn thực phẩm từ người bán hàng rong

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung men vi sinh để giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng tiêu chảy, đặc biệt là cho trẻ nhỏ. Men vi sinh bạn chọn nên có nguồn gốc tự nhiên đảm bảo hỗ trợ hệ tiêu hóa và có thể tăng cường hệ miễn dịch an toàn.

Nên chọn và sử dụng men vi sinh chứa thành phần lợi khuẩn Probiotics và chất xơ Prebiotics, được bào chế bằng công nghệ bao kép LAB2PRO. Trong đó, vi khuẩn có lợi Probiotics có tác dụng tăng miễn dịch để chống lại tác nhân gây bệnh, kích thích tiêu hóa, hạn chế triệu chứng tiêu chảy. Lợi khuẩn này phát huy tối đa tác dụng khi có Prebiotics. Về cơ bản, Prebiotics chính là thức ăn của vi khuẩn có lợi, giúp chúng duy trì sự sống và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng.

Nếu các lợi khuẩn có trong thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày rất dễ bị tiêu diệt khi đi qua dịch dạ dày, thì lợi khuẩn trong men vi sinh được bảo vệ bởi lớp bao kép của công nghệ bào chế LAB2PRO. Điều này giúp bảo vệ vi khuẩn có lợi và “thức ăn” của chúng hoàn toàn “nguyên vẹn” trước dịch acid của dạ dày. Từ đó giúp tái tạo lại sự cân bằng vi khuẩn trong ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và kích thích bé ăn ngon miệng hơn. (Chi tiết xem thêm sản phẩm tại đây).

Không chỉ có tác dụng với bệnh tiêu chảy, men vi sinh này còn có tác dụng với các triệu chứng đầy hơi, táo bón. Đặc biệt với trẻ nhỏ, men vi sinh sẽ giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột an toàn và tăng cường hấp thu dưỡng chất từ thức ăn khi trẻ phải dùng thuốc kháng sinh vì bệnh lý nào đó. Bởi ở giai đoạn những năm tháng đầu đời này, hệ miễn dịch của trẻ còn yếu ớt nên khi phải sử dụng kháng sinh sẽ khiến hệ vi sinh đường ruột thay đổi, tiêu hóa rối loạn, trẻ có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy… Đồng thời men vi sinh này cũng giúp tăng sức đề kháng cho trẻ do cơ chế miễn dịch chưa hoàn thiện nên trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn, ốm vặt…

Tổng quan về bệnh tiêu chảy và tất tần tật những vấn đề liên quan này sẽ là những thông tin bổ ích nhất dành cho tất cả mọi người trong việc chăm sóc và bảo vệ bản thân và gia đình khỏi những tác nhân xấu gây bệnh.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.