Các loại trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất có tác dụng cải thiện miễn dịch, giúp người bệnh sốt xuất huyết tăng sức đề kháng, chống lại sự tấn công của virus gây bệnh. Vậy các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân sốt xuất huyết nên ăn trái cây gì?
1. Tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Bệnh lây truyền khi bị muỗi vằn (Aedes aegypti) mang mầm bệnh đốt. Loài muỗi này sinh sống chủ yếu ở những nơi có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Do đó, thời điểm thuận lợi để sốt xuất huyết có thể bùng phát thành dịch là vào mùa hè hoặc mùa mưa.
Khi hút máu từ người mắc bệnh, muỗi sẽ truyền virus Dengue sang cho người khỏe mạnh qua vết đốt. Khoảng sau 8 – 11 ngày nhiễm virus, cơ thể người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như: phát ban, sốt cao, ói mửa,…
Bên cạnh đó, bệnh còn có các dấu hiệu khác như:
- Sốt cao liên tục trên 39 độ C và rất khó hạ sốt.
- Chảy máu chân răng, chảy máu cam, nôn ra máu, đi ngoài ra máu.
- Các nốt xuất huyết xuất hiện trên da.
- Đau phía sau mắt
- Đau đầu, đau bụng và đau xương khớp.
- Khi hết sốt sẽ có biểu hiện tím môi, tay chân lạnh, người bứt rứt, tiểu tiện ít.
Bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp và chuyển nặng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: chảy máu cam, chảy máu chân răng… Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp phải tình trạng xuất huyết nội tạng với biểu hiện chính là nôn ra máu, đi tiểu ra máu, ho ra máu, ra máu âm đạo bất thường, rong kinh… Nặng hơn có thể dẫn tới suy tim, suy thận, tràn dịch màng phổi
Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin hay thuốc đặc trị sốt xuất huyết. Do đó, việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và chống sốc tích cực với những trường hợp nặng. Còn đối với những trường hợp nhẹ, bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà, kết hợp nghỉ ngơi, chăm sóc hợp lý.
2. Bệnh nhân sốt xuất huyết nên ăn trái cây gì tốt nhất?
Trong thời gian phục hồi, người bệnh sốt xuất huyết nên xây dựng chế độ ăn uống giàu calo, đạm, ít béo, không cay, giàu vitamin, khoáng chất, chống oxy hóa. Ăn nhiều hoa quả sẽ giúp cung cấp vitamin, chất khoáng, chất oxy hóa và chất phytochemical giúp giảm mệt mỏi, tăng sức đề kháng cho người bệnh sốt xuất huyết. Bị sốt xuất huyết nên ăn trái cây gì? Cụ thể là những loại trái cây dưới đây:
2.1. Đu đủ
Đu đủ là trái cây rất tốt đối với bệnh nhân bị sốt xuất huyết. Trong quả đu đủ có chứa lượng lớn beta carotene – hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, nhuận tràng và chuyển hóa thành vitamin A. Ngoài ra, loại quả này còn chứa hàm lượng lớn vitamin B1, B2, C và các khoáng chất như: folate, papain, chymopapain, kali, kẽm, chất xơ,… giúp người bệnh tăng sức đề kháng, tăng số lượng tiểu cầu, bạch cầu và hỗ trợ tiêu hóa. Loại quả này có thể dầm với sữa, xay sinh tố, hầm canh hoặc ăn trực tiếp.
Vì vậy, mỗi ngày người bệnh nên ăn từ 2 – 3 miếng hoặc uống một cốc nước ép đu đủ để cải thiện tình trạng sức khỏe.
2.2. Kiwi
Kiwi là trái cây rất giàu vitamin C, E, K ; chất xơ và chất chống oxy hóa. Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn trái cây gì? Ăn kiwi sẽ giúp tăng cường miễn dịch để chống lại tác nhân gây bệnh, hỗ trợ tiêu hóa, làm tăng số lượng tiểu cầu và bổ sung chất điện giải cho cơ thể. Từ đó, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục. Loại quả này có vị ngọt mát và chua dịu nhẹ sẽ kích thích cảm giác thèm ăn của người bệnh sốt xuất huyết.
2.3. Lựu
Quả lựu rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C và chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch để chống lại virus, chống viêm hiệu quả. Dinh dưỡng từ quả lựu có thể giúp điều trị các yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh, bao gồm tăng huyết áp, cholesterol cao, stress, tăng đường huyết và các dấu hiệu viêm, nhiễm khuẩn.
Cùng với đó, lựu có hàm lượng sắt cao, hỗ trợ duy trì số lượng tiểu cầu trong máu, đặc biệt tốt cho quá trình hồi phục bệnh sốt xuất huyết. Vì vậy, câu trả lời cho “sốt xuất huyết nên ăn trái cây gì?” sẽ là trái lựu.
2.4. Dừa
Nước dừa cũng là thực phẩm mà người bệnh sốt xuất huyết nên bổ sung hàng ngày.
Theo nghiên cứu, thành phần nước dừa chứa chất béo, acid amin, các enzyme, vitamin nhóm B và các khoáng chất như: kali, natri, canxi, magiê, selen, đồng, kẽm… giúp cân bằng điện giải làm tối ưu hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ việc hấp thụ và điều tiết chất lỏng, giúp bù nước và điện giải cho cơ thể trong trường hợp mất nước do sốt cao.
2.5. Bưởi
Giống như các loại trái cây có múi khác, bưởi là một nguồn bổ sung vitamin C tuyệt vời cho cơ thể, tăng hệ thống miễn dịch, bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của virus và vi khuẩn gây bệnh.
Ngoài vitamin C, bưởi chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất khác có lợi cho khả năng miễn dịch của cơ thể. Trong đó, vitamin A được chứng minh là giúp bảo vệ chống lại chứng viêm và một số bệnh truyền nhiễm; vitamin B, kẽm, đồng, sắt… chống nhiễm trùng, hạn chế tổn thương dưới da. Vậy nên hãy ăn bưởi khi chưa biết sốt xuất huyết nên ăn hoa quả gì?
2.6. Ổi
Ổi là một nguồn cung cấp vitamin C chống oxy hóa tuyệt vời. Theo các nghiên cứu, lượng vitamin C trong ổi còn cao gấp 4 lần quả cam. Ngoài ra, ổi còn chứa các chất dinh dưỡng khác như vitamin A, axit folic, chất xơ và muối natri tốt cho sức khoẻ.
Người bệnh sốt xuất huyết nên uống nước ép ổi thay vì ăn như bình thường. Bởi ổi khá cứng, nên có thể gây chảy máu răng, lợi. Hơn nữa, nước ép ổi vừa thơm ngon, dễ hấp thu, vừa bổ sung nước và điện giải cho người bệnh.
2.7. Dưa gang
Sốt xuất huyết ăn hoa quả gì để bù nước, tăng đề kháng, giúp cơ thể mau phục hồi? Dưa gang là trái cây được rất nhiều người ưa thích bởi hương vị ngọt mát, rất dễ ăn lại tốt cho sức khỏe. Vì thế, người bị sốt xuất huyết có thể xay sinh tố dưa gang hoặc ép lấy nước uống, vừa giúp bổ sung nước và khoáng chất cho cơ thể, vừa có lợi cho quá trình hồi phục sau bệnh.
2.8. Cam
Ngoài vitamin C, thành phần dinh dưỡng trong quả cam gồm có canxi, photpho, sắt, kẽm, folate, vitamin A, vitamin E, β-carotene,… Đây đều là những vi chất cần thiết để cơ thể nhanh chóng hồi phục.
Chỉ cần một cốc nước ép cam, cơ thể đã được đáp ứng được cầu vitamin C hàng ngày. Ngoài ra, nước cam giúp bù nước, chống mệt mỏi và tăng sức đề kháng cho cơ thể người bệnh. Bị sốt xuất huyết ăn hoa quả gì thì cam là một gợi ý tuyệt vời.
2.9. Chanh
Chanh là trái cây thuộc họ cam quýt nên chứa hàm lượng vitamin C rất dồi dào. Loại quả này có vị chua, tính mát, giúp tăng giải độc cơ thể, tăng sức đề kháng để chống lại tác nhân gây bệnh.
So với các loại quả có múi khác, chanh rất giàu axit citric, có thể hỗ trợ làm giảm mệt mỏi về thể chất, giúp tăng sự đào thải độc tố, hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu, góp phần cải thiện triệu chứng bệnh sốt xuất huyết. Vì vậy đừng bỏ qua chanh khi bị sốt xuất huyết.
2.10. Bí ngô
Bí ngô rất giàu vitamin A, B2, C cùng các khoáng chất như sắt, kali, protein… có thể tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp chống lại nhiễm trùng và làm vết thương nhanh lành hơn. Do vậy, người bị sốt xuất huyết nên bổ sung các món ăn từ bí ngô như canh bí, súp bí đỏ, cháo bò bí ngô,… để cải thiện sức khỏe.
3. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị sốt xuất huyết
Đối với bệnh sốt xuất huyết, phương pháp điều trị chủ yếu là hạ sốt kết hợp với chế độ nghỉ ngơi, ăn uống khoa học. Dưới đây là những nguyên tắc dinh dưỡng mà người bệnh cần chú ý trong chế độ ăn uống của mình.
Quan trọng nhất là bù nước
Sốt cao khiến cơ thể bị mất nước và điện giải. Do đó, người bệnh nên bù nước bằng dung dịch oresol theo hướng dẫn. Ngoài ra, người bệnh có thể uống nhiều nước lọc hoặc nước ép trái cây vừa giúp tăng sức bền của thành mạch, đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Ăn thực phẩm lỏng, mềm
Người bệnh sốt xuất huyết được khuyến cáo nên ăn thức ăn mềm, lỏng như súp gà, cháo thịt bò, cháo gà… Đây là những món ăn vừa dễ nuốt, dễ tiêu hóa nhưng vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Kiêng đồ ăn dầu mỡ
Bên cạnh những loại thực phẩm nên ăn, người bị sốt xuất huyết cần tránh ăn những đồ ăn gây trầm trọng bệnh hơn. Bị sốt xuất huyết kiếng ăn gì? Đồ ăn nhiều dầu mỡ như gà rán, khoai tây chiên, món xào… có thể là món ăn ưa thích của bạn. Thế nhưng khi đang bị bệnh sốt xuất huyết thì bạn cần tránh xa chúng để tránh gây chướng bụng, đầy hơi, khó chịu.
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn và cần kiêng, cách hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết an toàn và hiệu quả nhất hiện nay là sử dụng sản phẩm thảo dược giúp tăng sức đề kháng, giảm khả năng mắc bệnh do virus gây ra. Sản phẩm thích hợp có chứa Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ… Sản phẩm này có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể để ức chế sự xâm nhập, phát triển của các loại virus gây bệnh, nhất là virus dạng ARN thường gây ra các bệnh như cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể và rút ngắn thời gian điều trị bệnh do virus như bệnh sốt xuất huyết.
Trên đây là các loại trái cây giàu vitamin và dưỡng chất, thích hợp cho người bị sốt xuất huyết mà bài viết muốn chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng rằng thông tin này đã giúp giải đáp thắc mắc người bị sốt xuất huyết nên ăn quả gì để mau chóng hồi phục sức khỏe.
Bài viết liên quan:
- Người bệnh sốt xuất huyết ăn cơm được không?
- Người mắc sốt xuất huyết có ăn được thịt bò không?
- Giải đáp: Người mắc sốt xuất huyết ăn tôm được không?
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên |
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn