Sốt xuất huyết là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh thường xảy ra vào mùa mưa. Cho đến bây giờ, việc điều trị sốt xuất huyết chủ yếu vẫn là điều trị triệu chứng kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi. Do đó, việc áp dụng kinh nghiệm chữa sốt xuất huyết bằng thuốc nam sẽ giúp hỗ trợ hạ sốt hiệu quả cho những bệnh nhân sốt xuất huyết nhẹ, có thể tự điều trị khỏi tại nhà khi chưa có biến chứng.
1. Các bài thuốc Nam điều trị sốt xuất huyết tại nhà
Theo y học cổ truyền, sốt xuất huyết thuộc chứng ôn bệnh, với các biểu hiện sốt cao đột ngột và liên tục, làm tổn thương phần âm tân dịch. Nguyên nhân là do hỏa thịnh âm hư, nhức mỏi do nhiệt tà uất kết. Phương pháp điều trị tập trung vào thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, chỉ huyết, nâng cao thể trạng.
Phác đồ điều trị sốt xuất huyết theo y học cổ truyền có khả năng điều trị tốt bệnh sốt xuất huyết độ I, II với những triệu chứng: sốt, mệt mỏi, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, kinh nguyệt kéo dài,…
Dưới đây là một số cách chữa sốt xuất huyết bằng thuốc nam có tác dụng điều trị mức độ nhẹ.
Bài thuốc 1:
- Nguyên liệu: Lá cối xay, lá bông mã đề (hoặc rau má hoặc cỏ mần trầu hoặc cỏ tranh) mỗi thứ 10 – 20g, cỏ nhọ nồi tươi 30 – 40g, trắc bá diệp sao đen 12g (hoặc lá huyết dụ hoặc hoa hòe 16g). Nếu có ban ngứa cho thêm rau sam 20g; nếu đại tiện táo cho thêm mồng tơi 20g.
- Thực hiện: Sắc các nguyên liệu trên lấy nước uống trong ngày.
Bài thuốc 2:
- Nguyên liệu: Lá cúc tần 12g, cỏ nhọ nồi 16g, bông mã đề 16g, trắc bá diệp sao đen 16g (nếu không có thì thay bằng kinh giới sao đen 12g), sắn dây 20g (có thể thay bằng lá dâu 16g), rau má 16g, lá tre 16g, gừng tươi 3 lát.
- Thực hiện: Sắc các nguyên liệu trên với 600ml nước trong 30 phút, uống khi thuốc còn ấm, chia 3 lần trong ngày.
Bài thuốc 3:
- Nguyên liệu: Sinh địa 12g, mạch môn 12g, hoa hòe 12g, huyền sâm 12g, cỏ nhọ nồi khô 30g.
- Thực hiện: Sắc với 3 bát nước đến khi còn khoảng 1 bát thì dừng lại, chia uống 2 lần trong ngày. Bài thuốc này dùng tốt cho trường hợp có xuất huyết dưới da, nôn hoặc đại tiểu tiện ra máu.
Bài thuốc 4:
- Nguyên liệu: Rau diếp cá 100g, rau ngót 100g, cỏ nhọ nồi 50g.
- Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu trên, vò với nước sôi để nguội, chia uống nhiều lần trong ngày.
Bài thuốc 5:
- Nguyên liệu: Cỏ nhọ nồi 20g, lá cối xay sao vàng 12g, rễ cỏ tranh 20g, sài đất 20g, kim ngân hoa 12g, hạ khô thảo sao qua 12g (có thể thay bằng bồ công anh 12g), hoa hòe 10g, gừng tươi 3 lát.
- Thực hiện: Sắc với 600ml nước trong 30 phút, chia 3 lần trong ngày, uống khi còn ấm.
Bài thuốc 6:
- Nguyên liệu: Cỏ nhọ nồi 20g, cam thảo 6g, hoạt thạch 12g (nếu không có thì thay bằng lá cối xay 12g), bông mã đề 16g (có thể thay bằng lá tre 16g), gừng tươi 3 lát.
- Thực hiện: Sắc với 600ml nước trong 30 phút, uống khi còn ấm, chia 3 lần trong ngày. Khi hết sốt thì ngừng thuốc ngay.
2. Liệu pháp trị sốt xuất huyết từ cây cỏ
Cách chữa sốt xuất huyết từ thuốc nam có ưu điểm là vừa giảm triệu chứng sốt, vừa điều dưỡng cơ thể cho người bệnh. Các vị thuốc nam quanh ta đa phần đều lành tính, không độc và không gây tác dụng phụ. Nếu bạn bị sốt xuất huyết thể nhẹ, thì có thể áp dụng bài thuốc chữa sốt xuất huyết dưới đây:
Lá đu đủ
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, lá đu đủ chứa các hoạt chất có khả năng kích hoạt sản xuất tiểu cầu nhanh hơn ở bệnh nhân sốt xuất huyết và giúp họ hạ sốt. Bên cạnh đó, lá đu đủ cũng rất giàu enzym papain và chymopapain, giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa chứng đầy hơi.
Cách thực hiện: Hái vài lá đu đủ tươi, rửa sạch, sau đó đem xay nhuyễn cùng với nước và lọc lấy nước uống. Nước lá ổi có mùi cay, đắng nhẹ nên bạn có thể thêm đường cho dễ uống.
Lá neem
Cây neem (cây thường xanh Ấn Độ) được người Ấn Độ sử dụng để chữa bệnh từ hàng nghìn năm trước. Hiện nay, lá cây neem được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất dược liệu, mỹ phẩm, sản phẩm diệt côn trùng,… Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh loại lá cây này có thể ức chế sự phát triển của virus dengue, nên có tác dụng hỗ trợ trị sốt xuất huyết hiệu quả.
Cách thực hiện: Lấy 1 nắm lá neem tươi, rửa sạch, cho vào nồi đun sôi, lọc lấy nước cốt, để nguội, uống ngày hai lần.
Ngoài ra, bạn có thể mua các sản phẩm được chiết xuất từ lá neem để giúp xua đuổi muỗi Aedes gây sốt xuất huyết.
Rau mùi
Rau mùi không chỉ là gia vị quen thuộc trong bữa ăn mà còn là một vị thuốc nam chữa rất nhiều bệnh. Loại rau này chứa hàm lượng lớn tinh dầu với nhiều thành phần đa dạng: chất béo, chất protein, xenlulozo, chất không nitơ, axit béo omega 3 và omega 6, chất chống oxy hóa, các vitamin (vitamin A, B1, B2, C,…). Đối với người bị bệnh sốt xuất huyết, rau mùi giúp kháng viêm, hạ sốt nhanh, làm lành tổn thương khi bị xuất huyết.
Cách thực hiện: Lấy một nắm lá rau mùi, rửa sạch, giã nhỏ, lọc lấy nước cốt, uống hai lần ngày. Ngoài ra, người bệnh có thể ăn rau mùi tươi giống như các loại rau sống khác cũng rất tốt.
Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C được biết đến với tác dụng hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại virus và kháng viêm, vững bền thành mạch rất tốt cho cơ thể khi hồi phục sau bệnh sốt xuất huyết.
Do vậy, bệnh nhân sốt xuất huyết nên bổ sung các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin C như nhóm quả có múi (cam, chanh, bưởi, quýt,…), các loại quả mọng (dâu tây, mâm xôi, việt quất…), ớt chuông, kiwi, các loại rau dạng mầm (bông cải xanh, bắp cải, súp lơ…).
Cây húng quế
Húng quế vừa là loại cây gia vị vừa kiêm thảo dược thuốc quý. Theo các nghiên cứu, lá húng quế có tác dụng với người bệnh sốt xuất huyết nhờ khả năng tăng cường miễn dịch, kháng khuẩn, kháng nấm và kháng viêm.
Người bệnh có thể đun sôi lá húng quế rồi chắt lấy nước uống sẽ giúp giảm triệu chứng bệnh hiệu quả.
Rễ cây muồng
Cây muồng một cây dược liệu được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là rễ của nó có tác dụng chữa bệnh cực tốt, trong đó có bệnh sốt xuất huyết.
Cách thực hiện: Rửa sạch rễ cây muồng, phơi khô, sau đó thái nhỏ. Khi sử dụng thì lấy một lượng rễ cây muồng khô hãm với nước sôi trong 15 phút và uống như nước chè.
Lá cỏ cà ri
Cỏ cà ri là giống cây họ đậu, lá được sử dụng như một loại rau họ đậu, hạt được sử dụng làm bột cà ri. Loại cỏ này có rất nhiều tác dụng như hỗ trợ tiêu hóa, lợi sữa, tăng cường sinh lý, thanh nhiệt,… Người bị sốt xuất huyết cũng có thể sử dụng cỏ cà ri để cải thiện tình trạng bệnh.
Cách thực hiện: Nhổ một nắm cỏ cà ri, rửa sạch, giã nhuyễn, sau đó pha với nước sôi để nguội. Ngoài ra, có thể hãm lá cà ri tươi rồi uống như uống nước trà.
Các loại rau lá xanh
Rau xanh là nguồn bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất tốt sức khỏe. Các loại rau được các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân sốt xuất huyết nên bổ sung trong thực đơn như bông cải xanh, rau bina, súp lơ,…
Được phát triển từ nền thuốc nam, các nhà khoa học của Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu, bào chế các dược liệu quen thuộc trong các bài thuốc nam chữa sốt xuất huyết Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ thành dạng viên uống tiện lợi. Viên uống có tác dụng bảo hộ và điều tiết khả năng miễn dịch của cơ thể, nhờ khả năng ức chế sự xâm nhập, phát triển của virus. Từ đó, hỗ trợ cải thiện và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh do virus, đặc biệt là RNA- virus như virus cúm, sốt xuất huyết,… cũng như rút ngắn thời gian điều trị, giảm nhẹ các triệu chứng bệnh.
Trên đây là cách chữa sốt xuất huyết bằng thuốc nam đơn giản ngay tại nhà. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ (cấp độ I, II). Với bệnh nhân độ III và IV (có biểu hiện sốc và sốc nặng) thì cần phải điều trị bằng các biện pháp của y học hiện đại theo phác đồ của bác sĩ.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- [Giải đáp thắc mắc]: Sốt xuất huyết có được uống ibuprofen không?
- [Góc thắc mắc]: Bị sốt xuất huyết uống kháng sinh được không?
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên |
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn