12 cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh hiệu quả ngay tại nhà

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
21 Tháng chín 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
26363

Tiêu chảy là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, cha mẹ cần nắm vững những cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh để đối phó kịp thời khi phát hiện bé bị nhiễm bệnh.

Nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và cách chữa trị kịp thời
Nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và cách chữa trị kịp thời

1. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở bé sơ sinh

Hệ tiêu hóa của trẻ trong những năm tháng đầu đời còn rất yếu nên khá nhạy cảm với các thay đổi về dinh dưỡng và các tác nhân từ môi trường bên ngoài. Theo thống kê, có khoảng 30% trẻ sơ sinh gặp phải các hiện tượng đau bụng, đi ngoài, đầy hơi… Có một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh tiêu chảy:

1.1. Nhiễm trùng đường ruột

Trẻ sơ sinh bị đau bụng tiêu chảy phần lớn là do nhiễm vi khuẩn từ đồ ăn, thức uống, đồ chơi hoặc những nơi mà bé có thể chạm vào. Bên cạnh đó, quá trình chăm sóc trẻ không đảm bảo, mẹ không vệ sinh sạch đầu ti, núm vú, dụng cụ cho trẻ ăn uống… cũng có thể lây nhiễm vi khuẩn cho bé.

1.2. Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện và rất nhạy cảm với những thay đổi. Do đó, nếu bé đang bú sữa mẹ hoàn toàn lại đổi ngột chuyển sang sữa công thức có thể khiến bé bị tiêu chảy. Ngoài ra, khi mới bắt đầu ăn dặm, bé cũng dễ bị tiêu chảy do hệ tiêu hóa còn non nớt và vô cùng nhạy cảm nên chưa quen với những thực phẩm mới.

1.3. Không dung nạp lactose

Hiện tượng này thường gặp ở những trẻ dùng sữa ngoài. Lactose là một loại đường có trong thành phần của sữa công thức, sữa bò. Trong giai đoạn đầu đời, trẻ sơ sinh không sản xuất đủ lactase, một loại enzym cần thiết để tiêu hóa lactose thì hàm lượng lactose bị tích tụ ở ruột và có thể gây tiêu chảy.

1.4. Hội chứng kém hấp thu

Tình trạng này xảy ra khi ruột không hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng trong suốt quá trình tiêu hóa. Trẻ mắc hội chứng kém hấp thu thường bị tiêu chảy, mệt mỏi, sụt cân, chậm lớn…

1.5. Các nguyên nhân khác

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy do nhiều nguyên nhân khách quan
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy do nhiều nguyên nhân khách quan

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy còn có thể do một số nguyên nhân khác, cha mẹ cần chủ ý:

  • Trẻ bú bình không đảm bảo vệ sinh: Nếu bình sữa của bé không được làm sạch đúng cách, nguy cơ bé mắc tiêu chảy cao gấp nhiều lần so với trẻ bú mẹ hoàn toàn.
  • Cho trẻ ăn dặm không đúng cách: Chế biến thức ăn sai cách hoặc nấu xong để lâu ở nhiệt độ phòng sẽ dễ khiến đồ ăn bị nhiễm khuẩn, dẫn đến tiêu chảy ở trẻ nhỏ.
  • Do nước uống không sạch, nguồn nước bị ô nhiễm, nước không đun sôi, hoặc đun sôi nhưng để lâu.
  • Do dụng cụ hoặc tay người chế biến thức ăn bị nhiễm bệnh về tiêu chảy
  • Do xử lý chất thải nhiễm bệnh không đúng cách
  • Do không rửa sạch tay trước khi nấu ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi đi vệ sinh.

3. Kinh nghiệm cho bé ăn uống khi bị tiêu chảy

Để giúp bé nhanh hồi phục, ngoài việc áp dụng các biện pháp cầm tiêu chảy, cha mẹ cần ghi nhớ một số nguyên tắc sau đây khi xây dựng chế độ ăn uống của trẻ:

  • Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ: Mẹ nên tiếp cho bé bú bình thường và tăng số lần bú.
  • Trẻ 6 tháng tuổi trở lên: Ngoài sữa mẹ và sữa thay thế như trên cần cho trẻ ăn thêm thức ăn giàu chất dinh dưỡng như: thịt nạc, cá nạc, trứng, sữa,… Đồng thời cho thêm một ít dầu ăn trẻ em để tăng thêm năng lượng của khẩu phần.
  • Thức ăn của trẻ cần chế biến mềm, nấu kĩ, nấu loãng hơn bình thường và cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, cần chú ý cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước ép quả như: chuối, cam, xoài, đu đủ, hồng xiêm,… để tăng thêm lượng kali, vitamin C.
  • Hạn chế những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thức ăn đóng hộp. Tránh xa đồ ngọt như bánh, kẹo, sữa và các loại nước có ga…

4. Dấu hiệu mẹ cần cho bé đến gặp bác sĩ

Phụ huynh cần cho con đi khám ngay nếu trẻ mãi không cầm tiêu chảy và có những triệu chứng nặng hơn như sau:

  • Trẻ sốt cao không giảm, li bì, có thể co giật
  • Trẻ khát nước nhiều, có dấu hiệu mấy nước như khô môi, mắt trũng, khóc không ra nước mắt, lõm thóp (ở trẻ dưới 18 tháng tuổi)
  • Trẻ không đi tiểu từ 4-6 giờ
  • Trẻ ăn kém, bú kém
  • Nôn trớ nhiều
  • Tiêu chảy dạng kiết lỵ.

Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, vì thế, mẹ hãy ghi nhớ những cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh ở trên để đối phó kịp thời khi bé có dấu hiệu của bệnh nhé. Trong trường hợp trẻ xuất hiện một số triệu chứng như tiêu chảy kéo dài, đau bụng dữ dội, phân lẫn máu, trẻ bị nôn và không thể ăn uống, sốt cao, quấy khóc… cha mẹ nên cho bé thăm khám sớm để có phác đồ điều trị thích hợp. 

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.