Cảm cúm là bệnh thường gặp đặc biệt là khi thời tiết thay đổi hoặc cơ thể có sức đề kháng yếu dễ bị nhiễm bệnh. Ngoài việc uống thuốc trị cảm, nhiều người còn áp dụng cách xông hơi theo các bài thuốc dân gian. Vậy cảm cúm có nên xông hơi không? Cảm cúm xông lá gì thì nhanh khỏi?
1. Bị cảm cúm có nên xông lá không?
Cảm cúm là một bệnh thường khi thời tiết thay đổi hoặc cơ thể có sức đề kháng yếu dễ bị nhiễm bệnh. Thông thường, khi bị cảm cúm, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc trị. Tuy nhiên, có một cách chữa cảm cúm khác cũng rất hiệu quả mà lành tính hơn nhiều, đã được sử dụng rất lâu trong dân gian, đó là xông hơi giải cảm bằng lá.
Xông hơi giải cảm là một phương pháp trị cảm cúm được được nhân dân ta sử dụng từ rất lâu trước đây, khi vẫn chưa có các loại thuốc kháng sinh như hiện nay. Xông hơi sử dụng nước kết hợp với các loại lá dược thảo, khi được đun nóng sẽ tạo ra hơi nước có tác dụng làm giãn mạch ngoại biên, tăng cường lượng máu, giúp cơ thể thoải mái, mồ hôi toát ra giúp thải độc, hạ nhiệt.
Khi bị cảm cúm, các lỗ chân lông trên cơ thể của chúng ta sẽ bị bít lại gây tắc nghẽn, nhiệt độ cơ thể tăng lên gây ra triệu chứng sốt, đau đầu, mệt mỏi, da khô, cơ thể đau nhức, họng rát… Khi xông hơi bằng các loại lá, hơi nóng sẽ làm các lỗ chân lông trên cơ thể bạn giãn nở các loại tinh dầu trong các loại xông lá trị cảm cúm, lá xông giải cảm lạnh… sẽ thẩm thấu vào cơ thể qua các lỗ chân lông và làm thông các ống dẫn mắt, mũi, tai, xoang, từ đó giảm đau, chống viêm, hạn chế cảm giác chóng mặt, khó thở. Chính vì vậy, sau khi xông hơi giải cảm, người bệnh thường sẽ cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng và dễ chịu hơn.
Nhìn chung, xông hơi giải cảm bằng các loại lá thảo dược là một phương pháp chữa bệnh dân gian vừa hiệu quả lại vừa rẻ tiền, dễ thực hiện nên nếu bạn vô tình bị cảm cúm thì hãy thử ngay phương pháp này nhé!
2. Phương pháp xông lá trị cảm cúm đúng cách
Chuẩn bị nồi lá xông trị cảm cúm thông thường gồm có: Lá sả, lá bưởi, cành kinh giới, lá tía tô, hương nhu, chanh, gừng, húng.
- Rửa sạch lá loại bỏ bụi bẩn và tạp khuẩn, sau đó vào nồi nước đậy kín, đun sôi trong vòng 10 phút.
- Người bệnh trước khi xông hơi cần làm sạch cơ thể, ngồi trên giường, phủ một tấm chăn mỏng qua đầu và cả nồi nước xông vừa đun xong để giữ hơi nóng. Mở vung nồi thật chậm cho hơi thoát ra từ từ, không nên mở nhanh sẽ gây bỏng.
- Mở vung nồi chậm, cho hơi nước thoát ra từ từ, bạn cần lưu ý làm thật cẩn thận để tránh bị bỏng.
- Trong khi xông, hít thở sâu, chậm để hơi nước có thể tác dụng lên đường hô hấp, mồ hôi cũng sẽ thoát ra dần.
- Khi thấy trong người đã nhẹ, không còn cảm giác sợ lạnh, sợ gió, đau mỏi cơ thì ngừng xông, dùng khăn bông khô lau hết mồ hôi, thay quần áo khô và nằm nghỉ.
3. Xông bao nhiêu lần là đủ
Những trường hợp cảm cúm chỉ cần xông khoảng 1 – 2 lần, mỗi lần từ 15-20 phút. Không nên xông nhiều lần, xông liên tục sẽ khiến cơ thể bị mất nước, mệt mỏi, bệnh thêm nặng và gây nguy hiểm cho sức khỏe.
4. Những trường hợp không nên xông
Cảm cúm có nên xông lá là một câu hỏi quen thuộc, nhiều người còn mặc định cho rằng ai cũng có thể xông hơi trị cảm cúm được. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn sai lầm, vì có một số trường hợp không nên áp dụng biện pháp trị cảm cúm xông hơi. Đó là:
- Người đang bị suy nhược cơ thể hoặc bị sốt siêu vi.
- Người đang sốt rất cao, sợ nóng, không khát nước, ra nhiều mồ hôi và không sợ lạnh.
- Người có dấu hiệu của đột quỵ như tăng huyết áp đột ngột.
- Người cao tuổi, già yếu, trẻ sơ sinh, phụ nữ vừa sinh hoặc đang mang thai.
- Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt.
- Người có vấn đề về tim mạch.
- Người có biểu hiện tâm thần.
- Người bị tiêu chảy, sốt huyết, mắc bệnh ngoài da.
Cảm cúm xông hơi vẫn được nhiều người sử dụng tuy nhiên theo khuyến cáo của các bác sĩ thì không nên quá lạm dụng phương pháp này quá nhiều vì dễ dẫn đến tình trạng mất nước. Đặc biệt sau khi xông không nên tắm vì lỗ chân lông đang mở, khi gặp nước sẽ bị bít tắc, ảnh hưởng đến sức khỏe, khí huyết lưu thông chậm.
5. Những chú ý khi xông lá trị cảm cúm
Để việc xông hơi trị cảm cúm đạt hiệu quả tối ưu, người bệnh cần tránh những tác dụng không mong muốn sau đây:
- Chỉ nên xông hơi trong thời gian ngắn khoảng 5 – 10 phút, không nên xông quá lâu vì sẽ gây tổn hại đến cấu trúc da mặt. Ngoài ra, chỉ nên xông hơi 1-2 lần/ngày.
- Không nên sử dụng nước nóng vừa đun để xông hơi mà nên dùng nước ấm vừa phải. Nếu dùng nước quá nóng thì có thể gây bỏng rát da mặt, tổn thương tới mạch máu dưới da mặt.
- Nguyên liệu để xông hơi cần đảm bảo sạch sẽ và an toàn.
- Thận trọng khi xông hơi bằng máy, bởi hơi nước nóng từ máy có thể khiến bạn cảm thấy khó thở, chóng mặt hoặc người mệt mỏi.
- Lá xông không nên đun quá kỹ, vì như vậy sẽ làm bay mất tinh dầu của lá.
- Trong quá trình xông, nếu cảm thấy khó thở, choáng váng, bủn rủn… cần ngừng xông ngay. Uống nước ấm và nằm nghỉ để theo dõi tiếp, nếu tình trạng nặng lên mà không cải thiện sau khi nghỉ cần phải đưa tới bệnh viện.
- Không nên tắm ngay sau khi xông vì lỗ chân lông đang hở, nếu gặp lạnh sẽ bít lại nước không thoát được sẽ dẫn đến dễ bị cảm, máu huyết lưu thông chậm.
- Nếu người bệnh bị cảm từ ngày thứ 3 trở lên, các triệu chứng không giảm hoặc có dấu hiệu bội nhiễm thì không nên xông mà cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán kịp thời.
Trên đây là một số thông tin về cảm cúm có nên xông lá, xông hơi mà bạn cần nắm rõ. Đây là phương pháp hiệu quả an toàn, không tác dụng phụ. Mặc dù vậy bạn cũng nên tham khảo việc dùng thuốc để điều trị dứt điểm cảm cúm không gây biến chứng.
Bài viết liên quan:
- [Giải đáp] bị cảm cúm có nên truyền nước không?
- Người bị cảm cúm có nên tắm không?
- [Góc giải đáp] người bị cảm cúm có nên gội đầu không?
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên |
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn