Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm khác nhau như thế nào?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
28 Tháng mười một 2023

Lần cập nhật cuối:
2 Tháng Một 2024

Số lần xem:
1218

Thời tiết giao mùa là giai đoạn cơ thể bạn thường xuất hiện một số biểu hiện như ho, sổ mũi, hắt hơi,… Đây có thể là biểu hiện của cảm lạnh hoặc cảm cúm. Vậy làm thế nào để bạn có thể phân biệt được hai bệnh này? Cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về cảm lạnh và cảm cúm nhé.

1. Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh dựa trên khái niệm bệnh

Cảm lạnh và cảm cúm là bệnh đường hô hấp đều do virus khác nhau gây ra. Người bệnh dễ nhầm lẫn hai bệnh lý này do có nhiều triệu chứng giống nhau và cũng khó phân biệt nếu chỉ dựa vào triệu chứng. Vậy cảm lạnh và cảm cúm là thế nào?

Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh dựa trên khái niệm bệnh
Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh dựa trên khái niệm bệnh

1.1. Bệnh cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh là một loại bệnh lý xuất hiện với tình trạng nhiễm trùng hô hấp trên. Bệnh do virus gây ra và có khoảng hơn 200 loại virus khác nhau có nguy cơ xâm nhập vào cơ thể, phát triển sinh sôi và gây ra bệnh cảm lạnh nhưng virus gây ra cảm lạnh thường gặp nhất là Rhinovirus.

Bệnh thường xuất hiện nhiều vào mùa lạnh hoặc khi thời tiết trở lạnh trong năm vì đây là thời điểm mà nhiệt độ thuận lợi để virus gây bệnh sinh sôi, nảy nở và hoành hành.

1.2. Bệnh cảm cúm là gì?

Cảm cúm cũng gây nhiễm trùng đường hô hấp nhưng có phần nặng hơn cảm lạnh. Bệnh do các virus nhóm A, B hay C và đặc biệt phổ biến là virus nhóm A và B gây ra.

Cảm cúm có xu hướng xuất hiện kéo dài từ mùa thu đến mùa xuân và nhất là những tháng mùa đông. Nếu người bệnh cảm lạnh thường chỉ bị sổ mũi hoặc ngạt mũi thì người bệnh cảm cúm nếu không được điều trị có thể chuyển nặng thành viêm phổi, nhiễm trùng do vi khuẩn…

2. Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh dựa trên triệu chứng

Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh dựa trên triệu chứng
Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh dựa trên triệu chứng

Các triệu chứng của cảm lạnh và cảm cúm khá giống nhau nên người bệnh có thể chủ quan nghĩ rồi bệnh sẽ tự khỏi hoặc lơ là điều trị. Nếu chú ý thì có thể phân biệt hai bệnh đường hô hấp này qua các triệu chứng điển hình như:

  • Người bệnh cảm lạnh thường có triệu chứng như ho, hắt xì, sổ mũi, nghẹt mũi, nhức đầu, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi nhẹ,…
  • Người bệnh cảm cúm phổ biến là đau đầu, viêm họng, cổ họng bị khô và rát, sốt từ trung bình đến sốt cao, cơ thể mệt mỏi kéo dài nhiều ngày, nghẹt mũi và sổ mũi, trẻ em cảm cúm có thêm triệu chứng buồn nôn và nôn.

Như vậy có thể thấy các triệu chứng của hai bệnh có phần giống nhau nhưng cảm cúm có phần nặng hơn cảm lạnh rất nhiều và có nguy cơ dẫn đến tử vong. Do đó người bệnh không nên chủ quan khi mắc bệnh và cần điều trị thích hợp, kịp thời để nhanh khỏi và bệnh không chuyển biến xấu đi.

3. Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh dựa trên phương pháp điều trị

Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh dựa trên phương pháp điều trị
Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh dựa trên phương pháp điều trị

3.1. Cách điều trị bệnh cảm lạnh

Thông thường bệnh cảm lạnh được điều trị bằng một số loại thuốc như Histamine, Acetaminophen, thuốc giảm đau và thuốc chống viêm đề khắc phục những triệu chứng như nghẹt mũi, đau đầu,… Ngoài việc sử dụng các loại thuốc này thì người bệnh cần được cung cấp đầy đủ nước và chất khoáng cho cơ thể (đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày) và bổ sung vitamin C, vitamin D, các thực phẩm giàu kẽm, giàu chất khoáng giúp giảm triệu chứng và khỏi bệnh rất nhanh. Khi thấy bệnh không thuyên giảm sau khoảng một tuần, bị sốt cao kéo dài, viêm xoang, đau rát cổ họng, ho dai dẳng,… thì nên đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời trước khi ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.

3.2. Cách điều trị bệnh cảm cúm

Người bệnh cảm cúm có thể sử dụng thuốc giảm đau như Ibuprofen hay Acetaminophen và đặc biệt tránh dùng Aspirin với đối tượng là trẻ em vì có nguy cơ mắc hội chứng Reye (hội chứng làm sưng gan và não). Các loại thuốc có thể được kê đơn khi mắc cảm cúm như Oseltamivir, Zanamivir hay Peramivir. Đây là những loại thuốc  giúp ngăn ngừa nguy cơ viêm phổi khi mắc cảm cúm. Tốt nhất là người bệnh nên đi khám bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc thích hợp và tránh để bệnh dai dẳng có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề khác. Bên cạnh đó người bệnh hãy nhớ uống đủ nước mỗi ngày, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý… giúp chóng cải thiện sức khỏe.

4. Cách phòng ngừa bệnh cảm lạnh và cảm cúm

Cách phòng ngừa bệnh cảm lạnh và cảm cúm tốt nhất
Cách phòng ngừa bệnh cảm lạnh và cảm cúm tốt nhất

Cảm lạnh chưa có vacxin nhưng bạn có thể ngăn ngừa cảm cúm bằng cách tiêm phòng cúm đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra để phòng bệnh đường hô hấp nói chung hay bệnh cảm lạnh, cảm cúm thì cần chú ý nên ăn uống đủ chất, đặc biệt là tăng cường các loại rau, hoa quả chứa nhiều vitamin C, cân đối các nhóm dưỡng chất (tinh bột, chất béo, chất đạm), uống đủ nước để tăng sức đề kháng. 

  • Nên giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên rửa tay, hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm và có biện pháp bảo vệ cơ thể khỏi khói bụi khi ra ngoài đường phố hay và khi tiếp xúc nơi đông người bằng cách đeo khẩu trang.
  • Có chế độ làm vi nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý.
  • Giữ cho cơ thể luôn đủ ấm và nên tắm bằng nước ấm.
  • Nên hạn chế dùng chung bát đũa thìa, cốc.
  • Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể dẻo dai, tăng sức đề kháng.
  • Uống đủ nước hàng ngày để đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Đồng thời nên hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…

Cảm lạnh và cảm cúm đều là bệnh do virus gây ra. Virus ARN là nguyên nhân gây các bệnh cúm mùa, sốt xuất huyết,  sởi, sốt virus, sốt phát ban.  Nên người bệnh có thể chọn hỗ trợ điều trị an toàn và phòng bệnh hiệu quả từ viên uống thảo dược. Viên uống này sẽ giảm lượng virus, tăng sức đề kháng, xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh nhờ có các thảo dược như Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương, Diếp cá, Gừng, Hoa Hòe, Mã đề, Hoàng cầm, Kế sữa và Đông trùng hạ thảo. Khi sử dụng viên uống không chỉ giúp tăng sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể mà còn giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh,  giảm các triệu chứng bệnh do vi khuẩn, virus gây ra.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn dễ dàng hơn trong việc phân biệt bệnh cảm lạnh và cảm cúm. Bên cạnh đó, đừng quên thực hiện tốt những biện pháp trên để có thể phòng ngừa bệnh cảm lạnh và cảm cúm nhé.

> Xem thêm: Cảm lạnh do Rhinovirus và những điều cần biết

Nguồn tham khảo

  • [1] Cold Versus Flu. https://www.cdc.gov/flu/symptoms/coldflu.htm
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.