Loãng xương không chỉ xuất hiện ở người cao tuổi mà còn có tỷ lệ mắc phải rất cao ở phụ nữ mãn kinh. Căn bệnh này để lại những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn về bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh cũng như các phương pháp điều trị.
1. Bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh
Loãng xương là tình trạng cấu trúc xương dần trở nên mỏng manh, giòn dễ gãy và bên trong xương bị khoét rỗng tạo thành dạng tổ ong. Tình trạng này thường phổ biến ở người cao tuổi và phụ nữ mãn kinh. Loãng xương là căn bệnh mạn tính, phát triển trong thầm lặng.
Nguy cơ mắc loãng xương ở phụ nữ thường cao hơn đàn ông. Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh rất cao. Trung bình trong hai người phụ nữ sẽ có một người mắc phải căn bệnh này. Nguyên nhân vì cấu trúc xương phụ nữ thường nhỏ và mỏng manh hơn.
Tuổi tác và mãn kinh chính là hai nguyên nhân chính khiến phụ nữ tăng nguy cơ bị loãng xương. Sau khi mãn kinh, lượng hormone estrogen bị suy giảm mạnh. Trong khi đó, estrogen lại đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cũng như bảo vệ xương khớp khỏi những tác nhân gây hại.
2. Yếu tố nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh
Dưới đây là những yếu tố nguy cơ gây ra loãng xương ở phụ nữ mãn kinh:
- Gia đình có tiền sử mắc bệnh loãng xương
- Trong lịch sử bệnh lý của bệnh nhân đã từng bị gãy xương
- Thể chất kém phát triển, biểu hiện ở chỉ số BMI thấp
- Người lớn tuổi, từ 50 trở đi
- Cơ thể thiếu hụt canxi
- Lạm dụng nhiều rượu bia, thuốc lá
- Ít tham gia các hoạt động thể lực
- Một số bệnh ảnh hưởng đến hormone như tuyến cận giáp, tăng tuyến giáp, tuyến thượng thận
3. Chẩn đoán loãng xương ở phụ nữ mãn kinh
Phương pháp chẩn đoán loãng xương ở phụ nữ mãn kinh bao gồm:
3.1. Đo mật độ xương (theo phương pháp năng lượng tia X kép DEXA)
Đo mật độ xương được chỉ định cho những trường hợp sau:
- Phụ nữ > 65 tuổi bất kể có nguy cơ loãng xương hay không.
- Phụ nữ sau mãn kinh có các yếu tố nguy cơ loãng xương trên lâm sàng.
- Phụ nữ tiền mãn kinh có các yếu tố nguy cơ như: cân nặng thấp, tiền sử gãy xương do dùng thuốc gây mất xương hoặc chấn thương nhẹ.
- Phụ nữ có tiền sử gãy xương sau 50 tuổi.
- Người trưởng thành có bệnh lý gây mất xương, hoặc sử dụng corticoid > 5mg/ngày kéo dài trên 3 tháng.
Khi đo mật độ xương, các chuyên gia sẽ dùng 2 chỉ số là T-Score và Z-Score để đánh giá. Các chỉ số loãng xương sẽ được xác định theo tiêu chí sau đây:
- T-Score ≥ – 1SD: Xương bình thường.
- – 2,5SD < T-Score < – 1SD: Đã bị thiếu xương, hay tiền loãng xương.
- T-Score ≤ – 2,5SD: Đã bị loãng xương.
- T-Score < – 2,5SD và có tiền sử hoặc hiện tại bị gãy xương: Đã bị loãng xương nặng.
3.2. Các phương pháp để mô tả đặc tính hình học và kiến trúc xương
- Chụp CT định lượng ngoại vi độ phân giải cao.
- MRI độ phân giải cao.
- Chỉ số xương xốp (TBS).
- Chất chỉ điểm chu chuyển xương.
4. Điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh
Để điều trị bệnh loãng xương có rất nhiều phương pháp. Tuy nhiên, phù hợp và hiệu quả nhất đối với phụ nữ mãn kinh vẫn là ba biện pháp sau:
4.1. Điều trị bằng cách thay đổi lối sống
Thay đổi lối sống được xem là cách chữa bệnh loãng xương hiệu quả ở phụ nữ tiền mãn kinh. Phương pháp này kết hợp cũng việc điều trị bằng thuốc đặc trị có thể giúp người bệnh giảm thiểu triệu chứng loãng xương rõ rệt. Cụ thể như sau:
- Phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh thường có dấu hiệu tăng cân. Tuy nhiên, bạn cần kiểm soát và duy trì cân nặng hợp lý. Điều này hỗ trợ rất nhiều trong việc điều trị bệnh loãng xương.
- Người mắc bệnh loãng xương không nên sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê… Bởi caffein có thể khiến tình trạng loãng xương nghiêm trọng hơn.
- Thường xuyên tập thể dục cũng là một phương pháp điều trị loãng xương hiệu quả. Bạn có thể thử sức với một số bộ môn thể thao như chạy bộ, quần vợt, đi bộ… để tăng cường sức khỏe xương khớp và cơ bắp. Bên cạnh đó có thể kết hợp với yoga để tăng khả năng cân bằng cho cơ thể.
- Người bệnh cần tránh té ngã. Bởi hệ thống xương của người mắc căn bệnh này rất mỏng manh, yếu ớt. Nếu bị ngã hoặc tổn thương có thể dẫn đến tình trạng gãy xương vĩnh viễn không thể phục hồi. Do đó, bạn nên mang những loại giày đế bằng vừa vặn với chân.
- Thường xuyên tắm nắng vào buổi sáng để thúc đẩy quá trình tạo vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả hơn.
4.2. Điều trị bằng thuốc
Bên cạnh việc thay đổi lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống, người bệnh cũng cần sử dụng các loại thuốc đặc trị. Bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân và tình trạng loãng xương. Từ đó có thể đưa ra phương pháp điều trị cũng như loại thuốc phù hợp.
Khi sử dụng thuốc đặc trị, bệnh nhân nên tuân theo liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc bổ sung canxi hợp lý. Tuy nhiên, trước khi dùng loại canxi nào, bạn cũng cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh loãng xương dành cho phụ nữ mãn kinh. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là những loại sau: Bisphosphonate, Estrogen chủ vận/đối kháng, Estrogen và liệu pháp hormone, Calcitonin…
4.3. Liệu pháp thay thế hormon
Ngoài ra, để điều trị loãng xương ở phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh có thể áp dụng liệu pháp thay thế hormon. Phương pháp này có thể tăng mật độ xương rất cao. Theo báo cáo, trung bình sau 3 năm điều trị bằng liệu pháp này, mật độ xương có thể tăng từ 3,5% cho đến 5%.
Nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng phương pháp này. Bởi liệu pháp thay thế hormon không thể sử dụng cùng lúc với một số loại thuốc điều trị bệnh tim mạch, ung thư vú… Khi lựa chọn biện pháp điều trị loãng xương này, người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
5. Một vài lưu ý khi điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh
Khi điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh nên chú ý một số vấn đề như sau:
- Tập thể dục rất tốt cho người bị bệnh này, tuy nhiên cũng cần lưu ý là người bệnh bị loãng xương nên tập nhẹ nhàng, tránh vận động quá mạnh.
- Một số loại thuốc điều trị như bisphosphonat có thể gây ra tác dụng phụ cho người sử dụng như đầy hơi, buồn nôn, đau đầu, đầy bụng,… Vì vậy để tránh những tình trạng bị tác dụng phụ thì bạn nên uống thuốc vào buổi sáng khi bụng còn đói.
- Sau khi uống thuốc bạn nên đứng duy trì tư thế thẳng đứng và không nên ăn trong vòng 30 phút. Nếu có bất kỳ cơn đau nào ở các vị trí như hông, đùi trong quá trình uống thuốc thì nên báo với bác sĩ.
- Thuốc bisphosphonate có tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến xương hàm, vì vậy bạn nên đi kiểm tra sức khỏe răng miệng trước khi sử dụng.
- Thuốc calcitonin cũng gây tác dụng phụ như buồn nôn, phát ban và tăng canxi máu. Vì vậy những người mắc các bệnh về nồng độ canxi trong máu cao hoặc quá mẫn cảm không nên sử dụng.
6. Phòng ngừa loãng xương giai đoạn mãn kinh
Để hạn chế và ngăn ngừa loãng xương, phụ nữ nên lưu ý những điều dưới đây trước khi bước vào thời kỳ mãn kinh:
6.1. Bổ sung canxi và vitamin D
Canxi giúp xương chắc khỏe hơn. Các nghiên cứu cho thấy, mỗi người trong độ tuổi 19- 50 cần nạp 1.000 mg canxi mỗi ngày, với phụ nữ trên 50 tuổi là ít nhất 1.200 mg/ngày. Phụ nữ nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi vào bữa ăn như sữa, rau cải xoăn, súp lơ…
Bên cạnh đó, vitamin D cũng rất cần thiết để hấp thụ canxi đúng cách. Các loại cá chứa nhiều chất béo như cá hồi, cá thu là nguồn thực phẩm cung cấp lượng vitamin D dồi dào, bên cạnh sữa và các loại ngũ cốc.
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng là cách tự nhiên để cơ thể tạo ra vitamin D. Theo các chuyên gia, người trường thành từ 19 đến 70 tuổi nên nhận ít nhất 600IU/ngày, với người trên 70 tuổi lượng vitamin D cần tăng lên 800 IU/ngày.
6.2. Tích cực vận động
Tập thể dục thường xuyên cũng giúp xây dựng và duy trì hệ xương chắc khỏe. Các bài tập rèn luyện sức bền cho cơ thể như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, thể dục nhịp điệu rất tốt trong việc phòng ngừa loãng xương vì khi càng nhiều lực tác động lên xương sẽ kích thích hình thành xương mới. Nhiều nghiên cứu cho thấy các bài tập này còn giúp làm tăng mật độ khoáng xương, sức mạnh và kích thước xương.
6.3. Bổ sung estrogen
Chị em cần bổ sung nội tiết tố estrogen cho cơ thể cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ loãng xương hiệu quả. Có thể bổ sung từ các loại thực phẩm chứa nhiều estrogen tự nhiên như: đậu nành, lạc, vừng… giúp làm giảm sự tiêu hủy xương, tăng khoáng chất giúp xương chắc khỏe. Bên cạnh đó, chị em tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh nên sử dụng những sản phẩm bổ sung estrogen thảo dược như viên uống EstroG-100 để giúp tăng cường nội tiết tố, làm giảm thiểu những triệu chứng mãn kinh, bảo vệ sức khỏe và tuổi xuân của phái đẹp.
Trên đây đã chia sẻ về những phương pháp điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh. Bên cạnh đó, bài viết còn cung cấp một số thông tin liên quan đến tình trạng loãng xương cũng như yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh này. Hy vọng qua đó có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các bệnh loãng xương cũng như những biện pháp điều trị hiệu quả.
Bài viết liên quan:
- Bệnh loãng xương ở người cao tuổi: Chăm sóc, dự phòng và điều trị
- Bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi – Chớ nên chủ quan!
- Loãng xương ở trẻ em do đâu? Khắc phục như thế nào?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn