Mỡ máu cao là một trong những bệnh phổ biến hiện nay. Đây là tình trạng giảm số lượng cholesterol có lợi trong cơ thể và tăng dần số lượng cholesterol có hại. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến bệnh mỡ máu cao và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Mỡ máu cao là gì?
Bệnh mỡ máu cao hay còn được gọi là máu nhiễm mỡ hoặc rối loạn lipid máu. Đó là tính trạng các chỉ số thành phần mỡ có trong máu không còn ở trong mức an toàn, từ đó dẫn đến rối loạn chức năng chuyển hóa lipid trong máu.
Các chỉ số an toàn của các thành phần mỡ có trong máu:
- Cholesterol toàn phần: < 5.2 mmol/L
- LDL – Cholesterol: < 3.3 mmol/L.
- Triglyceride: < 2.2 mmol/L.
- HDL – Cholesterol: > 1.3 mmol/L.
Trên đây là các chỉ số mỡ trong máu của người bình thường. Nếu kết quả xét nghiệm máu của bạn có các chỉ số cao hơn chứng tỏ bạn đang có biểu hiện bệnh mỡ máu. Tùy vào mức độ của các chỉ số mà bạn sẽ biết được tình trạng của mình là nặng hay nhẹ.
2. Nguyên nhân gây mỡ máu cao
Có rất nhiều nguyên nhân khiến mỡ máu tăng cao, nhưng hầu hết đều là do lối sống sinh hoạt và ăn uống không khoa học, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến mỡ máu cao như:
- Lười vận động: Cơ thể lười vận động sẽ làm tăng nồng độ cholesterol xấu và giảm lượng cholesterol tốt có trong cơ thể. Bởi vậy đây là nguyên nhân đầu tiên khiến bạn có thể bị mỡ máu cao.
- Thừa cân, béo phì: Tình trạng béo phì khiến nồng độ HDL giảm còn LDL thì căng cao dẫn đến nguy cơ bị máu nhiễm mỡ.
- Hút thuốc lá, uống rượu bia: Rượu bia và thuốc là gây rối loạn quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có chất béo. Chất béo không được giải phóng hết sẽ tích tụ lại trong máu gây máu nhiễm mỡ.
- Tiêu thụ nhiều thức ăn chứa dầu mỡ: Việc sử dụng quá nhiều thực phẩm có chứa nhiều chất béo có thể khiến mức cholesterol tăng cao. Đó chính là nguyên nhân gây ra mỡ máu cao.
- Do độ tuổi: Các chỉ số LDL và HDL có chiều hướng xấu đi khi tuổi càng lớn. Ngoài ra, nữ giới thường có mức LDL thấp hơn nam giới cho đến khi họ mãn kinh. Sau khi mãn kinh thì mức LDL ở nữ giới mới bắt đầu tăng.
- Các nguyên nhân khác: Bên cạnh các yếu tố được kể trên, mỡ máu cao còn do nhiều nguyên nhân khác như: thường xuyên bị căng thẳng, do ảnh hưởng từ các bệnh lý khác như tiểu đường tuýp 2, suy giáp, bệnh thận mãn tính,…
3. Các triệu chứng mỡ máu cao thường gặp
Thông thường ở giai đoạn đầu bệnh, các triệu chứng mỡ máu cao thường không biểu hiện rõ ràng. Nhiều trường hợp sẽ chỉ phát hiện bệnh khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi bệnh đã bắt đầu trở nặng. Đặc biệt, mỡ máu cao ở người trẻ tuổi thường khó nhận biết hơn ở những người cao tuổi.
Một số triệu chứng bạn có thể gặp khi bị mỡ máu cao như: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, đau tức ngực, tim đập nhanh,…. Bệnh phát triển nặng hơn ở những giai đoạn cuối có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm như: đau tim, xơ vữa động mạch, huyết áp cao,…
4. Nguy cơ mắc phải tình trạng mỡ máu cao
Một số thói quen xấu có thể khiến bạn có nguy cơ bị mỡ máu cao như:
- Thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thức ăn đóng hộp…
- Ăn nhiều protein động vật có trong những loại thực phẩm như thịt đỏ, nội tạng động vật…
- Thường xuyên ngồi một chỗ, không rèn luyện thể dục thể thao hàng ngày, bà bầu bị mỡ máu cao cũng do nguyên nhân này.
- Không ăn đầy đủ những loại thực phẩm có chứa chất béo tốt cho cơ thể.
- Bị thừa cân và béo phì.
- Thường xuyên sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác.
Bên cạnh đó, nồng độ cholesterol bất thường trong máu cũng được tìm thấy ở một những người có một số vấn đề về sức khỏe như:
- Bệnh thận
- Hội chứng buồng trứng đa nang
- Đái tháo đường
- Tuyến giáp hoạt động kém
Ngoài những yếu tố trên, nồng độ cholesterol cũng bị ảnh hưởng từ một số loại thuốc mà bạn đang sử dụng bao gồm: thuốc tránh thai, thuốc lợi tiểu, một số loại thuốc dùng để điều trị trầm cảm,…
5. Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán bệnh mỡ máu cao
Như đã nói bên trên, bệnh mỡ máu cao khi mới chớm bị sẽ không có những triệu chứng lâm sàng cụ thể nên rất khó để biết mình có bị bệnh hay không. Cách duy nhất để xác định mỡ máu cao đó là thực hiện các xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ các chất béo trong cơ thể. Những xét nghiệm này sẽ giúp xác định những chỉ số chất béo có trong máu như:
- Tổng lượng cholesterol có trong máu (cholesterol toàn phần)
- Nồng độ LDL
- Nồng độ HDL
- Nồng độ triglyceride
Trước khi lấy máu, bác sĩ có thể yêu cầu bạn nhịn ăn trong vòng từ 8 đến 12 tiếng. Điều này sẽ giúp đưa ra các kết quả xét nghiệm máu chính xác nhất. Thông thường, tổng lượng cholesterol trong máu trên 200mg/dl sẽ được cho là mỡ máu cao. Tuy nhiên, mức độ cholesterol an toàn có thể thay đổi tùy theo điều kiện sức khỏe cũng như chế độ sinh hoạt của từng người.
6. Những phương pháp điều trị mỡ máu cao
Trong số các phương pháp điều trị mỡ máu cao, phương pháp đơn giản nhất để có thể kiểm soát nồng độ các chất béo trong máu đó chính là thông qua chế độ ăn uống lành mạnh và chăm chỉ hoạt động thể chất đều đặn mỗi ngày. Tuy nhiên, việc thay đổi chế độ sinh hoạt có thể không đủ với những người bị mỡ máu cao do di truyền. Bởi vậy, những người này thường sẽ cần dùng thuốc để điều trị.
Một số loại thuốc thường được các bác sĩ kê để điều trị mỡ máu cao như: simvastatin, lovastatin, atorvastatin và rosuvastatin. Đây là những loại thuốc thuộc nhóm statin. Tuy nhiên, khi sử dụng nhóm thuốc này, người bệnh có thể gặp tác dụng phụ như đau dạ dày, đau cơ, rối loạn tiêu hóa…
Trường hợp sau khi sử dụng các thuốc nhóm statin, nhưng không đạt được kết quả điều trị như ý, người bệnh có thể cần sử dụng liều thuốc cao hơn, hoặc bổ sung các loại thuốc khác như: ezetimibe, fibrate hay niacin.
7. Chế độ sinh hoạt phù hợp với người bị mỡ máu cao
Thay đổi lối sống sinh hoạt và thực hiện chế độ ăn uống khoa học là cách hiệu quả nhất để có thể phòng ngừa mỡ máu cao:
- Về chế độ ăn: Mỡ máu cao nên ăn gì kiêng gì? Bạn cần giảm tối đa lượng chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol có trong thức ăn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần sử dụng nhiều hơn các loại trái cây, rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, cũng như uống đủ nước trong ngày. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế ăn đồ ăn nhanh hay những loại thực phẩm chế biến sẵn không có giá trị dinh dưỡng tốt.
- Về cân nặng: Giảm cân và giữ cân nặng vừa phải cũng có thể làm giảm bớt nồng độ LDL, cholesterol toàn phần và triglycerid trong máu.
- Về các hoạt động thể chất: Việc luyện tập thể dục thể thao thường xuyên có thể hỗ trợ làm tăng HDL, giảm LDL giúp giảm nguy cơ mỡ máu tăng cao. Đồng thời, bài tập thể dục sẽ giúp nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật cũng như rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
- Không hút thuốc là và sử dụng rượu bia cũng như các chất kích thích khác. Đồng thời, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, giúp thư giãn tinh thần, giải tỏa căng thẳng hiệu quả.
Ngoài ra, để có thể hỗ trợ điều trị tốt hơn căn bệnh mỡ máu cao, người bệnh có thể bổ sung một số loại thực phẩm chức năng được các bác sĩ khuyên dùng như Omega 3. Omega 3 có khả năng làm giảm mỡ máu, giúp ngăn ngừa hình thành các mảng bám trong lòng động mạch và bảo vệ sức khỏe tim mạch. Để đạt được hiệu quả cao nhất, bạn nên chọn loại Omega 3 dạng Triglycerid được bào chế từ dấu cá tinh chế được nhập khẩu từ Na Uy với hàm lượng DHA, EPA ở mức tối ưu.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh mỡ máu cao cũng như cách điều trị căn bệnh này. Bên cạnh việc thay đổi lối sống lành mạnh cũng như sinh hoạt điều độ hơn, bạn cũng cần đi thăm khám sức khỏe định kỳ đều đặn để có thể kịp thời phát hiện bệnh và có phương án điều trị kịp thời.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn