Sốt xuất huyết: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị hiệu quả

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
5 Tháng bảy 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
2235

Theo các chuyên gia dịch tế, sốt xuất huyết Dengue lại bùng dịch theo chu kỳ 4 năm 1 lần. Năm 2019, cả nước bùng phát dịch sốt xuất huyết với hơn 300.000 ca. Theo đúng chu kỳ thì năm 2022 cũng sẽ bùng phát mạnh dịch sốt xuất huyết mới. Điều đáng lo là số ca sốt xuất huyết trở nặng bỗng nhiên tăng vọt, cao gấp tới 5,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

1. Sốt xuất huyết là gì?

Bệnh sốt xuất huyết là gì? Những thông tin quan trọng
Bệnh sốt xuất huyết là gì? Những thông tin quan trọng

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, thường xảy ra ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, với 4 chủng huyết thanh gây bệnh bao gồm: DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4.

Bạn có thể bị nhiễm 1 đến 4 chủng virus sốt xuất huyết, khi nhiễm chủng nào thì chỉ có khả năng miễn dịch trọn đời với chủng đấy. Chính vì vậy, người bị sốt xuất huyết có thể mắc bệnh nhiều hơn 1 lần.

Bệnh có thể gặp quanh năm ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, bùng phát mạnh nhất là vào mùa mưa, từ tháng 7 đến tháng 10 trở thành dịch sốt xuất huyết. Thông thường bệnh khởi phát khá đột ngột, tiến triển nhanh, biến chứng cũng rất nguy hiểm, do đó cần phải đặc biệt lưu ý trong phòng và chữa bệnh.

>>Xem thêm: Người bị sốt xuất huyết rồi có bị lại nữa không?

2. Phân loại sốt xuất huyết

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, kể từ năm 2011, sốt xuất huyết Dengue được phân thành 2 nhóm chính là nhóm sốt xuất huyết thể nhẹ (nhóm không biến chứng) và nhóm sốt xuất huyết thể nặng (nhóm có biến chứng).

3. Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết

Triệu chứng nhận biết sớm bệnh sốt xuất huyết để điều trị kịp thời
Triệu chứng nhận biết sớm bệnh sốt xuất huyết để điều trị kịp thời

Sốt xuất huyết có triệu chứng khá đa dạng và tùy theo từng thể mà sẽ có biểu hiện khác nhau như:

  • Dấu hiệu sốt xuất huyết nhẹ: Người bệnh sốt cao đột ngột 39-40 độ, sốt liên tục không hạ. Kèm theo sốt là các triệu chứng đau đầu, đau hốc mắt, đau xương khớp, nổi ban, buồn nôn,…Các triệu chứng sẽ kéo dài trong từ 4-7 ngày rồi khỏi bệnh
  • Biểu hiện sốt xuất huyết nặng: Người bệnh có những triệu chứng của thể nhẹ cùng các triệu chứng khác như: các chấm xuất huyết trên da, chảy máu nướu, máu mũi, xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu,… Ngoài ra, cơ thể còn mệt mỏi li bì, choáng, nôn nhiều, chân tay lạnh ẩm,… Bệnh thể nặng cần điều trị kịp thời để tránh biến chứng, hậu di chứng nguy hiểm.
  • Hội chứng sốc sốt xuất huyết: giai đoạn nặng nhất của sốt xuất huyết, người bệnh có tất cả các triệu chứng của hai thể trên kèm tình trạng xuất huyết ồ ạt, khó cầm, huyết áp giảm. Sốc sốt xuất huyết gặp nhiều ở trẻ em, thường suy đa phủ tạng và tử vong nhanh chóng nếu không được chữa kịp thời.
  • Sốt xuất huyết ở trẻ em: bé sốt cao từ ngày thứ 3, dễ nhầm với bệnh cảm cúm hoặc bệnh về đường hô hấp nên nhiều cha mẹ phát hiện chậm trễ, có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.

4. Các giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết

Hầu hết người mắc sốt xuất huyết đều phải trải qua 3 giai đoạn sốt xuất huyết: giai đoạn sốt, nguy hiểm và hồi phục.

Người bị sốt xuất huyết sẽ trải qua 3 giai đoạn nguy hiểm
Người bị sốt xuất huyết sẽ trải qua 3 giai đoạn nguy hiểm

4.1. Giai đoạn sốt

Sau thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết từ 4-14 ngày, cơ thể sẽ bắt đầu sốt, kéo dài trong 3-7 ngày. Người bệnh sốt cao 39-40 độ, sốt liên tục và khó hạ dù đã dùng thuốc hạ sốt. Ngoài sốt, người bệnh còn cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, đau hốc mắt, đau cơ xương khớp, ban đỏ trên da, chán ăn, chảy máu chân răng…

Với trẻ em, đau bụng, đau họng cũng rất thường gặp. Sau 3 ngày, bé hạ sốt dần, ngày thứ 8 thường chỉ còn triệu chứng xuất huyết nhẹ: nốt xuất huyết dưới da, đổ máu mũi. Khi đã cắt sốt, các nốt ban sẽ mọc ở mình, lan đến các chi, lòng bàn tay, bàn chân, và gây ngứa ngáy.

>> Xem thêm: Sốt xuất huyết chảy máu chân răng có sao không?

4.2. Giai đoạn nguy hiểm

Sốt xuất huyết giai đoạn này diễn ra từ ngày thứ 4 – 10 hoặc ngày thứ 14, kể từ khi bắt đầu sốt. Ở giai đoạn này, người bệnh vẫn đang sốt nhẹ hoặc đã hạ sốt, kèm theo các triệu chứng nguy hiểm như:

  • Tràn dịch màng phổi, khó thở, tức và đau ngực khi thay đổi tư thế.
  • Tràn dịch màng bụng, chướng bụng, bụng to nhanh
  • Đau tức thượng vị, người vật vã, li bì, tiểu ít
  • Xuất huyết: xuất hiện các nốt hoặc mảng xuất huyết trên da, nôn ra máu, xuất huyết nội tạng, kinh nguyệt bất thường, xuất huyết phổi và xuất huyết não.

Ở giai đoạn nguy hiểm nếu không cẩn thận, người bệnh có thể bị sốc, tiến triển các biến chứng nguy hiểm hoặc tử vong nhanh chóng.

4.3. Giai đoạn hồi phục

Vượt qua giai đoạn nguy hiểm, người bệnh sẽ nhanh chóng phục hồi lại sức khỏe. Người đỡ mệt hơn, bắt đầu thèm ăn, huyết áp tăng dần và tiểu nhiều hơn.

Tuy nhiên, tùy theo tình trạng đề kháng và sức khỏe mỗi người mà thời gian hồi phục sẽ dài ngắn khác nhau. Người đề kháng tốt thì có thể chỉ cần vài ngày. Ngược lại đề kháng yếu, người bệnh có thể mất tới vài tuần, thậm chí vài tháng mới có thể phục hồi.

5. Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết

Muỗi vằn là tác nhân chính gây dịch sốt xuất huyết
Muỗi vằn là tác nhân chính gây dịch sốt xuất huyết

Các nghiên cứu y khoa đã chứng minh, sốt xuất huyết là do virus Dengue gây ra. Trong đó, muỗi cái thuộc chi Aedes (còn gọi là muỗi vằn), đặc biệt là Aedes aegypti là trung gian truyền virus từ người bệnh sang người lành. Không chỉ vậy, việc dùng chung kim tiêm hoặc truyền máu của người nhiễm virus sang người lành cũng sẽ có nguy cơ cao nhiễm bệnh.

Ngoài ra, đề kháng yếu hoặc đang sống ở vùng có dịch, những khu vực có thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều cũng là các yếu tố quan trọng làm tăng tỷ lệ nhiễm bệnh sốt xuất huyết.

>> Xem thêm: Bệnh sốt xuất huyết lây qua đường nào?

6. Biến chứng bệnh sốt xuất huyết

Bị sốt xuất huyết sẽ có thể gây những biến chứng nguy hiểm nào?
Bị sốt xuất huyết sẽ có thể gây những biến chứng nguy hiểm nào?

Với 4 chủng huyết thanh gây bệnh, mỗi người có khả năng mắc tới 4 lần sốt xuất huyết trong cuộc đời. Đặc biệt, những lần mắc sau thì tình trạng sẽ nặng hơn, nguy hiểm hơn. Người bệnh có thể gặp những biến chứng sốt xuất huyết khi bệnh trở nặng như:

  • Tiểu cầu hạ: tiểu cầu càng giảm thì nguy cơ xuất huyết càng cao. Tuy nhiên, biến chứng này rất khó để nhận biết, đến khi phát hiện ra thì cơ thể đã bị xuất huyết ồ ạt không cầm.
  • Cô đặc máu: khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức toàn thân, người lơ mơ, không còn tỉnh táo. Tình trạng này rất nguy hiểm vì làm gia tăng cục máu đông, gây nhiều biến chứng trên tim, thận, mắt và cả thần kinh,…
  • Sốc do mất máu hoặc huyết tương bị mất: Tình trạng này nếu để lâu có thể gây phù não và các hội chứng về thần kinh, dẫn đến bất tỉnh hôn mê.
  • Viêm đường hô hấp, viêm phổi: nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp là thoát huyết tương.
  • Suy tim, suy thận: mất máu, thoát huyết tương khiến màng tim bị tràn dịch, đồng thời tăng áp lực lên thận để tiết huyết tương.
  • Mù đột ngột: xuất huyết võng mạc hoặc xuất huyết trong dịch kính mắt gây giảm thị lực, người bệnh gần như không nhìn thấy gì.
  • Biến chứng ở thai phụ: phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết khi sốt cao, tim thai đập nhanh. Nếu mẹ bầu bị thể nặng, nguy cơ cao sẽ giảm tiểu cầu dẫn đến xuất huyết. Bị xuất huyết ở giai đoạn đầu của thai kỳ sẽ có thể dọa thai nhi.

Ngoài ra, sau khi đã khỏi sốt xuất huyết, bạn có thể bị rụng tóc rất nhiều. Nguyên nhân do cơ thể vẫn đang bị suy nhược, cơ thể chưa đủ máu để hoạt động bình thường trở lại, khiến nang tóc bị teo, khô dẫn đến rụng.

7. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi bệnh trở nặng có dấu hiệu bất thường thì người bệnh cần đi khám ngay
Khi bệnh trở nặng có dấu hiệu bất thường thì người bệnh cần đi khám ngay

Phần lớn người mắc bệnh sốt xuất huyết đều có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên khi bệnh có dấu hiệu trở nặng, cần nhanh chóng nhập viện để được điều trị tích cực. Một số dấu hiệu cần lưu ý như:

  • Người mệt mỏi, li bì, vã mồ hôi
  • Đau bụng nhiều vùng thượng vị hoặc dưới sườn bên phải.
  • Không ăn uống được, nôn nhiều, trên 6 giờ không đi tiểu tiện.
  • Chảy máu mũi, nôn ra máu, kinh nguyệt bất thường, phân đen lẫn máu.

Ngoài ra, những đối tượng đặc biệt có bệnh nền như suy gan, suy thận, đái tháo đường,… phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già cũng cần gặp bác sĩ để có chỉ định phù hợp.

8. Phương pháp chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết

Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán sốt xuất huyết
Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán sốt xuất huyết

Để chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết, bác sĩ thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng, các yếu tố dịch tễ cùng các kết quả xét nghiệm của bệnh nhân. Một số xét nghiệm sốt xuất huyết đơn giản sẽ được thực hiện như:

  • Xét nghiệm bạch cầu: trường hợp tăng số lượng bạch cầu là cơ sở loại trừ sốt xuất huyết
  • Xét nghiệm tiểu cầu: người bị sốt xuất huyết thường giảm tiểu cầu < 100.000/mm3
  • Xét nghiệm hematocrit: xác định tình trạng cô đặc máu khi chỉ số này tăng > 45%
  • Xét nghiệm huyết thanh: tìm kháng nguyên NS1 (xác định mầm bệnh) hoặc xét nghiệm tìm kháng thể IgM

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm khác như điện giải đồ, chức năng đông máu, X quang phổi hoặc khí máu, men gan để đánh giá tổn thương, mức độ bệnh.

9. Điều trị bệnh sốt xuất huyết

Bị sốt xuất huyết nên làm gì?
Bị sốt xuất huyết nên làm gì?

Hiện nay, sốt xuất huyết Dengue chưa có thuốc đặc trị sốt xuất huyết mà chủ yếu là điều trị triệu chứng. Ở thể nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà.

  • Khi sốt cao trên 39 độ, người bệnh nên dùng Paracetamol, Efferalgan (Tylenol, Panadol) với liều 10-15mg/ kg cân nặng/ lần, mỗi lần cách nhau 4-6 tiếng. Trung bình mỗi ngày không được uống quá 60mg/kg cân nặng/ 24h. Tuyệt đối không dùng aspirin hay ibuprofen để tránh làm tăng nguy cơ xuất huyết.
  • Bên cạnh đó, phải chú ý bù nước và điện giải bằng cách uống oresol, nước cam, nước chanh, nước cháo loãng kết hợp với một chế độ ăn uống dinh dưỡng dễ tiêu và đủ chất.
  • Tăng cường nghỉ ngơi và đặc biệt là tăng cường đề kháng cho cơ thể để bệnh nhanh khỏi. Cơ thể bệnh nhân lúc này rất yếu, rất dễ bị choáng, có thể bị té ngã, nên cần tránh đi lại hoạt động nhiều.

Ngoài ra, người bị sốt xuất huyết nên nằm màn và áp dụng các biện pháp phòng muỗi đốt khác, tránh để muỗi đốt làm lây lan bệnh. Trong trường hợp xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở trên, hãy đưa người bệnh vào viện ngay để được điều trị.

Cùng nghe Chuyên gia, Ths.Bs Vũ Văn Lực giải thích tại sao cần phát hiện và can thiệp sớm để bệnh sốt xuất huyết nhanh khỏi, tránh biến chứng nguy hiểm:

Vì sao sốt xuất huyết cần phát hiện và can thiệp sớm để bệnh nhẹ, nhanh khỏi, tránh trở nặng?

10. Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết

Chủ động diệt muỗi bọ gậy để phòng tránh bệnh dịch sốt xuất huyết
Chủ động diệt muỗi bọ gậy để phòng tránh bệnh dịch sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh lý nguy hiểm khó lường. Hơn nữa, những lần mắc sau sẽ nặng hơn lần trước và để lại nhiều di chứng hơn. Do đó, phòng ngừa tái nhiễm sốt xuất huyết là điều vô cùng cần thiết.

10.1. Vắc xin

Tiêm vắc xin là phương pháp lý tưởng nhất để phòng chống sốt xuất huyết. Tháng 6/2016, thế giới cấp phép lưu hành vacxin phòng sốt xuất huyết đầu tiên Dengvaxia. Đến nay, loại vacxin này đã được sử dụng tại rất nhiều nước trên thế giới, trong đó có Singapore, Thái Lan, Philippines,… Tuy nhiên, vì còn nhiều lo ngại về hiệu quả và độ an toàn của vacxin Dengvaxia nên Việt Nam vẫn chưa đưa vào triển khai tiêm chủng toàn dân.

10.2. Ngăn ngừa muỗi đốt

Bên cạnh tiêm vacxin, tiêu diệt và ngăn ngừa muỗi đốt cũng giúp phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả. Bạn có thể áp dụng các cách như:

  • Loại bỏ nơi sinh sản của muối: đậy kín hoặc vệ sinh các dụng cụ chứa nước thường xuyên. Vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm,…
  • Phòng muỗi đốt: ngủ màn cả ngày lẫn đêm, trồng cây đuổi muỗi, dùng kem đuổi muỗi. Phối hợp với y tế địa phương phun thuốc phòng dịch định kỳ.

Ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược vừa hỗ trợ điều trị vừa phòng ngừa chứa phức hệ XTDcomplex Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ,… Không chỉ giúp kích hoạt các tế bào của hệ miễn dịch, tăng cường miễn dịch toàn thân, đáp ứng miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh do virus như sốt xuất huyết, cảm cúm, viêm gan, bại liệt,…

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh sốt xuất huyết và cách phòng tránh. Bệnh này sẽ không để lại biến chứng nguy hiểm gì nếu bạn phát hiện ra các dấu hiệu sốt xuất huyết sớm và điều trị đúng cách.

Bài viết liên quan:

Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.