Giải đáp: Sốt xuất huyết có kiêng gió không?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
24 Tháng Chín 2021

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
5615

Trong quá trình điều trị sốt xuất huyết, bệnh nhân cần chú ý kiêng cữ để tránh làm tình trạng bệnh nặng hơn. Vậy người bị sốt xuất huyết có kiêng gió không?

Bị sốt xuất huyết nằm gió có sao không?
Bị sốt xuất huyết nằm gió có sao không?

1. Nguyên nhân gây sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết xảy ra khi cơ thể nhiễm virus Dengue, tuy nhiên virus này không lây trực tiếp từ người sang người mà thông qua vật trung gian là muỗi vằn Aedes aegypti. Loại muỗi này thường sống ở những xó tối và đẻ trứng ở những nơi nước đọng, ao tù.

Người bệnh sốt xuất huyết có thể được coi là ổ chứa virus chính. Khi họ bị muỗi vằn đốt, chúng sẽ mang theo virus Dengue và truyền bệnh cho những người khỏe mạnh. Muỗi vằn thường sinh sôi và phát triển mạnh vào mùa mưa. Đây chính là thời điểm bệnh sốt xuất huyết gia tăng và có nguy cơ bùng phát thành dịch.

2. Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn với các mức độ từ nhẹ đến nặng. Người nhà cần lưu ý các triệu chứng lâm sàng tương ứng với từng giai đoạn để giúp bệnh nhân điều trị sớm và kịp thời.

2.1. Giai đoạn sốt

Thường kéo dài từ 4 – 10 ngày sau khi bị muỗi mang mầm bệnh đốt. Lúc này, bệnh nhân có các triệu chứng sau:

  • Sốt cao đột ngột, liên tục từ 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt.
  • Đau đầu, nhức hai hố mắt sau nhãn cầu.
  • Phát ban da, nổi mẩn đỏ, da xung huyết.
  • Mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn.
  • Đau nhức tứ chi.

2.2. Giai đoạn nguy hiểm

Thường vào ngày thứ 3 – 7 sau khi phát bệnh. Người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn đang dần hồi phục mà cần phải theo dõi các dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết nặng.

  • Chảy máu chân răng, chảy máu cam.
  • Xuất huyết dưới da: các đốm nhỏ hoặc vết bầm tím thường xuất hiện ở mặt trước, mặt trong của cánh tay, bụng, đùi…
  • Chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi hoặc màng bụng, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não…
  • Đau bụng, nôn, người vật vã, bứt rứt hoặc li bì, chân tay lạnh, tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp, tiểu ít.
  • Một số trường hợp sốt xuất huyết dấu hiệu nặng có thể có biểu hiện suy tạng như: viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim.

Những biểu hiện nặng này có thể xảy ra ở người bệnh không có dấu hiệu thoát huyết tương rõ hoặc không sốc. Vì vậy, ở giai đoạn này bạn cần theo dõi các biểu hiện xuất huyết và kiểm tra tiểu cầu thường xuyên.

2.3. Giai đoạn hồi phục

Sau khi trải qua giai đoạn nguy hiểm 1-2 ngày, cơ thể bạn sẽ dần hồi phục, giai đoạn này sẽ kéo dài trong khoảng 2-3 ngày. Lúc này, bệnh nhân đã hết sốt, sức khỏe tốt lên, thèm ăn uống trở lại, huyết áp ổn định và đi tiểu nhiều.

Người bệnh sốt xuất huyết có cần phải kiêng gió không?
Người bệnh sốt xuất huyết có cần phải kiêng gió không?

3. Sốt xuất huyết có kiêng gió không?

Bị sốt xuất huyết kiêng gì? Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh cần phải kiêng khem theo chỉ định của bác sĩ để tránh gây các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, một số người thắc mắc khi bị sốt xuất huyết có nên kiêng gió không? Theo các bác sĩ, người bệnh không nên ra những nơi lộng gió để tránh bị cảm lạnh và dẫn tới những biến chứng về đường hô hấp. Tuy nhiên, bệnh nhân cần ở những nơi thông thoáng, khô ráo, xung quanh được dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ đảm bảo không có muỗi làm tổ.

4. Sốt xuất huyết có nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết có thể bùng phát thành dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc, gây khó khăn cho công tác điều trị. Thêm vào đó, vi rút Dengue gây bệnh sốt xuất huyết theo 4 tuýp khác nhau, lần lượt là D1, D2, D3, D4. Miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tác dụng với tuýp đã mắc trước đó. Điều này có nghĩa là một người có khả năng mắc sốt xuất huyết 4 lần với 4 tuýp khác nhau.

Sốt xuất huyết diễn biến rất phức tạp, hiện chưa có thuốc đặc trị hay vaccin phòng bệnh. Rất nhiều bệnh nhân đến cơ sở y tế khám trong tình trạng sốt cao triền miên, khó thở, mê sảng, vật vã… Nếu không được cấp cứu kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như:

  • Thoát huyết tương: Tình trạng thoát huyết tương, cô đặc máu đến một ngưỡng nhất định sẽ gây sốc và dẫn đến các triệu chứng như chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết nội tạng: nôn ra máu, đi tiểu ra máu, ho ra máu, ra máu âm đạo bất thường, rong kinh…
  • Suy tim, suy thận: Xuất huyết liên tục làm rối loạn hệ thống tuần hoàn nên dẫn đến suy tim, tràn dịch màng tim, xuất huyết cơ tim. Bên cạnh đó, thận cũng phải làm việc hết công suất để bài tiết huyết tương qua nước tiểu nên có thể dẫn đến tình trạng suy thận cấp.
  • Xuất huyết não: Biến chứng rất nguy hiểm đối với bệnh nhân sốt xuất huyết nặng là giảm tiểu cầu. Nếu bệnh nhân không được truyền kịp thời có thể dẫn đến xuất huyết não, dễ gây tử vong.
  • Tràn dịch màng phổi: Huyết tương trong cơ thể thoát ra ngoài sẽ xâm nhập vào đường hô hấp, gây viêm đường hô hấp, tràn dịch màng phổi, viêm phổi hoặc phù phổi cấp, đe dọa tính mạng người bệnh.
  • Phụ nữ mang thai nếu bị sốt xuất huyết có thể gây sảy thai, sinh non, thai chết lưu
Người bệnh sốt xuất huyết cần kiêng gió để tránh tình trạng bệnh nặng hơn
Người bệnh sốt xuất huyết cần kiêng gió để tránh tình trạng bệnh nặng hơn

5. Biện pháp phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

Năm nào cũng vậy, cứ bắt đầu mùa mưa là thời điểm muỗi vằn đẻ trứng và phát triển mạnh, làm tăng nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết. Chính vì vậy, cách phòng bệnh tốt nhất là tiêu diệt muỗi và ngăn ngừa bị muỗi đốt. Cụ thể:

Loại bỏ nơi sinh sản, trú ngụ của muỗi và bọ gậy bằng cách:

  • Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
  • Thả cá vào các bể chứa nước lớn để diệt bọ gậy.
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bể nước hoặc các dụng cụ chứa nước khác.
  • Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ nhất là ở những xó xỉnh để muỗi không có chỗ trú ngụ.
  • Vệ sinh môi trường sống xung quanh, xử lý các bụi rậm, ao tù, cống rãnh gần nơi ở. Loại bỏ hết các đồ vật có thể đọng nước như chai, lọ, mảnh ly vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp xe cũ…
  • Phun thuốc muỗi định kỳ tại nơi ở và không gian xung quanh

Thực hiện biện pháp phòng ngừa muỗi đốt bằng cách:

Ngủ trong màn, mặc quần áo dài tay, sử dụng các sản phẩm đuổi muỗi (tinh dầu, kem bôi, thuốc xịt…), vợt điện diệt muỗi, màn tẩm hóa chất diệt muỗi…

Như chúng ta đã biết, thời tiết hiện nay đang là thời điểm thuận lợi cho sự phát triển của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết. Vì vậy, bên cạnh việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh trên, người dân có thể chủ động nâng cao sức khỏe và phòng ngừa sốt xuất huyết bằng các thảo dược như Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ… Đây đều là những vị dược liệu quý có công dụng tăng sức đề kháng, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn, virus, do sức đề kháng kém gây ra.

Đặc biệt, nhờ tác dụng hiệp đồng của các dược liệu (Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương) mang lại hiệu quả ức chế các loại virus có hệ gen RNA như virus cúm, virus gây sốt xuất huyết, kháng virus viêm gan, vi trùng sốt rét…; giảm nguy cơ mắc các bệnh do virus gây ra, đồng thời giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi “sốt xuất huyết có kiêng gió không?” và hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý các triệu chứng nghi ngờ sốt xuất huyết như sốt cao (đặc biệt sốt vào chiều tối), da có dấu hiệu ửng đỏ, buồn nôn hoặc nôn, nhức hai vùng hốc mắt… thì cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm nhất.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.