Mắc bệnh sốt xuất huyết khi nào cần nhập viện?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
16 Tháng tám 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
1485

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm virus Dengue từ muỗi vằn đốt gây ra. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong nếu lơ là các triệu chứng ban đầu. Vậy bị sốt xuất huyết khi nào cần nhập viện điều trị?

Tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết có cần nhập viện không?
Tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết có cần nhập viện không?

1. Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, ​​lây truyền qua vết đốt của muỗi vằn mang virus Dengue từ người bệnh sang người khoẻ mạnh, nên còn gọi là sốt xuất huyết Dengue. Bệnh thường bùng phát thành dịch vào mùa mưa. Những nơi có nhiều ao hồ, nơi có điều kiện sống chưa đảm bảo là môi trường muỗi sinh sôi, phát triển. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh sốt xuất huyết Dengue và vacxin phòng bệnh sốt xuất huyết nên chủ yếu là điều trị triệu chứng để tránh biến chứng nguy hiểm.

2. Sốt xuất huyết có mấy cấp độ?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sốt xuất huyết được chia làm 3 mức độ từ nhẹ đến nặng là:

  • Sốt xuất huyết Dengue: Sau khi cơ thể bị nhiễm virus từ muỗi có mầm bệnh, cơ thể sẽ có triệu chứng sốt và tình trạng này sẽ kéo dài trong vòng 2 – 7 ngày. Cùng với sốt người bệnh còn có triệu chứng khác như nhức đầu, buồn nôn, đau khớp và phát ban xuất hiện sau khi sốt 3 – 4 ngày rồi giảm dần sau 1 – 2 ngày. 
  • Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo: Ở cấp độ này, bên cạnh các dấu hiệu nói trên thì người bệnh còn có kèm theo các triệu chứng khác như tổn thương mạch máu và mạch bạch huyết, chảy máu cam, chảy máu chân răng, bầm tím dưới da, tiểu cầu có thể giảm thấp.
  • Sốt xuất huyết Dengue nặng: Sốt xuất huyết Dengue nặng là cấp độ nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết, cùng với đủ các dấu hiệu, triệu chứng là sốt cao, buồn nôn, chảy máu cam, chảy máu chân răng… thì còn có những triệu chứng khác là huyết tương thoát khỏi mạch máu gây ra tình trạng chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể. Nếu không kịp thời điều trị, người bệnh tụt huyết áp, sốc và có thể tử vong.

3. Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết

Tùy vào biểu hiện nặng nhẹ của bệnh sốt xuất huyết để đưa ra quyết định nhập viện
Tùy vào biểu hiện nặng nhẹ của bệnh sốt xuất huyết để đưa ra quyết định nhập viện

3.1. Sốt xuất huyết nhẹ

Với các trường hợp sốt xuất huyết nhẹ thì có những triệu chứng không đặc hiệu dễ nhầm với cảm cúm nặng như:

  • Người bệnh sốt cao đột ngột, nhiệt độ từ 39 – 40 độ C, kéo dài trong 2 – 7 ngày, rất khó hạ sốt.
  • Đau đầu dữ dội ở vùng trán, đau sau nhãn cầu.
  • Có thể xuất hiện nổi mẩn, phát ban da.

3.2. Sốt xuất huyết nặng

Khi bị sốt xuất huyết nặng thì thấy các dấu hiệu sau;

  • Dấu hiệu xuất huyết: Có thể xuất hiện các chấm xuất huyết ngoài da, có chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất hiện vết bầm tím tại chỗ tiêm, nôn/ói ra máu tươi hoặc máu đen, đi cầu phân có màu đen (do bị xuất huyết nội tạng).
  • Đau bụng, buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, cả người vật vã, trạng thái hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng dẫn đến mất máu, tụt huyết áp).

Sốt xuất huyết nặng nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Trong đó có 5 dấu hiệu sốt xuất huyết trở nặng:

  • Tổng tạng của bệnh nhân tự nhiên bồn chồn, kích thích vật vã hoặc li bì
  • Triệu chứng nôn tăng lên về số lần và lượng dịch nôn.
  • Người bệnh than đau bụng hoặc tăng dần cảm giác đau
  • Đi tiểu ít: số lần đi ít hơn và số lượng cũng giảm hơn
  • Xuất hiện chảy máu bất kỳ vị trí nào như chảy máu chân răng, máu cam…

4. Sốt xuất huyết nặng cần chú ý nhập viện ngay

Khi bệnh sốt xuất huyết trở nặng cần được đưa ngay vào viện để cấp cứu
Khi bệnh sốt xuất huyết trở nặng cần được đưa ngay vào viện để cấp cứu

Bệnh sốt xuất huyết có biểu hiện lâm sàng khá đa dạng, diễn biến bệnh nhanh chóng từ nhẹ đến nặng qua các giai đoạn là ủ bệnh. giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Trong đó giai đoạn sốt tương ứng với thể bệnh sốt xuất huyết Dengue thông thường, nếu chuyển sang giai đoạn nguy hiểm tức là đã chuyển sang mức độ bệnh sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo và sốt xuất huyết Dengue nặng. Với các trường hợp sốt xuất huyết nhẹ có thể điều trị triệu chứng tại nhà thì với sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo và nặng đều phải nhập viện để điều trị đúng cách, kịp thời. Giai đoạn nguy hiểm thường từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, lúc này cần phải nhập viện nhanh chóng để điều trị, nhằm hạn chế những biến chứng trầm trọng, có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh, cụ thể là người bệnh có thể bị suy tim, suy thận, sốc do xuất huyết, tràn dịch màng phổi, biến chứng về mắt, hôn mê và sảy thai, sinh non đối với bà bầu. Có thể nhận biết tình trạng sốt xuất huyết nặng qua các dấu hiệu, triệu chứng dưới đây:

  • Tổng tạng của bệnh nhân tự nhiên bồn chồn, kích thích vật vã hoặc li bì
  • Thấy có triệu chứng nôn tăng lên về số lần và lượng dịch nôn
  • Người bệnh kêu đau bụng hoặc tăng dần cảm giác đau
  • Đi tiểu ít với số lần đi ít hơn (trên 6 tiếng không đi tiểu) và số lượng cũng giảm hơn
  • Xuất hiện chảy máu bất kỳ vị trí nào: chân răng, máu cam…
  • Cảm giác khó chịu dù đã giảm sốt, hết sốt

Khi người bệnh tới bệnh viện, bác sĩ sẽ đánh giá thêm 3 dấu hiệu sốt xuất huyết nặng là xem người bệnh có bị phù nề và tràn dịch, gan to, tiểu cầu giảm.

Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, sử dụng các thảo dược thiên nhiên như Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ,… trong điều trị sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn, tăng đề kháng cơ thể, ức chế sự xâm nhập, phát triển của virus, giảm nguy cơ mắc các bệnh do virus cũng như rút ngắn thời gian điều trị, giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết.

Kết hợp dùng sản phẩm thảo dược này với chế độ dinh dưỡng đủ chất để giúp tăng tiểu cầu, tăng sức đề kháng như các loại hoa quả có múi giàu vitamin C, vitamin A, thực phẩm giàu Folate, kẽm… Người bệnh nên ăn các thức ăn dạng lòng mềm như cháo, súp để hấp thu cũng như tiêu hóa tốt hơn. Tránh ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ uống có chất kích thích như rượu bia, cafe… Chú ý uống nhiều nước, có thể là nước lọc, nước dừa, oresol, nước trái cây… để bù lượng nước cơ thể mất và bù điện giải do sốt cao nhiều ngày. 

Qua những chia sẻ trên đây hẳn người bệnh đã biết sốt xuất huyết khi nào cần nhập viện để tránh những ảnh hưởng sức khỏe, những biến chứng có thể xảy ra.

Bài viết liên quan:

Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.