Hỏi đáp: Trẻ bị tiêu chảy có tiêm phòng được không?

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
25 Tháng Sáu 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
4920

Giai đoạn từ 0 – 6 tuổi là giai đoạn trẻ được tiêm đầy đủ các loại vaccine cần thiết để phòng tránh một số bệnh lý. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn bé dễ dàng bị tiêu chảy do hệ tiêu hóa của bé còn yếu. Vậy khi trẻ bị tiêu chảy có tiêm phòng được không? Những thông tin giải dưới đây giúp ba mẹ trả lời được câu hỏi này.  

1. Trẻ bị tiêu chảy có tiêm phòng được không?

Chuyên gia tư vấn: trẻ đang bị đi ngoài có đi tiêm phòng được không?
Chuyên gia tư vấn: trẻ đang bị đi ngoài có đi tiêm phòng được không?

Tiêm phòng vắc-xin là việc làm cần thiết để bảo vệ trẻ, giảm nguy cơ mắc bệnh và giúp trẻ lớn lên khỏe mạnh, yêu đời. Tiêm vắc-xin cần đúng lịch trình và đầy đủ mũi để bảo vệ bé toàn diện. Tuy nhiên, đến ngày tiêm mà con lại bị sốt, ho, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần… phụ huynh lo lắng không biết trẻ bị tiêu chảy có tiêm phòng được không, nếu bỏ mũi chích ngừa này thì tiêm lại thế nào. Chúng ta cần nắm rõ tình trạng của con để xử trí phù hợp.

Với câu hỏi này, ba mẹ cần hiểu ra sức khỏe của bé để có thể xác định trẻ bị tiêu chảy có tiêm phòng được hay không. Thông thường sẽ có hai trường hợp như sau:

  • Trường hợp 1: Trẻ đi ngoài ít lần trong ngày, phân vẫn đặc và không có triệu chứng nôn, sốt hay đau bụng dữ dội. Đây được coi là hiện tượng rối loạn tiêu hóa tạm thời và trẻ vẫn có thể tham gia tiêm phòng bình thường theo lịch tiêm. Bởi vaccine sẽ không làm cho các triệu chứng rối loạn tiêu hóa trở nên nặng hơn, tuy nhiên trẻ vẫn có thể xuất hiện các phản ứng phụ sau tiêu như: đau nhức nhẹ ở nơi tiêm, sốt nhẹ.
  • Trường hợp 2: Trường hợp trẻ bị nặng hơn có thể đi ngoài hơn 3 lần/ngày, phân lỏng và có đi kèm các triệu chứng như đau bụng dữ dội, nôn, sốt,… thì có thể trẻ đang bị tiêu chảy cấp. Trường hợp này, trẻ cần được nghỉ ngơi và không nên tiêm phòng vào lúc này. Ba mẹ cũng cần theo dõi triệu chứng để đưa bé đi khám xem có đúng con đang bị tiêu chảy hay không. Đến khi trẻ khỏi bệnh, sức khỏe ổn định, ba mẹ có thể đưa trẻ đi tiêm phòng bình thường.

2 .Những trường hợp nào không được tiêm phòng vaccine?

Nếu bé đang sốt cao, viêm phổi, bị dị ứng,... cha mẹ không nên đưa bé đi tiêm vắc-xin
Nếu bé đang sốt cao, viêm phổi, bị dị ứng,… cha mẹ không nên đưa bé đi tiêm vắc-xin

Bên cạnh vấn đề tiêu chảy cấp khiến trẻ không được tiêm phòng vaccine theo đúng lịch thì ba mẹ cũng cần biết các trường hợp khác trẻ cũng sẽ được khuyến cáo không tiêm học lùi lịch tiêm để đảm bảo sức khỏe của trẻ. Đó là trường hợp với các bé đang bị các bệnh hoặc triệu chứng như:

  • Trẻ có dấu hiệu sốt cao, ho, viêm phổi, nhiễm trùng, viêm da mũ, viêm thận,… Hoặc trường hợp trẻ chỉ vừa mới hết các triệu chứng nhưng vẫn đang trong quá trình hồi phục sức khỏe thì ba mẹ cũng cần đợi sức khỏe con ổn định hoàn toàn rồi mới tiến hành tiêm phòng.
  • Trẻ bị dị ứng với một số loại thực phẩm hoặc với một số chất nào đó.
  • Trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng nặng cũng có thể không được tiêm phòng mà phải có chỉ định của bác sĩ.

Thông thường, khi ba mẹ đưa bé đi tiêm phòng, nhân viên y tế cũng sẽ tư vấn và cân nhắc tiêm theo từng thể trạng của trẻ để tránh các phản ứng nguy hiểm có thể xảy ra. Do đó, ba mẹ cũng không nên quá lo lắng về việc trẻ bị tiêu chảy có nên tiêm phòng hay không.

3. Những điều cần lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng

Để đảm bảo sức khỏe cho bé, ba mẹ nên chú ý một số điều khi đưa trẻ đi tiêm phòng
Để đảm bảo sức khỏe cho bé, ba mẹ nên chú ý một số điều khi đưa trẻ đi tiêm phòng

Ngoài ra, khi đưa trẻ đi tiêm phòng, ba mẹ cũng nên lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo an toàn cho trẻ như:

  • Trước khi đi tiêm phòng vaccine, ba mẹ không nên cho trẻ ăn hoặc bú quá no, chỉ nên cho trẻ ăn vừa đủ hoặc cho đi tiêm sau khi ăn khoảng 30 phút đến 1 tiếng.
  • Trước khi bé được tiêm phòng, ba mẹ hãy chủ động nói với nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe của con mình. Ví dụ: hiện nay bé đang bị bệnh gì, bé có dị ứng gì không,… để hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra khi tiêm vaccine.
  • Sau khi trẻ đi tiêm phòng xong, ba mẹ cần theo dõi trẻ thật kỹ để xem trẻ có xuất hiện các phản ứng phụ nào không. Nếu trường hợp trẻ sốt cao (từ 39 độ C) thì ba mẹ cần cho bé sử dụng thuốc hạ sốt. Còn nếu bé chỉ sốt nhẹ hay sưng tấy ở chỗ tiêm thì đó là điều bình thường và sẽ tự khỏi, ba mẹ không cần quá lo lắng. Ở một số trẻ, các bé có thể gặp các tác dụng phụ nặng hơn như: viêm hạch, viêm não,… lúc này ba mẹ nên đưa bé đến các sở y tế kịp thời đề được xử lý.

Như vậy, trẻ bị tiêu chảy ở mức độ xuất hiện các triệu chứng như: nôn, đi ngoài phân lỏng, sốt,… ba mẹ nên lùi lịch tiêm cho trẻ để đảm bảo sức khỏe của bé. Thêm vào đó, ba mẹ cũng nên bổ sung men vi sinh cho bé để hệ tiêu hóa nhanh chóng hồi phục và cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Hiện nay, các sản phẩm men vi sinh có chứa Probiotics (các vi khuẩn có lợi) và Prebiotics (dạng FOS) được phân lập từ Kim chi Hàn Quốc đang được nhiều ba mẹ yêu thích. Ba mẹ cũng có thể tham khảo để cho bé sử dụng để giảm bớt các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa, cân bằng hệ vi sinh đường ruột và tăng cường sức đề kháng.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “Trẻ bị tiêu chảy có tiêm phòng được không?”. Tiêm phòng cho trẻ là điều cần thiết và vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho bé yêu. Ba mẹ hãy nhớ đưa con đi tiêm vaccine đầy đủ và đúng lịch để trẻ luôn được bảo vệ trước dịch bệnh.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.