Bé bị tiêu chảy sau khi chích ngừa và những điều cha mẹ cần phải biết!

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
4 Tháng Ba 2021

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
19885

Chích ngừa là hoạt động bắt buộc nhằm bảo vệ bé khỏi sự tấn công của các loại vi khuẩn, vi rút có hại. Tuy nhiên điều này cũng gây ra tác dụng phụ khiến các mẹ bỉm lo lắng rất nhiều đó là bé bị tiêu chảy sau khi chích ngừa. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tất cả những kiến thức xung quanh hiện tượng này.

Bé bị tiêu chảy sau khi chích ngừa
Bé bị tiêu chảy sau khi chích ngừa

1. Vì sao bé bị tiêu chảy sau khi đi chích ngừa?

Bản chất của chích ngừa là phương pháp dẫn truyền những chất kháng nguyên vào cơ thể bé. Từ đó, kích thích hệ thống miễn dịch tự nhiên của bé phát triển nhằm chống lại các mầm bệnh.

Trong y học, vắc-xin cũng được coi là một loại thuốc nên khi đưa thuốc lạ vào cơ thể bé ít nhiều sẽ gây ra phản ứng. Theo thống kê, trẻ có thể gặp một vài những phản ứng phụ như: sốc phản vệ, sốt nhẹ, tiêu chảy, sưng tấy vết tiêm… Trong đó, hiện tượng thường gặp nhất là bé bị tiêu chảy sau khi chích ngừa. Ngoại trừ việc gây sốc phản vệ cần phải được xử lý ngay còn các triệu chứng còn lại bạn không cần quá lo lắng. Thay vào đó, bạn nên thực hiện những lời khuyên của y bác sĩ về việc chăm sóc sức khỏe cho bé sau mỗi lần chích.

Bên cạnh đó, cũng có thể do sự trùng hợp trước đó bé đã mắc bệnh lý tiêu chảy hay mẹ ăn đồ ăn lạnh rồi cho bé bú, hoặc các nguyên nhân khác không liên quan đến vắc-xin. Điều ba mẹ cần làm là tiếp tục theo dõi các biểu hiện tiếp theo của trẻ.

2. Bé thường bị tiêu chảy sau khi chích ngừa những mũi nào?

Trẻ trong giai đoạn sơ sinh thường đi phân su (dạng lỏng), điều này đôi khi cũng khiến bậc làm cha mẹ nhầm lẫn. Tuy nhiên, theo tỉ lệ thống kê, thường bé bị tiêu chảy sau khi chích ngừa các mũi vắc-xin sau:

  • Infanrix Hexa (6 trong 1)phòng ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, hib, viêm gan B: dành cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên.
  • Pentaxim (5 trong 1) phòng ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib: dành cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên.
  • Tetraxim (4 trong 1) phòng ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt: dành cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên.
  • Rotarix hoặc Rotateq phòng ngừa bệnh tiêu chảy do Rotavirus: dành cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên.
  • Vaxigrip hoặc Influvac phòng cúm, dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi.
  • MMR II phòng ngừa bệnh sởi, quai bị, Rubella, dùng cho bé từ 12 tháng tuổi trở lên

Các loại vaccine hay thuốc còn lại, tỉ lệ bị tiêu chảy sau khi chích ngừa ở trẻ là khá ít, không đáng kể.

3. Dấu hiệu bé bị tiêu chảy sau khi chích ngừa

Khi trẻ đi tiêm về thường có những biểu hiện khác nhau nhưng hầu hết sẽ đều cảm thấy cáu gắt, khó chịu, nhiệt độ cơ thể tăng hơn bình thường. Nếu bé bị tiêu chảy sẽ bao gồm các dấu hiệu sau:

  • Bé đi nặng nhiều lần trong ngày, phân lỏng hơn bình thường là dấu hiệu bé bị tiêu chảy sau khi chích ngừa. Một số bé phân sẽ có mùi tanh hoặc màu sắc thay đổi từ vàng chuyển sang xanh.
  • Bé thường xuyên quấy khóc dù được bú no, khóc lóc vô cớ, bỏ bú hoặc không chịu chơi đùa là vấn đề thường gặp sau mỗi lần chích ngừa.
  • Bé có dấu hiệu mất nước, da bị khô và háo nước hơn bình thường.

Ngoài ra, một số bé còn gặp phải tình trạng sôi bụng, trướng bụng,… dù được cho bú sữa mẹ hoặc ăn uống khoa học.

Trẻ bị tiêu chảy sau khi chích ngừa
Trẻ bị tiêu chảy sau khi chích ngừa

4. Tiêu chảy sau khi tiêm có nguy hiểm không?

Khi bé bị tiêu chảy sau khi chích ngừa, tâm trạng của ba mẹ đa phần là lo lắng bất an, thậm chí là nghi ngờ chất lượng của vacxin không tốt. Thế nhưng các chuyên gia đã khẳng định rằng, đây vốn là phản ứng tất yếu của cơ thể bé trước sự xuất hiện của các chất kháng nguyên mới. Dần dần, khi cơ thể bé chấp nhận và thích ứng với các chất này, tình trạng tiêu chảy sẽ giảm đi và dứt hẳn. Tùy sức khỏe, cơ địa, độ tuổi của bé mà mức độ tiêu chảy nặng nhẹ khác nhau.

Có bé chỉ tiêu chảy 1 ngày là hết nhưng cũng có bé bị lâu hơn, từ 2 đến 3 ngày kèm theo một vài triệu chứng như ho, sốt nhẹ, chán ăn,… Nhưng cũng có những bé chỉ bị tiêu chảy mà không đi kèm các dấu hiệu khác. Lúc này, cha mẹ không cần quá lo lắng mà nên tuân theo các nguyên tắc chăm sóc sức khỏe cho bé để giúp cơ thể bé dễ chịu hơn. Các triệu chứng khó chịu cũng nhanh chóng kết thúc nếu bạn chăm sóc bé thật tốt cả về thể chất lẫn tinh thần.

Nhìn chung khi bé bị tiêu chảy sau khi đi chích ngừa không quá nguy hiểm nhưng khi tình trạng bé bị tiêu chảy kéo dài hơn sau 3 ngày kèm sốt cao, cha mẹ cần liên lạc với bác sĩ để được tư vấn và tiếp tục theo dõi các biểu hiện của trẻ.

5. Những điều cha mẹ cần làm nếu em bé bị tiêu chảy sau khi chích ngừa

Dù biết rằng bé bị tiêu chảy sau khi chích ngừa phản ứng bình thường của cơ thể. Thế nhưng khi thấy con đi nặng nhiều lần, nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng. Vậy bạn cần phải làm gì để giúp bé dễ chịu hơn?

5.1. Bù nước cho bé

Tiêu chảy nhiều lần trong ngày khiến bé bị mất nước, gây ra tình trạng da khô và háo nước. Do đó, bạn nên bổ sung nước đầy đủ cho con yêu của mình.

  • Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi: Mẹ bé nên bổ sung bằng cách cho bé bú sữa nhiều hơn. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ, vừa cung cấp nước mà vẫn đảm bảo đủ chất cho trẻ. Điều này còn giúp bé nhanh chóng điều hòa thân nhiệt, bớt cáu gắt và ngủ ngoan.
  • Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi: Lúc này, bên cạnh việc cho bú mẹ, bạn cũng có thể cho bé uống thêm nước bổ sung bên ngoài như nước cháo loãng, nước gạo rang, trà gừng… để tăng cường lượng nước cho cơ thể. Trường hợp trẻ bị mất nước nặng, cha mẹ có thể cho bé uống dung dịch điện giải theo hướng dẫn của bác sĩ.

5.2. Liên tục quan sát phân của trẻ

Dù tiêu chảy sau khi chích ngừa là bình thường nhưng không vì thế mà bạn chủ quan. Hãy quan sát màu sắc, dạng phân của bé để nhận biết có sự bất thường nào xảy ra hay không. Nếu phân bé có những thay đổi lạ hoặc có tia máu, bạn sẽ cần đưa bé đi gặp bác sĩ.

5.3. Giữ vệ sinh cá nhân

Trong giai đoạn này, đường tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm, cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ tay, miệng, hậu môn cho trẻ vì những bộ phận này liên quan trực tiếp đến hệ tiêu hóa.

5.4. Điều chỉnh chế độ ăn uống của cả 2 mẹ con

Nếu như bé còn đang bú, mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày. Mẹ cần ăn chín uống sôi một cách khoa học, tránh các đồ ăn lạnh bụng, dầu mỡ, đồ ăn nhanh,… để tránh ảnh hưởng trực tiếp đến sữa mẹ, khiến bé tiêu chảy nặng hơn. Trong trường hợp bé đã ăn dặm mẹ cần chú ý nấu ăn cho trẻ bằng những đồ lành tính để tránh trầm trọng hơn.

5.5. Để bé nghỉ ngơi nhiều hơn

Tình trạng tiêu chảy sau khi chích ngừa có thể khiến bé mệt mỏi, cáu gắt, thậm chí là sốt nhẹ, quấy khóc liên tục. Chính vì thế cha mẹ nên kiên nhẫn dỗ dành, dành thời gian để bé nghỉ ngơi thoải mái nhất. Điều này giúp ích cho quá trình hồi phục và giúp bé giảm bớt những cảm xúc tiêu cực.

5.6. Bổ sung men vi sinh giúp tăng cường lợi khuẩn, nâng cao hệ miễn dịch

Men vi sinh là một loại chế phẩm có chứa các vi sinh vật có lợi cho sức khỏe (Probiotics), đặc biệt là cho hệ tiêu hóa. Lợi khuẩn sẽ theo đường ruột vào cơ thể và chiến đấu với hại khuẩn, giúp cho hệ miễn dịch đường ruột hoạt động tốt hơn. Các lợi khuẩn này phát huy tác dụng tốt nhất khi có chất xơ hòa tan Prebiotics. Prebiotics đóng vai trò là “thức ăn” của vi khuẩn có lợi, tạo điều kiện cho chúng phát triển mạnh mẽ hơn, do đó cải thiện hệ tiêu hóa.

Ngoài ra men vi sinh tốt nhất không chỉ vì chứa những thành phần tốt nhất mà còn phải nhờ công nghệ bao kép Lab2Pro. Như chúng ta đã biết, trong hệ tiêu hóa của trẻ bao gồm cả lợi khuẩn và hại khuẩn, cần thiết có công nghệ tối ưu để để hòa trộn các tỉ lệ đạt chuẩn. Công nghệ Lab2Pro hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về tỉ lệ cân bằng lợi khuẩn và hại khuẩn trong men vi sinh, giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ nhanh chóng khỏe mạnh. Chi tiết xem thêm sản phẩm tại đây.

Bé bị tiêu chảy sau khi chích ngừa cha mẹ nên làm gì
Bé bị tiêu chảy sau khi chích ngừa cha mẹ nên làm gì?

6. Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Tóm lại, việc bé bị tiêu chảy sau khi chích ngừa là một dấu hiệu hoàn toàn bình thường và có thể gặp ở bất cứ trẻ nào. Khi gặp tình trạng trên, cha mẹ trẻ cần hết sức bình tĩnh và theo dõi các biểu hiện của trẻ, không quá hoang mang lo lắng và thực hiện các phương pháp giúp trẻ ổn định nhanh chóng hệ tiêu hóa. Khi không có dấu hiệu thuyên giảm cần mang trẻ đến cơ quan y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị bởi bác sĩ. 

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.