Trẻ sơ sinh cũng có thể bị táo bón và tình trạng này khiến cha mẹ lo lắng vì chăm sóc trẻ rất cẩn thận. Cùng tìm nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị táo bón để trẻ khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn nhé.
1. Tìm hiểu táo bón ở trẻ sơ sinh là gì?
Trẻ sơ sinh bị táo bón là tình trạng trẻ đại tiện không hết, không thường xuyên, khó khăn khi đi tiêu. Nếu kéo dài sẽ làm trẻ cảm thấy đau đớn và khó chịu. Số lần đại tiện của trẻ giảm, có thể sau 3 – 5 ngày trẻ mới đại tiện 1 lần hoặc có thể lâu hơn. Đồng thời, số lần đại tiện ở trẻ cũng giảm xuống, sau 3 – 5 ngày trẻ mới đi ngoài một lần hoặc có thể lâu hơn.
2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón
Trẻ bú không đủ khiến cơ thể trẻ bị mất nước
Với trẻ sơ sinh, sữa mẹ vừa cung cấp dinh dưỡng vừa là nguồn nước chủ yếu của trẻ. Nên nếu trẻ lười bú, không bú đủ có thể làm trẻ bị thiếu nước, mất nước dần dần do thiếu nước phân khô cứng và khiến trẻ sơ sinh bị táo bón.
Trẻ uống sữa công thức dễ bị táo bón
Thông thường trẻ sơ sinh bú sữa mẹ rất hiếm khi gặp phải tình trạng táo bón bởi nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ có thể giúp cân bằng hoàn toàn giữa chất đạm và chất béo. Trẻ sơ sinh không đi ngoài trong vài ngày phân cũng sẽ mềm. Nhưng với trẻ uống sữa công thức thay cho sữa mẹ thì rất dễ bị táo bón do các thành phần trong sữa này khó tiêu hóa hơn.
Do chế độ ăn uống của mẹ
Trẻ sơ sinh nhận dinh dưỡng từ sữa mẹ nên nếu chế độ ăn của mẹ không đảm bảo dinh dưỡng, không hợp lý như thiếu chất xơ… có thể khiến bé sơ sinh bị táo bón.
> Xem thêm:
Táo bón sơ sinh do bệnh lý
Chứng táo bón ở trẻ sơ sinh có thể là do bệnh lý gây nên. Bệnh lý này có thể xuất phát từ chính cơ thể của bé nhất là các chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như phình đại tràng, suy giáp…và bệnh này có thể khiến trẻ em bị táo bón sớm.
3. Cách nhận biết sớm táo bón ở trẻ sơ sinh
Tần suất đi đại tiện ít hơn bình thường
Bình thường, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng sẽ đi ngoài từ 2 – 3 lần/ngày và tùy vào việc trẻ bú mẹ hay dùng sữa công thức. Nếu số lần đi ngoài ít hơn hoặc bằng 2 lần/tuần thì có thể trẻ đang bị táo bón. Mẹ nên theo dõi các biểu hiện khác để biết chính xác trẻ có bị táo bón hay không.
Phân cứng, vón cục
Thông thường, mẹ có thể nhận biết dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón bằng cách quan sát phân của bé. Phân của trẻ sơ sinh bị táo bón có vài đặc điểm như tròn, nhỏ thành hình viên, khô và cứng. Nếu mắc táo bón nặng thì phân trẻ thường có dính máu.
Trẻ quấy khóc, lười ăn hoặc bỏ ăn
Cơ thể sẽ hấp thu những chất dinh dưỡng cần thiết từ sữa và đào thải các chất cặn bã ra ngoài. Khi trẻ sơ sinh bị táo bón, các chất cặn bã sẽ ở lại trong cơ thể và các chất độc tích tụ lâu ngày sẽ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Trẻ có thể trở nên biếng ăn và ngủ thường không sâu giấc, hay tỉnh giấc, quấy khóc vào ban đêm.
Trẻ bị đầy bụng, khó tiêu
Thức ăn không được hấp thu tích tụ sẽ khiến trẻ bị chướng bụng, khó tiêu. Bụng của trẻ trở nên to hơn, khi sờ vào thì cảm thấy cứng, đây là biểu hiện thường thấy khi trẻ sơ sinh bị táo bón, có trẻ còn xì hơi nặng mùi…
Trẻ đi ngoài khó khăn
Trẻ sơ sinh táo bón đi ngoài gặp nhiều khó khăn nên trẻ có biểu hiện khó chịu như đổ nhiều mồ hôi và mặt đỏ bừng. Phân của trẻ có màu sẫm, khô cứng và ở dạng viên tròn như phân dê. Do phải dùng sức để rặn đẩy phân ra ngoài nên niêm mạc ở vùng hậu môn của trẻ dễ bị tổn thương. Cảm giác đau rát sau mỗi lần rặn khiến trẻ thường hay quấy khóc.
4. Cách trị táo bón ở trẻ sơ sinh
4.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Trẻ sơ sinh bị táo bón trong khi bú mẹ hoàn toàn thì cần được bú đủ bữa, đủ thời gian một lần bú. Chế độ ăn hàng ngày của mẹ để chữa táo bón ở trẻ sơ sinh là nên bổ sung thêm chất xơ, ăn nhiều trái cây, ngũ cốc và rau. Chất xơ từ những thực phẩm được dung nạp vào cơ thể sẽ chuyển hóa vào sữa mẹ cho bé hấp thụ để phân mềm hơn và di chuyển ra ngoài dễ dàng hơn. Nếu trẻ sơ sinh bị táo bón trong giai đoạn ăn dặm, uống sữa công thức hoặc ăn thô, mẹ cần cho bé uống đủ nước và bổ sung nhiều loại đồ ăn giàu chất xơ như ngũ cốc, trái cây, rau xanh. Đồ ăn mềm cũng sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ làm việc dễ dàng hơn.
4.2. Luyện tập thói quen vệ sinh
Mẹ nên tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh đều đặn hàng ngày, tốt nhất là sau bữa ăn. Mẹ có thể quan sát thói quen của trẻ, tập cho trẻ đi vệ sinh. Đi vệ sinh vào một khung giờ là để trẻ được đại tiện bất kể trẻ có muốn hay không. Với trẻ còn nhỏ thì nên cho trẻ dấu hiệu biết đến giờ đi vệ sinh bằng tiếng xì xì.
4.3. Ngâm hậu môn bằng nước ấm
Trong trường hợp trẻ sơ sinh không thể đi vệ sinh được mẹ hãy cho bé ngâm hậu môn trong nước ấm để giúp trẻ thư giãn và kích thích nhu động ruột đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn, cũng giúp phân mềm hơn.
4.4. Massage bụng cho bé
Nếu mẹ massage bụng trẻ sơ sinh bị táo bón đều đặn mỗi theo chiều kim đồng hồ sẽ kích thích nhu động ruột của trẻ hoạt động để hỗ trợ việc đẩy phân ra ngoài. Mẹ đặt ngón tay trỏ và ngón tay giữa gần với rốn của bé, ấn nhẹ rồi xoay vòng tại chỗ theo chiều kim đồng hồ. Sau đó, mẹ tiếp tục mở rộng vòng xoay cho đến khi 2 ngón tay của mẹ gần với hông bên phải của trẻ. Trong quá trình xoay vòng hãy lưu ý duy trì lực ấn vừa phải vào bụng của trẻ. Động tác này sẽ giúp các thành phần trong ruột non dễ dàng di chuyển theo chiều dài của ruột. Mẹ massage bụng đều đặn cho trẻ hàng ngày sẽ giúp bé đại tiện dễ dàng góp phần cải thiện nhanh tình trạng táo bón ở trẻ em.
4.5. Dùng nước ép hoa quả
Các loại nước ép hoa quả sẽ giúp hút chất lỏng ở ruột vào phân nhờ đó trẻ sơ sinh dễ đi đại tiện hơn. Vì vậy mẹ có thể cho bé uống các loại nước ép khác nhau như táo, lê, cam…
4.6. Kết hợp vận động và uống nhiều nước
Với những bé lớn hơn cha mẹ cho trẻ vận động hợp lý, tốt nhất là ở không gian thiên nhiên bên ngoài. Vận động không chỉ giúp cơ thể trẻ dẻo dai hơn mà còn giúp hệ tiêu hóa cũng hoạt động tốt hơn. Hàng ngày trẻ cần được cung cấp đủ nước, tùy sở thích mẹ có thể trẻ uống nước lọc, nước canh, nước ép trái cây…
4.7. Đổi sữa cho bé
Với những trẻ phải uống thêm công thức, để cải thiện tình trạng táo bón mẹ nên tìm loại sữa phù hợp hơn với trẻ. Mẹ nên chọn loại sữa chứa nhiều chất xơ sẽ giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn và giảm thiểu tình trạng táo bón.
5. Khi nào trẻ sơ sinh bị táo bón cần đến gặp bác sĩ?
Khi đã áp dụng các cách điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh được chia sẻ trên đây mà tình trạng táo bón của trẻ vẫn tiếp tục kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện khám để được các y bác sĩ chẩn đoán và điều trị nhanh chóng.
Ngoài ra, mẹ có thể lựa chọn cho trẻ sử dụng men vi sinh để cải thiện tình trạng táo bón. Khi lựa chọn men vi sinh để sử dụng cho trẻ, các mẹ nên tìm loại có thành phần tự nhiên như loại men vi sinh từ Kim chi của Hàn Quốc rất an toàn. Men vi sinh này có chứa hai lợi khuẩn cho đường tiêu hóa là Prebiotics và Probiotics. Đặc biệt loại men này còn được bào chế trên công nghệ bao kép Lab2pro với công nghệ tiên tiến mới nhất giúp bảo vệ lợi khuẩn an toàn tới đường ruột trẻ. Chi tiết xem thêm về sản phẩm TẠI ĐÂY.
Tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón không hiếm gặp, mẹ cần bình tĩnh theo dõi các dấu hiệu và thay đổi chế độ ăn chứa nhiều chất xơ, cung cấp đủ nước cho trẻ hàng ngày…. sẽ giúp cải thiện nhanh bệnh táo bón, giúp trẻ hay ăn chóng lớn.
Bài viết liên quan:
- Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón
- Táo bón ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi và cách chữa các mẹ nên biết
- Trẻ 3 tháng tuổi bị táo bón – Giải pháp giúp điều trị hiệu quả
- Điểm danh những nguyên nhân khiến trẻ 4 tháng tuổi bị táo bón
- Trẻ 5 tháng tuổi bị táo bón – mẹ cần làm gì?
- Trẻ 6 tháng tuổi bị táo bón phải làm sao?
- Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón ba mẹ nên làm gì?
- Cách xử trí khi trẻ 8 tháng tuổi bị táo bón
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn