Các bệnh về đường tiêu hóa nói chung, đặc biệt bệnh tiêu chảy là “thủ phạm” hàng đầu gây ra hàng loạt các vấn đề sức khỏe cho trẻ sơ sinh. Vậy bố mẹ phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết ngay sau đây.
1. Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần có bọt là bệnh gì?
Thông thường trẻ sơ sinh sẽ đi ngoài sau khi trẻ bú mẹ hoặc uống sữa. Trung bình một ngày trẻ sơ sinh có thể đi ngoài khoảng 5 -7 lần/ngày. Màu phân bình thường của trẻ sơ sinh là màu vàng sậm, hơi sệt. Do vậy khi ba mẹ thấy trẻ đi ngoài phân lỏng, có nhiều bọt và số lần nhiều hơn trong ngày thì có thể bé nhà bạn đã bị tiêu chảy.
Biểu hiện tiêu chảy sủi bọt ở trẻ sơ sinh mà ba mẹ có thể nhận thấy đó là:
- Trẻ đi ngoài nhiều hơn bình thường, đi ngoài liên tục;
- Trẻ bú kém;
- Trẻ quấy khóc do đau bụng;
- Phân có sự thay đổi về tính chất: lỏng và nhiều nước hơn, trong phân có bọt và dịch nhầy, màu phân không bình thường,…
- Trẻ có dấu hiệu bị sốt;
- Trẻ nôn trớ nhiều lần trong ngày.
Các dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh có thể hết trong vòng 1 -2 ngay. Tuy nhiên khi ba mẹ nhận thấy ở trẻ có những biểu hiện mất nước do tiêu chảy thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để điều trị kịp thời. Bởi biến chứng mất nước do tiêu chảy có thể khiến trẻ bị suy thận hoặc suy hô hấp vô cùng nguy hiểm.
>> Xem thêm: 12 cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh hiệu quả ngay tại nhà
2. Nguyên nhân tiêu chảy ra bọt ở trẻ sơ sinh
Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh tiêu chảy ra bọt mà ba mẹ có nên lưu ý như:
2.1. Loạn khuẩn đường ruột
Đây là tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột vô cùng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Bởi ở giai đoạn này, sức đề kháng của trẻ còn non kém, hệ vi khuẩn có lợi chưa đủ sức để ngăn chặn các vi khuẩn có hại xâm nhập từ bên ngoài.
2.2. Do bú sữa trước của mẹ
Sữa của mẹ được chia thành 2 loại là sữa trước (chứa nhiều chất béo, calo và dinh dưỡng cùng lactose) và sữa sau (đặc hơn, béo hơn và nhiều chất dinh dưỡng. Với những trẻ sơ sinh bú nhiều sữa trước của mẹ mà bỏ sửa sau rất dễ bị dư thừa lactose trong cơ thể dẫn đến hiện tượng tiêu chảy phân có bọt.
2.3. Sử dụng sữa công thức
Theo có số thống kê, hiện này đến 3% trẻ bị dị ứng với protein có trong các sản phẩm sữa công thức. Đây cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phân có bọt. Bên cạnh triệu chứng tiêu chảy phân có bọt, trẻ còn có thể xuất hiện các biểu hiện như: nôn mửa, phát ban, đau bụng,… nặng hơn còn có thể gây sốc phản vệ.
2.4. Giai đoạn chuyển từ bú sữa sang ăn dặm
Ở giai đoạn trẻ bắt đầu tập ăn dặm, trẻ có thể đi ngoài nhiều lần có bọt, có mùi chua và có biểu hiệu sút cân thì có thể trẻ đang bị tiêu chảy. Tình trạng tiêu chảy khi trẻ mới ăn dặm có thể do thức ăn không được đảm bảo vệ sinh, bé lạnh bụng hoặc chất dinh dưỡng không phù hợp hoặc mẹ cho bé ăn quá nhiều,…
2.5. Do một số nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, hiện tượng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có bọt còn có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như: trẻ bị viêm tai giữa, nhiễm trùng đường hô hấp, trẻ bị mắc hội chứng kém hấp thụ, suy dinh dưỡng, hoặc do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh mà trẻ sử dụng,…
3. Hiện tượng trẻ sơ sinh tiêu chảy ra bọt có nguy hiểm không?
Hiện tượng trẻ tiêu chảy phân có bọt ở nước ta khá phổ biến và cách điều trị triệu chứng này cũng khá dễ dàng. Tuy nhiên, khi ở trẻ xuất hiện triệu chứng này, cha mẹ cần trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức cần thiết để có thể theo dõi cũng như chăm sóc trẻ đúng cách. Bởi tình trạng trẻ sơ sinh tiêu chảy ra bọt nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này.
Hiện tượng trẻ sơ sinh tiêu chảy ra bọt có thể xuất hiện trong khoảng thời gian dài khiến bé mệt mỏi và mất nước khá nhanh gây ra những biến chứng nguy hiểm như: suy hô hấp, suy tạng,…. Do vậy, ba mẹ cần chủ động theo dõi tình trạng của trẻ để phát hiện những dấu hiệu bất thường và đưa trẻ đi thăm khám kịp thời.
4. Cách điều trị triệt để khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt
Để điều trị được triệt để và tận gốc bệnh tiêu chảy sủi bọt ở trẻ sơ sinh thì mẹ nên tuân thủ nghiêm túc theo một số cách sau:
4.1. Đối với trẻ đang bú sữa mẹ
Với trẻ đang bú sữa mẹ thì đây chính là nguồn thức ăn chính và quan trọng nhất. Do đó chất lượng của sữa quyết định phần lớn đến các vấn đề về hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Chính vì thế, mẹ nên điều chỉnh và thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học như bổ sung nhiều rau, củ, quả, sữa chua, nước dừa… vào thực đơn hằng ngày nhằm tăng cường các khoáng chất và vitamin có lợi cho trẻ. Đồng thời mẹ nên hạn chế tối đa các đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ cay nóng, các chất kích thích… không có lợi cho sức khỏe.
4.2. Đối với trẻ đang dùng sữa công thức
Trong vài ngày đầu mới sử dụng sữa công thức thì rất có thể trẻ sẽ bị tiêu chảy sủi bọt. Vì đây là thời gian để hệ tiêu hóa non yếu của trẻ tập tích nghi với loại “thức ăn” mới. Sau khoảng 2 – 3 ngày trẻ sẽ tự khỏi. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài hơn thì mẹ cần cân nhắc thay đổi loại sữa khác. Tốt nhất nên chọn cho trẻ loại sữa không có Lactose để thuận lợi cho việc tiêu hóa.
4.3. Cần đưa con đến bác sĩ khám khi thấy các triệu chứng
Bố mẹ nên theo dõi và đưa con đến ngay các trung tâm y tế để kịp thời xử lý nếu tình trạng tiêu chảy sủi bọt không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc có các biểu hiện như sau:
- Tiêu chảy sủi bọt 2 ngày không khỏi: Nếu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt suốt 2 ngày mà không khỏi và kèm theo các biểu hiện khác như sốt, uể oải, li bì… thì cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp khắc phục kịp thời. >> Xem thêm: Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt kèm tiêu chảy
- Phân có lẫn máu: Phân của trẻ có kèm theo máu hoặc chất nhầy là biểu hiện của chứng tiêu chảy nhiễm trùng đường ruột. Tình trạng này càng kéo dài thì sức khỏe đường ruột của trẻ càng bị tổn hại, thời gian hồi phục cũng sẽ lâu hơn.
- Bé mệt mỏi, bỏ bú: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt kéo dài sẽ thường bị rơi vào trạng thái mệt mỏi, kém linh hoạt, bú ít hoặc bỏ bú sữa… dẫn đến suy nhược cơ thể nghiêm trọng
- Bé bị sốt cao, mất nước nghiêm trọng: Chứng tiêu chảy sủi bọt kèm theo sốt cao có thể gây sốc phản vệ hoặc co giật, hôn mê thậm chí còn nguy hại đến tính mạng. Vì vậy, bố mẹ cần để ý trẻ có các biểu hiện sốt cao, mất nước như khô môi, khô miệng, đi tiểu ít, khi khóc không có nước mắt, khó chịu, gào khóc… thì nên đưa trẻ đến ngay các trung tâm y tế để được thăm khám kịp thời.
5. Làm thế nào để phòng tránh tình trạng tiêu chảy ra bọt ở trẻ sơ sinh?
Trong những năm tháng đầu đời, hệ tiêu hóa cũng như hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện. Do đó, trẻ rất dễ bị tấn công bởi tác nhân gây bệnh. Dưới đây là một số lưu ý cha mẹ cần ghi nhớ để phòng ngừa tình trạng tiêu chảy sủi bọt ở trẻ:
5.1. Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh
- Phụ huynh cần chú ý vệ sinh nhà cửa, nhà vệ sinh và xung quanh không gian sống thật sạch sẽ.
- Cha mẹ nên tạo cho bé thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với động vật.
- Ba mẹ hoặc người chăm bé cần vệ sinh thân thể thật sạch để hạn chế vi khuẩn tiếp cận và xâm nhập vào cơ thể bé.
- Ba mẹ cần chú ý rửa tay bằng xà phòng khi chế biến thức ăn cho bé. Dụng cụ nấu ăn cũng cần phải vệ sinh sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn xâm nhập.
- Các vật dụng phục vụ cho việc ăn uống của trẻ cần phải được tiệt trùng thường xuyên, đúng cách và cất ở những nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát.
5.2. Chú ý chế độ dinh dưỡng của người mẹ
Trong khoảng thời gian cho con bú, mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Do thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ vào cơ thể mẹ sẽ được chuyển hóa thành sữa. Chất lượng của sữa được quyết định phần lớn vào loại thực phẩm mà mẹ ăn. Những loại thực phẩm được khuyến khích dùng trong giai đoạn này là: thịt nạc, rau ngót, tôm, trứng…
Bên cạnh đó, để phòng ngừa tốt nhất tình trạng đi ngoài sủi bọt ở trẻ, ba mẹ có thể bổ sung men vi sinh để giúp trẻ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, phòng tránh các triệu chứng của tiêu chảy cũng như rối loạn tiêu hóa. Hiện nay các sản phẩm men vi sinh được sản xuất theo công nghệ Hàn Quốc với thành phần có chứa Probiotics (các vi khuẩn có lợi) và Prebiotics (dạng FOS) được phân lập từ Kim chi Hàn Quốc được rất nhiều ba mẹ tin dùng. (Xem thêm về sản phẩm tại đây)
Trên đây là tình trạng trẻ sơ sinh tiêu chảy sủi bọt và những thông tin cơ bản mà ba mẹ cần biết. Trong quá trình chăm sóc trẻ hàng ngày, ba mẹ và những người thân cần chú ý quan sát trẻ để phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường ở trẻ.
Bài viết liên quan:
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn