Cảm cúm là bệnh thông thường, rất dễ gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe, nhưng nó mang lại cảm giác khó chịu cho người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu 15 cách trị cảm cúm tại nhà đơn giản, an toàn bạn nên biết nhé!
1. Tổng quan bệnh cúm
Cảm cúm là dạng bệnh lý do virus cúm gây ra và có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng. Bệnh thường gây tác động đến các bộ phận như: mũi, họng, nhức mỏi toàn thân,… Các triệu chứng có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần tùy vào sức đề kháng của mỗi người.
- Sốt nhẹ, nếu không phát hiện chữa trị sớm, chăm sóc không tốt, trẻ có thể sốt cao lên tới trên 38 độ C (có thể kèm theo co giật nếu trẻ sốt cao tới 39-40 độ C trở lên).
- Nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi kéo dài, đầu tiên là nước mũi lỏng trong, ra nhiều, sau lâu dần virus gây viêm nhiễm nặng, nước mũi trở nên đặc hơn, đổi sang màu trắng đục, rồi màu xanh, gây khó thở.
- Ho, hắt hơi, đau họng.
- Trẻ bị cảm cúm sẽ chán ăn, quấy khóc, không chịu bú.
2. 15 Cách chữa cảm cúm tại nhà hiệu quả
Khi thấy mình có biểu hiện của cảm cúm, bạn hãy thử thực hiện 15 cách chữa cảm cúm nhanh nhất tại nhà sau đây nhé.
2.1. Sử dụng thuốc trị cảm cúm
Dưới đây là một số loại thuốc cảm cúm mà thầy thuốc có thể hướng dẫn bạn dùng:
- Thuốc hạ sốt: paracetamol, ibuprofen hoặc naproxen. Những thuốc này đồng thời giúp giảm đau. Bạn không nên tự ý hạ sốt bằng thuốc aspirin cho trẻ dưới 19 tuổi vì có thể gặp hội chứng Reye gây hại cho não và gan.
- Thuốc long đờm: đẩy nhanh bài xuất đờm ra khỏi đường thở.
- Thuốc xịt mũi: để trị chứng nghẹt mũi. Bạn có thể xịt mũi nhiều lần trong ngày theo hướng dẫn từ bác sĩ hoặc nhãn thuốc.
2.2. Để cơ thể nghỉ ngơi
Khi cảm thấy mình có triệu chứng cảm cúm, bạn không nên cố gắng làm việc sẽ khiến cơ thể mệt mỏi hơn. Thay vào đó, bạn hãy nghỉ ngơi nhằm giúp bệnh nhanh khỏi cũng như tránh lây nhiễm virus cho người khác.
Trong thời gian nghỉ ngơi tại nhà, bệnh nhân nên giảm tối đa lượng công việc, thay vào đó tận dụng thời gian để cơ thể được thư giãn, giữ tinh thần lạc quan bằng cách dành thời gian đọc sách, xem những nội dung gây cười, tắm nước ấm, xông hơi, ngâm chân nước nóng, ngủ đủ giấc… Điều này sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch để chống lại bệnh cảm cúm cũng như những căn bệnh thông thường khác.
2.3. Tăng độ ẩm cho môi trường xung quanh
Bệnh cúm phát triển mạnh và dễ lây lan hơn trong môi trường khô ráo. Vì vậy, không khí ẩm sẽ giúp bạn giảm triệu chứng cảm cúm như nghẹt mũi và đau họng. Vì thế, bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc máy lọc không khí trong nhà để vừa giúp môi trường sống sạch sẽ, vừa giúp hệ hô hấp thông thoáng hơn và giảm bệnh tật.
2.4. Xông hơi để chữa bệnh cúm tại nhà
Ngoài cách uống thuốc để giúp đường thở “thông thoáng” hơn thì xông hơi là một phương pháp đơn giản, dễ làm tại nhà.
Bạn chỉ cần đun một nồi nước sôi, để ở một nơi thoáng mát, thuận tiện nhất là trong phòng ngủ, cùng với một chiếc mền, trùm kín cơ thể, nhắm mắt, ngả người về phía trước, cách nồi nước khoảng cách xa, không nên ngồi quá sát tránh bỏng. Từ từ mở nắp, ngồi yên, thả lỏng cơ thể và hít thở sâu trong khoảng 10 phút.
Ngoài nước trắng ra, người bệnh có thể cho thêm gừng, sả, chanh, húng quế vào. Chúng vừa tác dụng giải cảm cúm, còn giúp cơ thể giữ ấm, kháng khuẩn, chống viêm,… Ngoài ra, đây cũng là một cách thư giãn, giảm đau nhức và mệt mỏi.
2.5. Trị cúm bằng cách tắm nước ấm
Tắm nước nóng giúp bổ sung hơi nước, giữ ẩm và thông mũi giúp việc hít thở dễ dàng hơn. Không nên tắm nước lạnh sẽ khiến nhiệt độ cơ thể giảm đi đột ngột, khiến tình trạng bệnh xấu đi. Lưu ý không tắm nếu nhiệt độ cơ thể không ổn định hoặc chóng mặt. Nếu cảm thấy rét run nên tăng nhiệt độ của nước.
2.6. Sử dụng túi chườm nhiệt
Chườm khăn ấm lên trán và mũi giúp giảm đau đầu và đau xoang. Từ đó hỗ trợ chữa cúm tại nhà hiệu quả.
2.7. Súc miệng, vệ sinh mũi với nước muối
Đây là một trong những cách chữa cảm lạnh, cảm cúm rất đơn giản mà lại hiệu quả. Muối có khả năng sát khuẩn vùng miệng, họng, ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp, làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cảm lạnh, như giảm đau họng và nghẹt mũi.
Bạn có thể dễ dàng mua nước muối sinh lý tại các hiệu thuốc để vệ sinh mũi họng hàng ngày.
2.8. Kê cao đầu khi ngủ
Bệnh nhân cúm có thể gặp tình trạng nghẹt mũi, nhất là vào ban đêm. Kê cao đầu khi ngủ giúp phần mũi rút hết các chất nhầy, đồng thời cũng ngăn chặn tình trạng ợ nóng thường xuyên. Để làm loãng chất nhầy trong mũi, bệnh nhân có thể tạo độ ẩm cho phòng ngủ bằng máy tạo độ ẩm.
2.9. Bôi tinh dầu
Sử dụng tinh dầu cũng là một cách trị cảm cúm hiệu quả được nhiều người áp dụng. Các hoạt chất trong tinh dầu giúp làm sạch đường hô hấp, làm loãng dịch nhầy, khai thông đường thở, giảm bớt tình trạng nghẹt mũi khi bị cảm cúm. Bạn chỉ cần thoa một ít dầu vào dưới mũi sẽ làm giảm bớt cơn đau và thông mũi nhanh chóng. Ngoài ra, bạn có thể phòng ngừa cảm cúm bằng cách thoa dầu vào thái dương, lòng bàn chân hoặc tắm bằng nước ấm được thêm ít tinh dầu.
Một số loại tinh dầu có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa và điều trị cảm cúm như dầu quế, tinh dầu bạc hà, dầu bạch đàn, sả, dầu cỏ xạ hương, tinh dầu tràm,…
2.10. Uống nhiều nước để chữa cúm nhanh nhất
Cảm cúm có thể khiến bạn bị mất nước, đặt biệt là nếu bạn bị sốt, nôn mửa và tiêu chảy. Hơn hết nước còn giúp hệ thống hô hấp của bạn được giữ nước và giúp biến các chất dịch nhầy ứ đọng ở họng và mũi thành những chất lỏng, loãng mà bạn có thể dễ dàng ho, khạc ra bên ngoài được. Do đó, bạn cần đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể như uống nước lọc, nước ép trái cây, nước uống thể thao, canh hay nước súp dựa trên nước dùng như phở gà.
Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế uống nước lạnh và các đồ uống có chứa cồn và gas như rượu, bia, nước ngọt, cà phê, trà đen…
2.11. Dùng thức ăn dạng lỏng và ấm
Người mắc cúm có thể sốt, ho, đau đầu, đau họng, mệt mỏi toàn thân,… khiến người bệnh mệt mỏi, cảm thấy chán ăn. Nên ăn những món ăn dễ tiêu hóa và ấm như cháo, súp.
Ngoài ra, các món canh từ thịt bò, thịt gà, nấm,… cũng là gợi ý không tồi cho người bị cảm cúm. Một chén canh ấm, thơm ngon vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, vừa bổ sung nước, làm dịu đau họng, giảm nghẹt mũi.
2.12. Bổ sung thực phẩm giàu kẽm
Kẽm có thể rút ngắn thời gian cảm cúm hoặc cảm lạnh. Theo các chuyên gia, việc bổ sung kẽm cho cơ thể có thể giúp tăng sức đề kháng, ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp, giảm nguy cơ mắc các triệu chứng nghiêm trọng hơn khi bị bệnh.
Một số thực phẩm giàu kẽm có thể kể đến như:
- Các loại thịt như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn,…
- Các loại đậu như đậu xanh, đậu lăng, đậu phộng,…
- Các loại hạt như hạt bí, vừng, hạt lanh, hạt điều, hạnh nhân,…
- Trứng
2.13. Ăn thức ăn đậm đà, chia nhỏ bữa ăn
Người bệnh cảm cúm thường cảm thấy chán ăn, ăn không ngon. Lúc này, bạn có thể thử một số món ăn có vị cay nồng như tiêu hoặc ớt sẽ giúp cải thiện vị giác và giảm tình trạng nghẹt mũi. Tuy nhiên, thức ăn có vị cay chỉ phù hợp với những bệnh nhân cúm không có triệu chứng đau họng hoặc không gặp các vấn đề về dạ dày.
Ngoài ra, bệnh nhân cúm nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày ra làm 4-5 bữa nhỏ. Chia nhỏ bữa ăn với tỷ lệ thuận theo lượng thức ăn trong mỗi bữa sẽ giúp bộ máy tiêu hóa hoạt động dễ dàng và nhanh chóng hơn.
2.14. Tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu
Khi mắc cúm, người bệnh cần thay đổi thói quen hàng ngày bao gồm cả chế độ ăn uống. Trong đó, bia, rượu là những loại đồ uống cần tránh xa. Cụ thể, cồn trong bia, rượu có thể gây nên tình trạng mất nước cho cơ thể, từ đó khiến các triệu chứng nghẹt mũi, đau họng tiến triển tệ hơn. Đặc biệt, người bệnh cúm tuyệt đối không uống rượu khi đang sốt.
Ngoài ra, rượu bia có thể làm suy giảm hệ miễn dịch. Đặc biệt, khi bị cảm cúm hệ miễn dịch của cơ thể đã trở nên suy yếu, uống những loại đồ uống có cồn như bia, rượu khiến cơ thể người bệnh khó hồi phục hơn so với bình thường. Bên cạnh đó, đồ uống có cồn có thể gây tổn thương lâu dài cho gan, thận, đe dọa sức khỏe người bệnh.
Mặt khác, người bệnh cúm không nên uống rượu, bia vì sự tương tác của chúng với các loại thuốc điều trị mà họ đang sử dụng. Một số loại thuốc có tương tác với rượu có thể kể đến như ibuprofen, acetaminophen,… Đây là những loại thuốc nếu kết hợp với rượu có thể gây chóng mặt, buồn ngủ, đau đầu, buồn nôn và nôn.
2.15. Mặc quần áo thoải mái
Nhiều người cho rằng khi mắc cúm nên mặc quần áo dày hoặc nhiều lớp quần áo để chống lạnh. Thực tế, đây là quan niệm sai lầm. Mặc quần áo quá dày sẽ khiến người bệnh khó vận động, gây bí da, cản trở sự thoát mồ hôi của cơ thể.
Nếu bạn sốt khi bị cảm cúm thì nên mặc quần áo thoải mái để cơ thể tỏa nhiệt dễ dàng. Mặc quần áo quá nhiều lớp sẽ giữ nhiệt và làm tăng nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy lạnh trong người thì hãy mặc nhiều lớp để giữ ấm.
3. Lưu ý đối với người mắc cúm và người chăm sóc
Cúm là bệnh lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp nên cả người bệnh và người chăm sóc cũng nên chú ý để tránh lây nhiễm chéo.
Đối với người bị cảm cúm
- Người bị cúm cần cách ly với những người xung quanh, đặc biệt tránh những người có sức đề kháng yếu như trẻ em, người già, người có nhiều bệnh.
- Khi mắc cúm, bệnh nhân nên hạn chế ra ngoài. Nếu bắt buộc phải ra thì nên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi, mang nước rửa tay khô để diệt khuẩn.
Đối với người chăm sóc bệnh nhân
- Đeo khẩu trang trong quá trình tiếp xúc với người bệnh, nhỏ mũi, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi tiếp xúc.
- Chế độ ăn đủ chất, ăn nhiều rau củ quả tươi giàu vitamin C như cam, bưởi, chanh, ổi,.. ăn những loại gia vị tính ấm giúp tăng đề kháng như tỏi, gừng.
- Tách riêng đồ dùng của người bệnh, để cẩn thận có thể luộc sôi đồ của bệnh nhân.
- Không ăn thức ăn thừa của người bệnh.
- Khi thấy dấu hiệu cảm cúm như sốt, sổ mũi, nhức đầu, mệt mỏi thì cần điều trị ngay.
Cúm là loại bệnh theo mùa và diễn ra hằng năm. Vì vậy mọi người nên chủ động phòng cúm bằng cách tiêm vắc-xin cúm mùa mỗi năm 1 lần.
Bạn cũng có thể tăng sức đề kháng để phòng bệnh nhất là các bệnh theo mùa, các bệnh do virus, vi khuẩn gây ra nhờ thảo dược quen thuộc như Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ. Các thảo dược này có công dụng tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn, virus, do sức đề kháng kém gây ra và còn giúp ức chế sự xâm nhập, sự phát triển của các virus gây bệnh trong đó có các virus dạng ARN là nguyên nhân gây các bệnh cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban. Khi sử dụng sản phẩm này sẽ hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể và rút ngắn thời gian điều trị bệnh và hỗ trợ giảm các triệu chứng bệnh do vi khuẩn, virus gây ra.
Cảm cúm là bệnh thường niên, ai ai cũng có thể mắc. Người bệnh có thể phòng cúm bằng cách tiêm vắc-xin, chế độ dinh dưỡng sinh hoạt, hoặc áp dụng các cách trị cảm cúm tại nhà trên đây để khỏi bệnh sớm nhé.
Bài viết liên quan:
- Người bị cảm cúm ăn gì nhanh khỏi bệnh?
- Thời điểm nào tiêm phòng cảm cúm hiệu quả nhất?
Nguồn tham khảo
- [1] Flu. https://www.nhs.uk/conditions/flu/
- [2] Treatment: What You Need to Know. https://www.cdc.gov/flu/treatment/treatment.htm
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên |
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn