Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính nhưng thời gian ủ bệnh dài và những biểu hiện ban đầu rất dễ nhầm lẫn với sốt siêu vi… Do đó chỉ có xét nghiệm sốt xuất huyết mới biết chính xác có phải bị sốt xuất huyết hay không và tình trạng của tiểu cầu như thế nào để có cách điều trị, chăm sóc thích hợp để người bệnh sốt xuất huyết chóng hồi phục.
1. Tại sao cần thực hiện xét nghiệm máu sốt xuất huyết?
Khi có dấu hiệu hiệu ốm sốt và nghi ngờ bị sốt xuất huyết, người bệnh sẽ cần được tiến hành xét nghiệm máu sốt xuất huyết để phát hiện virus sốt xuất huyết cũng như các kháng thể được tạo ra để đáp ứng với nhiễm trùng sốt huyết. Bên cạnh đó, trường hợp bạn vừa đến, hoặc du lịch ở những nơi phổ biến về bệnh sốt xuất huyết thì bạn cũng cần tiến hành các loại xét nghiệm này.
Thông thường, khi bị sốt xuất huyết, người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng sau đây trong vòng từ 4 đến 7 ngày sau khi bị muỗi đốt:
- Sốt cao đột ngột;
- Viêm tuyến;
- Phát ban trên mặt;
- Đau cơ và khớp;
- Cảm thấy đau đầu hoặc các khu vực sau mắt;
- Buồn nôn;
- Mệt mỏi trong người.
2. Các loại xét nghiệm chẩn đoán sốt xuất huyết
Một số loại xét nghiệm chẩn đoán sốt xuất huyết bạn cần thực hiện khi bị nghi ngờ sốt xuất huyết đó là:
2.1. Xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1
Đây là loại xét nghiệm đầu tiên mà bạn sẽ được chỉ định làm khi bị nghi ngờ sốt xuất huyết. Thông thường các bác sĩ, chuyên gia sẽ yêu cầu bạn làm từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 5 của bệnh. Trong trường hợp bệnh nhân đã mắc bệnh từ 3 ngày trở lên, dù bị sốt xuất huyết thật thì kết quả xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1 cũng có thể là âm tính. Điều này xảy ra bởi lẽ xét nghiệm này được thực hiện trên cơ chế xác định kháng nguyên của virus. Khi sang đến ngày thứ 4 mắc bệnh, nồng độ kháng nguyên virus trong máu người bệnh đã giảm xuống nên kết quả lúc này có thể sẽ không còn chính xác.
2.2. Xét nghiệm kháng thể IgM
Xét nghiệm IgM sẽ được tiến hành từ ngày thứ 4 và 5 của bệnh sau sốt. Việc xét nghiệm IgM giúp các bác sĩ xác định được sự có mặt của virus Dengue trong giai đoạn bệnh cấp tính. Tuy nhiên điều này cũng còn tùy thuộc vào mức độ sinh kháng thể của mỗi người mà kết quả xét nghiệm có thể âm tính hoặc dương tính.
2.3. Xét nghiệm kháng thể IgG
Thông thường các kháng thể IgG sẽ xuất hiện chậm hơn để đáp ứng với tình trạng nhiễm trùng của cơ thể. Mức độ kháng thể cũng sẽ tăng dần lên khi bị nhiễm trùng cấp tính, ổn định và sau đó tồn tại trong một khoảng thời gian dài. Những người đã từng tiếp xúc với virus sốt huyết trước khi nhiễm bệnh hiện tại có thể xuất hiện kháng thể IgG trong người và làm ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán. Do đó, xét nghiệm kháng thể IgG có thể giúp các bác sĩ và chuyên gia xác định được người bệnh đã từng nhiễm virus IgG hay chưa chứ không có giá trị chẩn đoán cho trường hợp bệnh nhân sốt cấp tính.
Thông thường với những người nghi ngờ bị sốt xuất huyết thì cần thực hiện ngay cả 3 xét nghiệm NS1, IgM và IgM cùng một lúc để có thể chẩn đoán bạn bị nhiễm Dengue tiên phát hay thứ phát.
- Trường hợp 1: NS1 hoặc IgM dương, IgG âm >> Bạn nhiễm Dengue tiên phát
- Trường hợp 2: NS1 hoặc IgM dương, IgG dương >> Bạn nhiễm Dengue thứ phát
- Trường hợp 3: Cả 3 chỉ số NS1, IgM và IgG đều âm >> Bạn không sốt do nhiễm virus Dengue
2.4. Các xét nghiệm bổ sung
Bên cạnh các xét nghiệm cơ bản trên, người bệnh cũng có thể được chỉ định làm thêm các xét nghiệm bổ sung như:
- Xét nghiệm điện giải đồ: Đánh giá tình trạng rối loạn điện giải của cơ thể.
- Xét nghiệm chức năng gan: Kiểm tra chức năng gan và đánh giá biến chứng do sốt xuất huyết gây nên.
- Xét nghiệm Albumin: Đánh giá tình trạng thoát huyết tương có thể xảy ra với các những người nhiễm virus Dengue để phát hiện sớm tình trạng tăng tính thấm thành mạch.
- Xét nghiệm chức năng thận: Kiểm tra toàn bộ chức năng của thận và tình trạng tổn thương của cơ quan này do các biến chứng của sốt xuất huyết gây nên.
- Xét nghiệm CRP: Đánh giá chung tình trạng viêm nhiễm, xét nghiệm này cũng giúp các bác sĩ chẩn đoán và phân biệt nguyên nhân gây ra sốt và đánh giá hiện tượng bội nhiễm.
- Xét nghiệm rối loạn đông máu: Xác định nguy cơ rối loạn đông máu để ngăn ngừa kịp thời, tránh diễn biến nặng có thể dẫn đến tử vong.
3. Xét nghiệm sốt xuất huyết bao nhiêu tiền?
Các xét nghiệm chẩn đoán sốt xuất huyết được tiến hành khá đơn giản nên chi phí bạn cần bỏ ra không quá đắt đỏ. Thông thường các xét nghiệm chẩn đoán về virus kháng nguyên, kháng thể sẽ có mức phí khoảng 500.000 VNĐ. Các xét nghiệm về tổng phân tích tế bào máu của người bệnh sẽ dao động khoảng 100.000 VNĐ đến 200.000 VNĐ cho một lần xét nghiệm.
4. Quy trình lấy máu xét nghiệm sốt xuất huyết
Quy trình lấy máu xét nghiệm sốt xuất huyết diễn ra rất nhanh và đơn giản. Bạn cũng không cần phải chuẩn bị bất cứ thứ gì trước khi lấy máu xét nghiệm.
Quy trình lấy máu xét nghiệm sốt xuất huyết sẽ được tiến hành khi bạn có những dấu hiệu nghi ngờ bị sốt xuất huyết. Lúc này bác sĩ và các chuyên gia sẽ chỉ định bạn xét nghiệm nghiệm máu.
Quy trình lấy máu sẽ được diễn ra qua một chiếc kim nhỏ cắm vào đường tĩnh mạch ở cánh tay. Sau đó, mẫu máu sẽ được nhân viên y tế đựng vào các ống chuyên dụng. Hầu hết các trường hợp lấy máu xét nghiệm không xuất hiện các rủi ro gì quá nghiệm trọng. Bạn có thể sẽ cảm thấy hơi nhói khi nhân viên y tế đưa kim tiêm vào tĩnh mạch hoặc cánh tay sẽ xuất hiện vết bầm tím ở vị trí lấy máu. Tuy nhiên cảm giác đau và vết bầm tím sẽ nhanh chóng biến mất.
5. Kết quả xét nghiệm sốt xuất huyết có ý nghĩa gì?
Sau khi tiến hành lấy máu và các phân tích các chỉ số xét nghiệm sốt xuất huyết, ban có thể lấy kết quả xét nghiệm sau vài giờ. Kết quả xét nghiệm trả về như sau:
- Dương tính: Kết quả xét nghiệm này cho thấy bạn đã nhiễm virus Dengue gây sốt xuất huyết trong máu.
- Âm tính: Kết quả xét nghiệm này cho thấy bạn có thể chưa nhiễm virus hoặc bạn được xét nghiệm quá sớm để phát hiện virus trong máu. Với trường hợp này, nếu bạn nghĩ mình đã bị muỗi vằn mang mầm bệnh đốt hoặc có các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết thì cần trao đổi lại ngay với bác sĩ để được chỉ định xét nghiệm lại.
Với trường hợp người bệnh nhận được kết quả xét nghiệm dương tính với sốt xuất huyết, các bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định theo phương án điều trị hợp lý. Bởi hiện nay, chúng ta chưa có thuốc điều trị bệnh sốt xuất huyết nên bạ hoàn toàn có thể cung cấp các thông tin về triệu chứng bệnh để bác sĩ và các chuyên gia chỉ định thuốc uống hợp lý. Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì chế độ nghỉ ngơi hợp lý và bổ sung đầy đủ nước để hạn chế tình trạng mất nước cũng vô cùng quan trọng đối với người bị sốt xuất huyết. Thêm vào đó, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm các loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol để giảm đau và hạ sốt.
Với những trường hợp người bệnh dương tính với các triệu chứng nặng hơn, bác sĩ có thể yêu cầu bạn nhập viện để theo dõi và điều trị. Quá trình điều trị thường là truyền dịch qua tĩnh mạch, truyền máu, theo dõi huyết áp và can thiệp một số biện pháp khác nếu cần thiết.
Trên đây là tất cả thông tin về các xét nghiệm sốt xuất huyết bạn cần làm khi nghi ngờ bị bệnh. Hi vọng qua bài viết này bạn sẽ nắm được phần nào để kịp thời phát hiện ra bệnh trước khi quá muộn.
Bài viết liên quan:
- Bị sốt xuất huyết khi nào cần nhập viện để điều trị?
- Nên khám sốt xuất huyết ở đâu tại Hà Nội và TP HCM uy tín?
- Cách phòng tránh sốt xuất huyết tại gia đình hiệu quả.
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên |
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn