Chữa bệnh sốt xuất huyết theo y học cổ truyền như thế nào?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
4 Tháng mười 2021

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
1205

Bệnh sốt xuất huyết không khó điều trị, tuy nhiên nếu chủ quan sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ phương pháp chữa bệnh sốt xuất huyết theo y học cổ truyền. Cùng tham khảo và áp dụng để bệnh mau khỏi nhé.

Có thể chữa bệnh sốt xuất huyết theo y học cổ truyền không?
Có thể chữa bệnh sốt xuất huyết theo y học cổ truyền không?

1. Phân độ sốt xuất huyết

Những dấu hiệu của sốt xuất huyết điển hình đó là sốt cao, xuất huyết và thoát huyết tương. Nếu bệnh trở nặng thì người bệnh có thể bị sốc, giảm thể tích tuần hoàn máu, rối loạn đông máu thứ phát sau khi bị sốc kéo dài. Bệnh thường được chia là 4 mức độ từ nặng đến nhẹ như sau:

  • Độ I: Sốt cao đột ngột, thường kéo dài từ 2 – 7 ngày sau khi bị nhiễm, có dấu hiệu dây thắt dương tính.
  • Độ II: Ngoài những biểu hiện như ở độ I, cơ thể người bệnh xuất hiện xuất huyết dưới da và niêm mạc, bắt đầu từ ngày thứ 2 – 3 trở đi
  • Độ III: Có hiện tượng suy tuần hoàn, mạch đập nhanh, hạ huyết áp, da lạnh ẩm, khó chịu, vật vã hoặc li bì, xảy ra ở ngày thứ 3 – 6 của bệnh
  • Độ IV: Các triệu chứng nặng như: Sốc sâu, mạch nhanh nhỏ, khó bắt mạch, huyết áp không xác định được.

2. Điều trị sốt xuất huyết bằng y học cổ truyền theo cấp độ

Nguyên lý của phương pháp y học cổ truyền đó là trị bệnh từ gốc, có nghĩa là từ nguồn căn gây bệnh. Qua đó, theo y học cổ truyền có những bài thuốc trị sốt xuất huyết ứng với các cấp độ bệnh như sau:

2.1. Sốt xuất huyết độ I

Khi mới phát bệnh, người bệnh sẽ bị sốt, gai rét, nhiệt độ tăng dần. Đau đầu, nhức hốc mắt, mệt mỏi toàn thân. Chán ăn, đắng miệng, buồn nôn hoặc nôn. Cơ thể mất nước, miệng khô khát. Đi ngoài táo hoặc lỏng, nước tiểu vàng. Da có dấu hiệu xung huyết.
Ta sử dụng bài thuốc có Ngân Kiều Tán làm chủ đạo, cần chuẩn bị:

  • Ngân kiều, kim ngân hoa: mỗi loại 40g
  • Cát cánh, bạc hà, ngưu bàng tử: mỗi loại 24g
  • Cam thảo, đậu xị: mỗi loại 20g
  • Trúc diệp, kinh giới: mỗi loại 16g

Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc, chia làm 2 lần uống.

Nếu người bệnh sốt cao, đổ mồ hôi nhiều, khát nước, mạch đập mạnh, mặt mắt đỏ thì chữa sốt xuất huyết theo y học cổ truyền sẽ dùng bài thuốc Bạch hổ thang, với các nguyên liệu:

  • Thạch cao: 40g
  • Tri mẫu: 24g
  • Ngạnh mễ (gạo tẻ), gia lô can, mạch môn: mỗi loại 12g
  • Cam thảo: 8g

Cho các vị thuốc vào sắc đến khi nhừ, chắt nước uống 3 – 4 lần/ngày

Các bài thuốc y học cổ truyền trị bệnh sốt xuất huyết theo từng tình trạng
Các bài thuốc y học cổ truyền trị bệnh sốt xuất huyết theo từng tình trạng

2.2. Sốt xuất huyết độ II

Triệu chứng sốt cao liên tục thành từng cơn, bứt rứt, mê man. Xuất hiện các vết đỏ xuất huyết dưới da, niêm mạc hoặc ở cơ quan nội tạng.

Trong trường hợp, chưa có xuất huyết nội tạng, thì điều trị sốt xuất huyết theo y học cổ truyền dùng bài Tứ sinh thang. Gồm có các vị thuốc: Sinh địa, sinh trắc bách diệp, sinh hà diệp, sinh ngải diệp, liều lượng các loại như nhau. Cho nguyên liệu vào sắc, uống ngày 2 – 3 lần

Nếu bị xuất huyết dưới da nhẹ, dùng 80 – 100g nhọ nồi, giã hoặc xay nhuyễn, lọc lấy nước uống

Xuất huyết nặng hơn thành từng mảng dưới da, hoặc xuất huyết nội tạng dùng bài thuốc Tê giác địa hoàng thang. Gồm có: 4g tê giác, 12g bạch thược, 32g sinh địa, 8g đan bì. Tê giác đem mài uống cùng nước sắc của 3 vị thuốc còn lại 3 lần/ngày. Có thể thay thế tê giác bằng bột sừng trâu, với liệu lượng gấp 4 lần. Khi đó nên dùng kết hợp thêm phương pháp y học hiện đại để điều trị

2.3. Sốt xuất huyết độ III

Người bệnh vẫn sốt cao hoặc đã giảm, chân tay lạnh ẩm, sắc mặt nhợt nhạt, tụt huyết ám, li bì. Mạch đập yếu. Bệnh nặng hơn mạch đập nhanh, khó bắt được mạch, huyết áp không đo được. Nếu tụt huyết áp ít thì dùng: Cam thảo, bào khương (vỏ gừng) và nhân sâm, liều lượng mỗi loại bằng nhau, đem tán bột, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần dùng 15 – 20g

Chân tay lạnh ẩm, sắc mặt nhợt nhạt thì trị chữa sốt xuất huyết theo y học cổ truyền có thể dùng thần khuyết, quan nguyên và khí hải để làm ấm trở lại. Còn huyết áp tụt nghiêm trọng thì cần đến bệnh viện để hồi sức, không nên chữa theo y học cổ truyền

2.4. Sốt xuất huyết độ IV

Khi bệnh diễn biến xấu ở mức độ IV thì khuyến khích điều trị bằng y học hiện đại, không nên điều trị sốt xuất huyết theo y học cổ truyền

Riêng đối với giai đoạn hồi phục, thì có thể áp dụng y học cổ truyền, tùy thuộc vào thể trạng của người bệnh:

Vị âm bất túc: đắng miệng, chán ăn, khát nước, môi khô, tiểu ít, nước tiểu vàng, táo bón, lòng bàn tay nóng, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác vô lực, thì dùng bài thuốc Ích vị thang với nguyên liệu:

  • Sa sâm, cốc nha, mạch môn, sinh địa, hạt muồng, cát căn: mỗi loại 12g
  • Thạch hộc: 10g
  • Ma nhân, chỉ ác: mỗi loại 8g

Tùy dương hư: chân tay lạnh, mệt mỏi, chán ăn, da ẩm, mồ hôi dâm dấp, nước tiểu trong, đi ngoài lỏng, mô lưỡi nhợt, mạch tế nhược thì trị sốt xuất huyết theo y học cổ truyền, có bài Sâm linh bạch truật tán:

  • Đằng sâm, hoài sơn, bạch truật, liên nhục: mỗi loại 10g
  • Bạch linh, biển đậu: mỗi loại 8g
  • Cát cánh, cam thảo, sa nhân: mỗi loại 4g
Cần phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết như thế nào?
Cần phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết như thế nào?

3. Phòng bệnh sốt xuất huyết

Thực hiện phòng tránh sốt xuất huyết bằng các phương pháp như:

  • Dùng tinh dầu sả xịt quanh nhà để đuổi muỗi
  • Khử trùng cống rãnh, vũng nước đọng, bùn lầy quanh khu vực sống bằng vôi bột
  • Mắc màn khi ngủ, kể cả ban ngày

Ngoài việc điều trị sốt xuất huyết theo y học cổ truyền, tốt nhất nên có cách phòng tránh và ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm bệnh từ các chế phẩm được bào chế từ thảo dược như: Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ… Đây cũng những vị thuốc phổ biến dùng trong y học cổ truyền với tác dụng kháng viêm, tăng sức đề kháng và miễn dịch của cơ thể, thanh nhiệt, giải độc… rất tốt đối với những trường hợp bị suy giảm miễn dịch dẫn đến nhiễm các loại virus gây bệnh cúm, cảm lạnh, sốt xuất huyết, sốt rét… Sử dụng những chế phẩm từ những vị thuốc này sẽ giúp phòng ngừa và rút ngắn thời gian mắc các bệnh trên, giảm được những biến chứng nguy hiểm.

Chữa sốt xuất huyết theo y học cổ truyền đảm bảo sự an toàn, không có tác dụng phụ, giúp bệnh nhân mau chóng hồi phục, giảm thiểu biến chứng. Tuy nhiên, khi bệnh đã ở giai đoạn III và IV thì nên đến bệnh viện để theo dõi và điều trị kịp thời.

Bài viết liên quan:

Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.