Theo một thống kê cho thấy, cứ 5 trẻ sử dụng kháng sinh thì sẽ có 1 trẻ bị tiêu chảy. Vậy có những nguyên nhân nào khiến trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy và khi trẻ có những biểu hiện của tiêu chảy ba mẹ cần xử lý như thế nào?
1. Bé uống kháng sinh bị tiêu chảy nguyên nhân do đâu?
Hệ tiêu hóa của bé là môi trường sinh sống của hàng triệu vi sinh vật bao gồm cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Để hệ vi sinh đường ruột được cân bằng thì tỷ lệ cần đạt được là 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn.
Khi trẻ sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc không chỉ có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của trẻ mà còn đồng thời diệt luôn các vi khuẩn có lợi. Do đó, hệ vi sinh của trẻ lúc này sẽ bắt đầu bị đảo lộn. Các vi khuẩn có hại lúc này cũng sẽ “nhân cơ hội bùng lên mạnh mẽ” dẫn đến tình trạng trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy.
2. Biểu hiện ở trẻ bị tiêu chảy do dùng kháng sinh
Giai đoạn dưới 2 tuổi, khi sử dụng kháng sinh trẻ bị tiêu chảy dễ hơn so với những trẻ lớn, vì ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ chưa được phát triển một cách toàn diện. Thông thường tình trạng bé uống kháng sinh bị tiêu chảy có thể kéo dài từ 1 – 7 ngày. Giai đoạn tiêu chảy cũng thường bắt đầu ở ngày thứ 2 khi trẻ dùng thuốc kháng sinh và ngày thứ 8 trong đợt điều trị. Tuy nhiên cũng có những trường hợp đặc biệt trẻ có thể bị tiêu chảy ngay từ ngày đầu tiên và kéo dài đến vào tuần sau khi đã ngưng sử dụng thuốc kháng sinh.
Khi trẻ bị tiêu chảy do dùng kháng sinh, trẻ sẽ xuất hiện một số biểu hiện dưới đây:
- Các triệu chứng bệnh lý cần điều trị bắt đầu thuyên giảm, trẻ không sốt;
- Có biểu hiện đau bụng, tiêu chảy nhiều lần trong ngày, có thể lên đến 15 – 20 lần;
- Trẻ phải rặn mỗi lần muốn đi ngoài;
- Phân có dịch nhầy, thức ăn chưa tiêu hết (trường hợp này được gọi là đi ngoài phân sống) hoặc trong phân có máu;
- Đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày (thông thường sẽ hơn 3 lần trong 1 ngày);
- Phân có thể có màu xanh, vàng lổn nhổn, có bọt;
- Vùng hậu môn của trẻ có dấu hiệu bị hăm đỏ do phân có tính acid.
Với những trường hợp uống kháng sinh bị tiêu chảy nhẹ, trẻ có thể hết triệu chứng trong vài ngày hoặc lâu nhất là 2 tuần sau đó. Tuy nhiên nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài không khỏi thì ba mẹ nên đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn và chữa trị kịp thời, tránh gây ra những biến chứng đáng tiếc.
3. Phân biệt trẻ bị tiêu chảy do uống kháng sinh với trẻ bị tiêu chảy do ngộ độc thức ăn hay do nhiễm virus?
Hầu hết các trường hợp trẻ tiêu chảy do uống kháng sinh sẽ không có dấu hiệu sốt và các triệu chứng sẽ tự hết sau khi áp dụng một số biện pháp hoặc ngưng sử dụng kháng sinh. Ngược lại với các trường hợp trẻ bị tiêu chảy do ngộ độc thức ăn hay do virus gây ra, ở trẻ sẽ xuất hiện các biểu hiện như sốt, mức độ tiêu chảy nặng hơn, cùng các biểu hiện liên quan đến tiêu hóa như: nôn trớ, đau bụng,…
Do vậy, ba mẹ sẽ cần phân biệt rõ trẻ bị tiêu chảy do thuốc kháng sinh hay do nhiễm virus để có những biện pháp can thiệp cần thiết, tránh để xảy ra những biến chứng nguy hiểm.
4. Bé uống kháng sinh bị tiêu chảy có nguy hiểm không?
Một trong những tác dụng phụ của kháng sinh đó chính là khiến trẻ em bị đi ngoài, dễ mất nước và điện giải. Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng bởi tình trạng mất nước ở trẻ có thể diễn biến rất nhanh và gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên với những trẻ trên 2 tuổi thì tình trạng sẽ bớt nguy hiểm hơn bởi giai đoạn này, hệ tiêu hóa đã dần ổn định nên trẻ chỉ bị tiêu chảy ở mức độ nhẹ.
Khi bị tiêu chảy do thuốc kháng sinh, trẻ có thể gặp các dấu hiệu viêm như:
- Sốt và đau bụng;
- Phân có máu hoặc chất nhầy;
- Thể trạng của trẻ rất yếu.
5. Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao?
Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng tiêu chảy do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh ở trẻ? Ba mẹ có thể thực hiện theo các bước dưới đây:
5.1. Tiếp tục dùng thuốc kháng sinh
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu trẻ bị tiêu chảy do kháng sinh tình trạng nhẹ và không có các biểu hiện của mất nước thì ba mẹ vẫn có thể để trẻ sử dụng kháng sinh theo chỉ định. Thêm vào đó, ba mẹ cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ xem có nên bổ sung men tiêu hóa cho con trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh hay không.
Với những trường hợp muốn ngưng sử dụng thuốc kháng sinh, ba mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ bởi khi dừng sử dụng thuốc, cơ thể sẽ tăng nguy cơ kháng kháng sinh. Điều này sẽ làm vi khuẩn trong cơ thể kháng thuốc và khiến bệnh lý của trẻ không thuyên giảm. Đồng thời, không được tự ý mua thuốc trị tiêu chảy cho bé dùng, tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
5.2. Cung cấp đủ nước cho bé
Để tránh tình trạng mất nước do trẻ bị tiêu chảy sau khi uống kháng sinh, ba mẹ cần thường xuyên bổ sung nước cho trẻ. Ba mẹ có thể thay thế nước lọc bằng dung dịch oresol theo đúng liều lượng. Bên cạnh đó vì trẻ đang bị tiêu chảy nên ba mẹ nên tránh những loại nước hoa quả hoặc nước giải khát vì có thể khiến tình trạng tiêu chảy diễn biến nặng hơn. Với những trẻ nhỏ hơn, mẹ cần cho bé tăng cường bú sữa để bổ sung nước.
5.3. Chú ý đến những thực phẩm cho trẻ ăn
Khi trẻ bị tiêu chảy, ba mẹ cần xây dựng cho trẻ một chế độ ăn đặc biệt hơn với những loại đồ ăn dễ tiêu, lỏng và mềm. Tuy nhiên trẻ vẫn cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong giai đoạn này.
Ba mẹ có thể bổ sung các loại thực phẩm có tác dụng như men tiêu hóa như: giá đỗ, các loại hạt nảy mầm,… cùng một số loại rau củ giữ nước như: cà rốt, củ cải đường, bí, chuối, cam,…
5.4. Xử lý hăm tã
Trẻ bị tiêu chảy thường xuất hiện tình trạng hăm quanh hậu môn. Do đó ba mẹ cần vệ sinh sạch sẽ cho trẻ sau mỗi lần đi vệ sinh và sử dụng kem chống hăm cho trẻ ngay sau đó. Một số loại kem mà ba mẹ có thể tham khảo như: vaseline, Zincofax,…. Penaten,…
5.5. Cho trẻ dùng men vi sinh
Bên cạnh các phương pháp khắc phục tiêu chảy sau khi uống kháng sinh trên, ba mẹ cũng nên bổ sung thêm men vi sinh cho con để cân bằng hệ tiêu hóa non nớt của con và cải thiện chứng tiêu chảy một cách dễ dàng.
Khi lựa chọn các sản phẩm men vi sinh trên thị trường ba mẹ cần lưu ý lựa chọn các sản phẩm có chứa Probiotics (các vi khuẩn có lợi) và Prebiotics (dạng FOS) được phân lập từ Kim chi Hàn Quốc rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Đây là một loại nguyên liệu đến từ tự nhiên nên rất an toàn và được nhiều mẹ sử dụng cho con. Bên cạnh đó, loại men vi sinh này còn được sản xuất trên công nghệ bao kép Lap2pro – công nghệ tiên tiến nhất giúp tăng cường tối đa lượng lợi khuẩn an toàn tiến vào trong đường ruột bởi cơ chế hai lớp bao sẽ giúp trẻ cải thiện rõ ràng tình trạng tiêu chảy do kháng sinh. Xem thêm chi tiết sản phẩm tại đây
6. Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy do uống kháng sinh
Khi chăm sóc các bé bị tiêu chảy do dùng thuốc kháng sinh, ba mẹ cần lưu ý thực hiện những lưu ý dưới đây để bé nhanh chóng hồi phục:
- Thực hiện nghiêm túc chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc điều trị tiêu chảy tại nhà;
- Sau khi bé khỏi tiêu chảy mà vẫn cần dùng kháng sinh, ba mẹ có thể tham khảo bác sĩ để lựa chọn loại thuốc phù hợp hơn với con.
- Với những bé vẫn phải đóng bỉm, bé có thể sẽ bị hăm khi bị tiêu chảy do dùng thuốc kháng sinh. Do đó ba mẹ cần lưu ý vệ sinh cho bé bằng nước ấm và sử dụng các loại kem chống hăm. Bên cạnh đó, hạn chế đóng bỉm 24/24 và không nên sử dụng phấn rôm với những vùng da đang bị tổn thương của bé.
- Theo dõi con sát sao, nếu thấy có dấu hiệu chuyển biến nghiêm trọng như: đau bụng dữ dõi, sốt li bì không cắt, đi ngoài ra máu,… thì cần nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Trên đây là toàn bộ thông tin về tình trạng trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy. Ba mẹ cần tìm hiểu thật kỹ và bình tình xử lý tình huống nếu thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu tiêu chảy khi sử dụng thuốc kháng sinh.
Bài viết liên quan:
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn